Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhiều rừng cao su tan hoang vì cây cao su đột nhiên có giá


rungcaosu
Nơi từng là một vườn cao su ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. (Hình: Người Lao Động)

GIA LAI (NV) – Chính quyện huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, vẫn còn lúng túng, chưa tìm ra giải pháp nào để người thiểu số cư ngụ tại huyện này ngưng phá bỏ các vườn cao su của họ.

Năm 2008, chính quyền Việt Nam lấy 400 héc ta cao su của Binh Đoàn 15, bồi thường cho các gia đình bị buộc phải nhượng đất cho một công trình thủy điện trong vùng.

Theo báo chí Việt Nam thì những vườn cao su này đã giúp các gia đình thiểu số bị mất đất, mất nhà có sinh kế mới. Họ được hướng dẫn cách chăm sóc cao su, lấy mủ,& cuộc sống dễ thở hơn trước. Nhiều gia đình xây được nhà, mua xe hai bánh gắn máy, mua trâu bò để nuôi, kiếm thêm thu nhập.

Vài tháng gần đây, một số người lạ mặt tìm đến Ia Grai hỏi mua cây cao su với giá rất cao (500,000 đồng/cây). Cũng kể từ đó, người thiểu số ở Ia Grai thi nhau phá bỏ vườn cao su, nguồn lợi tức chính của họ.

Một người đàn ông sống ở làng Mít Jép, xã Ia O, huyện Ia Grai, nói với phóng viên tờ Người Lao Động rằng, gia đình ông có 2 héc ta cao su. Đường kính mỗi cây từ 20 cm đến 40 cm. Ông ta từng phân vân khi thương lái hứa sẽ trả cho ông ta 200 triệu đồng để mua toàn bộ cây cao su trong vườn. Nay ông ta quyết định gật đầu vì đa số dân trong làng đã phá xong vườn cao su của họ, ông có ráng giữ thì khi trơ trọi trước gió bão, cao su trong vườn cũng gãy hết. Đó là chưa kể chặt hết cao su để bán cây thì sẽ có ngay “một cục tiền,” không phải góp từng chút, từng chút như nuôi cao su lấy mủ.

Tờ Người Lao Động tường thuật, vào lúc này, đa số vườn cao su tại hai xã Ia O và Ia Khai của huyện Ia Grai chỉ còn… gốc. Những khu vườn này nay bỏ hoang. Diện tích được sử dụng để trồng các loại cây khác rất khiêm tốn do phần lớn chủ vườn chưa biết trồng gì.

Tờ Người Lao Động ước đoán, riêng tại Ia Grai, 400 héc ta cao su mà Binh Đoàn 15 từng rồng rồi giao lại cho người thiểu số giờ chỉ còn chừng 65 héc ta.

Một cán bộ xã Ia O than rằng, cao su từng giúp vùng đất này khởi sắc, tuy nhiên, khi các vườn cao su đạt đến thời điểm tốt nhất cho khai thác mủ thì xảy ra chuyện này.

Các viên chức của nhiều xã tại huyện Ia Grai phân bua, các vườn cao su là tài sản của dân, định đoạt thế nào là quyền của họ, không thể ngăn cấm họ chặt cao su bán cây. Còn giải thích, vận động thì không có hiệu quả vì dân không tin và không muốn nghe.

Giới hữu trách ở huyện Ia Grai nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung hoàn toàn không biết nơi nào mua cây cao su, mua để làm gì. Họ chỉ có thể xác định, các cây sao su đã bị đốn hạ được vận chuyển về Pleiku, sơ chế rồi xuất cảng.

Sợ rằng sau phong trào phá vườn cao su bán cây sẽ có phong trào sang nhượng đất, chính quyền tỉnh Gia Lai vừa thông báo rộng rãi rằng sẽ không cho phép sang nhượng đất ở những khu vực mà cao su đã bị đốn trụi.

Ia Grai là huyện nằm sát biên giới Việt Nam-Cambodia. (G.Đ.)

Switch mode views: