Ngư dân bám biển
- Thứ Hai, 05 tháng Mười Hai năm 2016 09:00
- Tác Giả: RFA
Mặc dù liên tục bị phía Trung Quốc tấn công, bắt giữ, thậm chí đánh đập, cướp bóc, ngư dân Việt Nam vẫn kiên trì bám biển.
RFA
Lý Sơn, hay Cù Lao Ré, là một đảo nhỏ ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi. Đây từng là tiền đồn của những đội thủy quân thời nhà Nguyễn; nơi xuất phát đi khai thác và bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.
Hậu duệ của những chiến binh và dân chài dũng cảm năm xưa tiếp tục hoạt động đánh bắt hải sản và được xem là lực lượng bám biển giúp giữ gìn chủ quyền của quốc gia.
Tuy nhiên, ngày họ càng gặp nhiều khó khăn, trở ngại khi ra ngư trường truyền thống Hoàng Sa bởi vì phía Trung Quốc truy đuổi, phá hủy ngư cụ, tịch thu hải sản, thậm chí va đâm gây thiệt hại nhân mạng cho ngư dân Việt Nam.
Nó coi mình như con tép, chỉa súng vô đầu, súng lớn súng nhỏ, thấy sợ lắm.
Ngư dân Trường
Theo lời kể của một ngư dân tên Hải với phóng viên Đài Á Châu Tự Do, thì anh và các ngư dân khác đã từng nhiều lần bị phía Trung Quốc bắt giữ: “Bắt 3, 4 lần rồi kéo vô Kim Lâm rồi thả về”.
Nhưng không phải ai cũng may mắn như Hải, ngư dân tên Trường nói rằng anh bị đe dọa, chỉa súng vào đầu: “Chúng dè súng vô đầu. Mình nghĩ cuộc sống mưu sinh để nuôi con ăn học, chứ thực chất để làm mà nuôi 1-2 vợ chồng thì đã bỏ biển lâu rồi. Nó coi mình như con tép, chỉa súng vô đầu, súng lớn súng nhỏ, thấy sợ lắm”.
Hải và Trường, những ngư dân Lý Sơn kể thêm về những lần trạm chán với tàu Trung Quốc.
Hải: “Nói chung là nó lấy đồ lấy hết cá, nói chung là lấy hết, mấy lần đầu nó lấy tàu dắt về Hải Nam luôn, bỏ vào tàu bịt mắt, ghê lắm… bắt rồi phải chuộc người”.
Trường: “Nó lấy hết tài sản, trấn lột hết rồi thả mình về, tưởng đâu lính bắt bỏ tù lâu lắm, nhưng thực tế không có, nó cướp nó lấy rồi thả mình về thôi”
Vẫn tiếp tục ra khơi
Tuy nhiên những đe dọa bắt bớ của hải cảnh Trung Quốc vẫn không ngăn cản ngư dân Việt ra khơi. Lý do được họ chia sẻ.
Hải: “Ức mà chẳng biết làm sao, nói chung được thì mình khai thác ở đó nó gần mà lợi nữa, cá nhiều lắm. Làm là phải làm. Họ đuổi thì đuổi nhưng làm vẫn làm. Nhiều khi lắm lúc bị đuổi chạy, 1-2 ngày sau vô lại. Đi về 1 phiên biển họ tốn hơn 2-3 trăm triệu mà chạy về ‘ôm tốn ôm tốn” người dân không được ăn còn lỗ”.
Đầu tiên là kinh tế trước đã. Còn thứ hai là mình cũng muốn tranh đấu vì Hoàng Sa là của mình.
Ngư dân Hải
Hải nói thêm rằng, trên thực thế ngư dân cũng không còn lựa chọn nào khác: “Truớc mắt giờ đi vô mà về là không có tiền để vợ con ăn sinh sống nên khi đi là phải cào cho được, còn mình về là âm tốn tiền nhà tiền đâu bỏ ra nữa. Đầu tiên là kinh tế trước đã, còn thứ hai nói chung là mình cũng muốn tranh đấu thôi là Hoàng Sa là của mình thôi”.
Dẫu biết không thể nào bỏ biển, nhưng tình trạng Trung Quốc thường xuyên nhũng nhiễu, gây hại, bắt bớ… cũng phần nào tác động đến tâm lý, tinh thần của ngư dân Việt.
Trường: “Làm kiểu này hết muốn làm rồi”.
Ngư dân thường được mệnh danh là “ăn sóng, nói gió”; tức những con người can trường trước phong ba, bão táp của biển khơi; nhưng nay tình cảnh của họ qua lời kể của hai ngư dân quí vị vừa nghe thật đáng ngại.
Nhà nước Việt Nam có hỗ trợ gì để ngư dân có thể tiếp tục mưu sinh bằng nghề biển và hoàn thành trọng trách bám biển, giữ gìn chủ quyền đất nước như kêu gọi của chính quyền không?
Related news items:
Tin mới
- Dân Việt ‘rất thuần’ nên tiền trở thành rác - 26/12/2016 13:02
- Người Việt ở Thái Lan chuẩn bị Giáng sinh và năm mới - 24/12/2016 12:04
- Hiện tượng “Dưa leo” - 21/12/2016 18:24
- Hàng Việt mùa Noel - 21/12/2016 18:01
- Nhiều rừng cao su tan hoang vì cây cao su đột nhiên có giá - 20/12/2016 02:02
- Hàng Tết Trung Quốc đổ bộ sang Việt Nam - 15/12/2016 20:38
- Tâm sự nghề giác hơi, đấm bóp - 11/12/2016 22:31
- Xài điện solar, kinh nghiệm của người trong cuộc - 08/12/2016 20:43
- Nghề nước mắm Nghệ An sau thảm họa Formosa - 08/12/2016 20:02
- Little Saigon: ‘Thương Về Miền Trung’ gây quỹ được hơn $619,000 - 06/12/2016 19:10
Các tin khác
- Phản ứng về Quốc tang cho Chủ tịch Fidel Castro tại Việt Nam - 30/11/2016 19:49
- Việt Nam và Cambodia nhờ Pháp hỗ trợ phân định biên giới - 29/11/2016 02:56
- Cảm nhận của người Việt Nam tại Thái Lan trong dịp Lễ Tạ Ơn - 26/11/2016 21:32
- Sinh hoạt của người Mỹ gốc Việt trong Lễ Tạ Ơn - 24/11/2016 18:08
- Kế mưu sinh của phụ nữ biên giới phía bắc - 20/11/2016 21:49
- Phở chửi ở Sài Gòn Nhỏ - 18/11/2016 20:36
- Rau ở Lâm Đồng tan nát vì lũ - 17/11/2016 00:58
- Muốn qua Canada tránh Trump? Không dễ! - 11/11/2016 18:08
- Hàng chục ngàn người nhiều thành phố biểu tình chống Trump - 10/11/2016 12:13
- Lũ lại hoành hành miền Trung - 05/11/2016 01:33