Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Chuyện về nhà ngoại giao từng nói “Mao Trạch Đông là hiện thân của ma quỷ”

Ký Triêu Chú (Ji Chaozhu), cựu Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 28/4 ở tuổi 90.
Ký Triêu Chú là người thường xuyên phiên dịch cho Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.
Ông đã quan sát kỹ lưỡng Mao Trạch Đông và từng nói: “Mao Trạch Đông là hiện thân của ma quỷ, thực sự tà ác”.
Ji Chaozhu


Ký Triêu Chú (Ji Chaozhu), cựu Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. (Ảnh qua Stheadline)

Một bài báo được đăng trên trang Thepaper.cn vào ngày 3/5 cho biết, Ký Triêu Chú từng làm phiên dịch cho Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Chu Ân Lai.
Vào thời điểm đó, ông không dựa vào ngôn từ kiểu “chiến lang” mà thực sự dựa vào tài năng dịch thuật Anh-Trung có một không hai của mình.
Ký Triêu Chú sinh ra ở huyện Phần Dương thuộc tỉnh Sơn Tây vào tháng 7/1929.

Năm 9 tuổi, để thoát khỏi chiến tranh loạn lạc, ông đã cùng bố mẹ chạy đến Mỹ quốc sinh sống. Ký đã học tại trường Đại học Harvard và thông thạo tiếng Anh, hơn nữa còn quen thuộc với các mối quan hệ Trung-Mỹ.

Vào tháng 4/1952, Ký Triêu Chú đã tới Triều Tiên để tham gia vào công tác của phái đoàn đàm phán hòa bình Trung Quốc.
Trở về Trung Quốc vào tháng 4/1954, ông được phân công làm việc trong Bộ Ngoại giao và làm phiên dịch tiếng Anh của Chu Ân Lai trong suốt 17 năm.

Vào những năm 1960, Ký Triêu Chú trở thành giáo viên tiếng Anh của Mao Trạch Đông.
Tháng 2/1972, khi đó đương nhiệm Tổng thống Hoa Kỳ là Nixon đã đến thăm Trung Quốc, và Ký Triêu chú đã trở thành phiên dịch viên cho Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.
Năm 1979, Đặng Tiểu Bình đến thăm Hoa Kỳ, và Ký cũng từng làm phiên dịch cho Đặng.

Theo thống kê cho thấy, ông Ký cũng từng là đại sứ tại Fiji, Vanuatu và Kiribati.
Năm 1987, ông là đại sứ Trung Quốc tại Anh, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc năm 1991.
Ký Triêu Chú nghỉ hưu năm 1996. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, ông cũng từng bị đả kích và phê phán.

Ông Ký đã từng viết một cuốn hồi ký tự truyện bằng tiếng Anh, được xuất bản năm 1997, với tiêu đề là “Người đứng bên phải Mao Trạch Đông” (The Man on Mao’s Right).
Trong đó cũng tiết lộ bí mật về cuộc đấu đá tình trường giữa Giang Thanh và Vương Hải Dung.

Ji Chaozhu mao

Cuốn hồi ký tự truyện “Người đứng bên phải Mao Trạch Đông” (The Man on Mao’s Right) tiết lộ bí mật về cuộc đấu đá tình trường giữa Giang Thanh và Vương Hải Dung. (Ảnh qua Kobo)



Ông Ký đã viết trong hồi ký của mình rằng: Mao Trạch Đông thực sự là hiện thân của ma quỷ. Giống như nhiều người của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó “được làm bằng vật liệu đặc biệt”: Toàn bộ sinh mệnh của bọn họ đều là tà ác.

 

Ký Triêu Chú nói rằng, có một chuyện vô cùng ngớ ngẩn là sau khi Mao Trạch Đông chết, Giang Thanh và Vương Hải Dung đã đánh nhau trước mặt bao nhiêu người.

Khi quan tài của Mao Trạch Đông được đặt trong Đại lễ đường Nhân dân, Giang Thanh đã để một vòng hoa bên cạnh quan tài.

Nhưng Vương Hải Dung đã không hài lòng với dòng chữ trên vòng hoa của Giang Thanh (Trong đó Giang Thanh tự xưng mình là học sinh của Mao).
Vương bất mãn chửi bới Giang Thanh và hai người đánh nhau ngay tại Đại Lễ Đường.

 Khi đó Vương Hải Dung mới 30 tuổi nên nhanh nhẹn hơn Giang Thanh (lúc đó đã 60 tuổi), Vương đã nắm lấy tóc của Giang Thanh, nhưng không ngờ nắm một cái tóc giả liền rơi xuống, để lộ ra cái đầu trọc lóc của Giang.


Vương Hải Dung dám mắng, dám đánh Giang Thanh, cho thấy cô ta có một địa vị không nhỏ trước Mao Trạch Đông.
Mao cũng đánh giá rất cao Vương Hải Dung, nếu không đã không cho cô ta trở thành nữ thứ trưởng ngoại giao đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào ngày 9/9/1976, những người cốt cán xung quanh Mao Trạch Đông, bao gồm cả Vương Hải Dung, đã bị đình chỉ chức vụ để xem xét.
Cuối tháng 12/1978, bà được chuyển công tác từ Bộ Ngoại giao sang Ban Tổ chức Trung ương và chờ phân công lại công việc.
Sau đó, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã quyết định đưa Vương Hải Dung đến trường Trung Ương Đảng để học tập thêm.

Những người khác chỉ đi trong một năm, nhiều nhất là hai năm, còn Vương thì đi đến tận 3 năm. Năm 1984, bà được giao một công việc nhàn nhã, đảm nhiệm chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Tham tán Quốc vụ viện.

 

Cho đến nay mối quan hệ giữa Mao và Vương Hải Dung là gì thì không ai biết được, chúng ta chỉ có thể suy đoán mà thôi.
Nhưng thật không thể tin được là vào ngày 9/9/2017, tức ngày giỗ của Mao, cũng chính là ngày Vương Hải Dung qua đời, hưởng thọ 79 tuổi và không kết hôn.


Switch mode views: