CSVN lệ thuộc TC chính trị và kinh tế khiến giới doanh thương quốc tế ngần ngại đầu tư đại quy mô.
Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất máy tính xách tay lớn của thế giới?
- Thứ Ba, 29 tháng Chín năm 2020 00:52
- Tác Giả: Tâm Tuệ | DKN
Việt Nam đón làn sống đầu tư mạnh mẽ
Mỹ Trở Mặt?
- Thứ Hai, 21 tháng Chín năm 2020 19:14
- Tác Giả: Terri Dinh
Chủ quyền HS và TS là “chìa khóa” giải quyết hầu hết các tranh chấp ở Biển Đông.
Tin vui cho Biển Đông: Chế tài của Hoa Kỳ đối với 24 thực thể Trung Quốc chỉ là bước khởi đầu
- Thứ Sáu, 28 tháng Tám năm 2020 03:35
- Tác Giả: Phụng Minh biên dịch
Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Biển Đông leo thang.
Thái Thanh vẫn hát “Tình ca”
- Thứ Năm, 27 tháng Tám năm 2020 00:28
- Tác Giả: Lê Hữu
“Người ca sĩ phải biết yêu tiếng Việt của nước mình”
– Thái Thanh
Một Phụ Nữ Gốc Việt Thăng Cấp Chuẩn Tướng Quân Lực Hoa Kỳ
- Thứ Bảy, 22 tháng Tám năm 2020 19:17
- Tác Giả: Theo tvvn.org
Danielle Ngô tốt nghiệp cử nhân ngành tài chánh tại Đại Học Massachusetts.
Miền Trung trong cơn khô khát, ban bố tình trạng thiên tai
- Thứ Sáu, 24 tháng Bảy năm 2020 17:37
- Tác Giả: Tâm Tuệ | ĐKN
Đây là lần thứ ba Nghệ An công bố thiên tai nắng nóng, hạn hán, trước đó là các năm 2015 và 2019.
Thương mại Việt-Mỹ tạo hàng chục ngàn việc làm tại Hoa Kỳ
- Chúa Nhật, 19 tháng Bảy năm 2020 01:31
- Tác Giả: VOA
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 17 của Hoa Kỳ.
Việt Nam ủng hộ Trung Quốc 100.000 USD chống thiên tai
- Thứ Sáu, 17 tháng Bảy năm 2020 20:20
- Tác Giả: Theo VOA
...giữa lúc xung đột trên Biển Đông vẫn đang gia tăng
Biển Đông : Việt Nam có thêm hậu thuẫn trong ASEAN
- Thứ Sáu, 10 tháng Bảy năm 2020 16:50
- Tác Giả: Thanh Phương
ASEAN đã thẳng thừng bác bỏ các yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc.
Tập trận ở Hoàng Sa, Trung Quốc muốn ngăn Việt Nam kiện ra tòa quốc tế
- Thứ Ba, 07 tháng Bảy năm 2020 23:17
- Tác Giả: Thụy My
Từ ngày 1 đến ngày 5 tháng Bảy, Trung Quốc tập trận quanh Hoàng Sa..
.
Một quân nhân Việt Nam trên tàu tuần duyên 8003 quan sát các tàu hải cảnh Trung Quốc xung quanh giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 do Bắc Kinh đưa vào vùng biển Hoàng Sa ngày 15/07/2014. Ảnh tư liệu. © REUTERS/Martin Petty
Le Monde số đề ngày hôm nay 07/07/2020 ghi nhận « Bắc Kinh và Washington ghìm nhau ở Biển Đông » : Trung Quốc tập trận, gây căng thẳng với Việt Nam và Philippines. Hoa Kỳ phải biểu dương sức mạnh một cách mạnh mẽ chưa từng thấy.
Trung Quốc tập trận, Mỹ biểu dương lực lượng chưa từng thấy tại Biển Đông
Từ ngày 1 đến ngày 5 tháng Bảy, Trung Quốc tập trận quanh Hoàng Sa, quần đảo cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1974.
Đối với Hà Nội, vụ tập trận vừa rồi « vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam », ngoại trưởng Philippines cũng cho đây là một sự « khiêu khích trầm trọng ».
Ông Mathieu Duchâtel, phụ trách châu Á của Viện Montaigne nhận xét cuộc tập trận này « gồm cả kịch bản đổ bộ bằng hải lục quân, trong đó có lực lượng tuần duyên tham gia.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi lực lượng này được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Quân ủy trung ương.
Như vậy Trung Quốc tăng cường khả năng chiếm các đảo của đối thủ ».
Đối với nhà nghiên cứu, « việc chọn Hoàng Sa để tập trận là lời cảnh báo nhắm vào Việt Nam, vào lúc nước này ngày càng muốn đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế ».
Tuy nhiên không phải là Bắc Kinh đã thắng.
Chuyên gia Duchâtel ghi nhận « Trung Quốc vẫn còn cách xa mục tiêu mở rộng quản lý hành chính trên Biển Đông để loại trừ tất cả sự hiện diện của các tàu không thuộc các nước ven biển ».
Hoa Kỳ cực lực tố cáo vụ tập trận. Bộ Ngoại Giao Mỹ trong thông cáo ngày 03/07 đả kích :
« Các hành động của Trung Quốc đi ngược lại cam kết không quân sự hóa Biển Đông, và tầm nhìn của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở ».
Thông cáo còn tố cáo các hành vi nhằm « khẳng định các yêu sách bất hợp pháp và bất lợi » đối với các láng giềng Đông Nam Á.
Đặc biệt Hoa Kỳ đưa hai hàng không mẫu hạm Ronald Reagan và Nimitz đến khu vực, một sự triển khai lực lượng chưa từng thấy kể từ năm 2014.
Từ Biển Philippines tiến vào Biển Đông hôm thứ Bảy 04/07, Hải quân Hoa Kỳ đã cho cất cánh hàng trăm lượt phi cơ tiêm kích, phi cơ thám sát và trực thăng. Trong vòng 28 giờ, một oanh tạc cơ B-52 Mỹ còn tham gia vào cuộc tập trận này.
Theo chuẩn đô đốc George M.Wikoff, chỉ huy hàng không mẫu hạm Ronald Reagan, cuộc tập trận « đưa ra dấu hiệu rõ ràng với các đối tác và đồng minh, rằng Hoa Kỳ cam đoan gìn giữ an ninh và ổn định khu vực ».
Hồi tháng Tư, Hải quân Mỹ và Úc cũng đã tập trận chung trên Biển Đông, và đến tháng Sáu, Mỹ-Nhật tập luyện chung trên Biển Nhật Bản.
Bắc Kinh hung hăng để làm giảm quyết tâm của đối thủ
Hôm 03/07, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tuyên bố « nguyên nhân căn bản của sự mất ổn định trên Biển Đông là hoạt động quân sự quy mô và một số nước ở cách khu vực hàng chục ngàn cây số biểu dương sức mạnh ».
Đến 06/07, Hoàn cầu Thời báo tố cáo hai đội hàng không mẫu hạm là « những con cọp giấy trước ngưỡng cửa Trung Quốc ».
Tờ báo của đảng đe dọa là « Khu vực nằm trong tầm hoạt động của quân đội Trung Quốc, với các vũ khí có thể hủy diệt tàu sân bay.
Cuộc tập trận của Mỹ chỉ là một sô diễn để che giấu sự mất thể diện trong việc kiểm soát dịch bệnh và mất đi lá bài Hồng Kông ».
Căng thẳng Mỹ-Trung cũng rất lớn xung quanh Đài Loan, không quân và hải quân Trung Quốc ngày càng hiện diện nhiều trong khu vực.
Cũng theo Mathieu Duchâtel, cuộc tập trận mới nhất tại Hoàng Sa « diễn ra trong bối cảnh quân đội và tuần duyên Trung Quốc hoạt động rất nhộn nhịp tại các biên giới tranh chấp, cuộc đụng độ đẫm máu ở Himalaya, xâm phạm lãnh hải Senkaku trong thời gian kỷ lục 39 giờ, xâm nhập không phận Đài Loan ».
Chuyên gia nhận định việc Trung Quốc dùng đến vũ lực và có thái độ hung hăng là nhằm làm giảm đi quyết tâm của các đối thủ.
Với trên 600 tàu chiến, hạm đội Trung Quốc nay đứng nhì thế giới chỉ sau Hoa Kỳ.
Tự do ngôn luận Hồng Kông đã chết ngày 1 tháng Bảy
Còn tại Hồng Kông, Les Echos cho rằng « Đàn áp của Bắc Kinh cũng đe dọa đến việc làm ăn ».
Giới kinh doanh đã sai khi nghĩ rằng luật an ninh quốc gia là công cụ chận đứng biểu tình, tái lập yên tĩnh ở Hồng Kông. Luật này đã làm thay đổi hẳn tính chất của trung tâm tài chính này.
Từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997 cho đến khủng hoảng thế giới năm 2008, rồi Cách mạng Dù cuối 2014, Hồng Kông đã trải qua nhiều giông bão, nhưng giới kinh doanh vẫn tin rằng Bắc Kinh không bao giờ phá vỡ trung tâm tài chính, nơi hai phần ba vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rót vào Hoa lục.
Gần 400 công ty Pháp hiện diện tại Hồng Kông, tin tưởng đặc khu vẫn được giữ nguyên trạng.
Tất cả đã thay đổi một cách thô bạo vào ngày 01/07/2020, đúng 23 năm sau khi trao trả.
Tập Cận Bình ngang nhiên vi phạm thỏa ước đã ký với Anh dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.
Gần 400 người biểu tình bị bắt ngay lập tức, phong trào Demosisto giải tán và một trong những thủ lãnh là La Quán Thông (Nathan Law) đi lưu vong.
Các thương gia gỡ vội những áp-phích ủng hộ dân chủ, thư viện rút lại sách của các nhà đấu tranh, giới trẻ Hồng Kông xóa sạch nội dung Twitter, Telegram…
Tự do ngôn luận đã chết tại Hồng Kông vào ngày 1 tháng Bảy năm nay.
Luật an ninh xóa đi thế mạnh của trung tâm tài chính Hồng Kông
Hồng Kông thịnh vượng nhờ vào thế mạnh cửa ngõ duy nhất đi vào Hoa lục với Nhà nước pháp quyền vững chắc.
Nay quyền lực của đảng Cộng Sản Trung Quốc có thể phá vỡ độc lập tư pháp, và luật an ninh dễ dàng mở rộng sang lãnh vực kinh tế, thậm chí người ngoại quốc cũng có thể là mục tiêu.
Hai công dân Canada đang ngồi tù tại Hoa lục, nhằm trả đũa vụ bắt giám đốc tài chính Hoa Vi (Huawei).
Tỉ phú Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua) đang ở khách sạn Four Seasons, Hồng Kông bỗng « mất tích » rồi xuất hiện tại Hoa lục.
Tổng giám đốc Cathay Pacific bị mất chức vì ủng hộ người biểu tình, sự ra đi của ông được…đài truyền hình công Trung Quốc loan báo.
Ngân hàng BNP Paribas phải sa thải một nhân viên ủng hộ phong trào dân chủ, ngân hàng HSBC tuyên bố ủng hộ luật an ninh…
Sebastian Veg, giám đốc nghiên cứu EHESS nhận định : « Trong lăng kính Bắc Kinh, thà để cho trung tâm tài chính bị xói mòn dần, hơn là để yên một phong trào phản kháng lâu dài ».
Luật an ninh Hồng Kông : Châu Âu phản ứng dè dặt
Trước việc Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông, Liên Hiệp Châu Âu (EU) chỉ có thể trả đũa một cách thận trọng - đó là nhận xét của Le Monde.Cựu đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ, Pierre Vimont nhận định châu Âu chỉ có thể đóng vai quan sát viên, như các nhân tố khác.
Thứ Hai 22/06 sau hội nghị với Tập Cận Bình, các lãnh đạo châu Âu Charles Michel và Ursula von der Leyen nhắc đi nhắc lại « quan ngại sâu sắc », nhưng không một chi tiết nào về việc trả đũa. Muốn khẳng định vị trí trên trường quốc tế và không dính vào xung đột Mỹ-Trung, nhưng EU vẫn chưa tìm được phương thức.
Một nhà ngoại giao cho rằng bà Angela Merkel « không phản đối việc trả đũa Trung Quốc, với điều kiện không phải Đức đứng ra hành động ».
Thủ tướng Đức hồi tháng 9/2019 đã dẫn đầu một phái đoàn thăm Bắc Kinh đến lần thứ 12, trong lúc cuộc đấu tranh dân chủ đang sôi sục ở Hồng Kông, và có những tiết lộ về trại cải tạo Tân Cương.
Bà làm ngơ trước những chỉ trích đối với 5G của Hoa Vi, và không chúc mừng bà Thái Anh Văn tái đắc cử như Paris và Luân Đôn đã làm.
Thận trọng và thực dụng, Berlin hy vọng một liên hệ quân bình, trước hết về kinh tế, sau mới đến các chủ đề khác.
Vấn đề là trước mắt Bruxelles và Bắc Kinh khó thể tìm được đồng thuận về địa chính trị.
Cũng theo ông Vimont : « Thực tế chưa ai tìm được cách buộc chế độ Trung Quốc phải nhượng bộ ».
Trung Quốc lợi dụng đại dịch để mua chuộc Pháp
Trong khi đó tình báo Pháp cho biết Trung Quốc tìm cách mua chuộc « bạn bè » Pháp thông qua việc cung cấp khẩu trang – mặt hàng vô cùng hiếm hoi trong thời kỳ đỉnh dịch virus corona.
Hôm 05/04, hai người thuộc một hiệp hội Trung Quốc bị câu lưu sau khi bị bắt quả tang tại quận 16 Paris với trên 10.000 khẩu trang dành cho nhân viên y tế. Hai ngày sau, ba sinh viên Trung Quốc cũng bị bắt tại Hauts-de-Seine khi đang phân phát các « kit Covid » gồm khẩu trang FFP2 và găng.
Đại sứ quán Trung Quốc đã can thiệp vào các vụ này. Quận 13 Paris, nơi có nhiều người châu Á sinh sống, và một số thành phố khác của Pháp cũng nhận được sự giúp đỡ « hào hiệp » tương tự, kể cả từ Hoa Vi, mà theo tình báo Pháp là nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của Paris trước những tuyên bố của Bắc Kinh.
Pháp : Nội các mới mà cũ, với một ít ngạc nhiên
Tựa chính các báo Paris hôm nay 07/07/2020 tập trung cho sự kiện Pháp cải tổ nội các.
Le Figaro chạy tựa « Chính phủ Castex : Macron tìm kiếm con đường cánh hữu », Les Echos cho rằng đây là « Thách thức của Macron để tái thúc đẩy nhiệm kỳ ».
Libération tóm tắt những nét chính của các khuôn mặt nổi bật trong nội các mới : người thì quay trở lại chính trường, người từ đảng Xanh và một nhân vật gây tranh cãi.
La Croix chạy tựa lớn « Ngạc nhiên và kế tục », còn Le Monde ra từ chiều hôm trước nói về « Lộ trình chính trị của thủ tướng Jean Castex ».
Trong bài xã luận « Casting và kịch bản », Le Figaro nhận định trong thành phần nội các mới, màu xanh (cánh hữu) rõ ràng lấn át màu hồng (cánh tả) và màu xanh.
Đặc biệt bản thân việc bổ nhiệm nhân vật Éric Dupont-Moretti đã là một sự kiện.
Đưa một luật sư thường gây tranh cãi và vừa nộp đơn kiện Viện Kiểm sát Tài chính, lên làm bộ trưởng tư pháp, theo tờ báo, cũng như quăng lựu đạn vào một thùng thuốc súng.
« Casting » đã xong, bây giờ đến kịch bản. Những cuộc khủng hoảng trước mặt, từ dịch tễ, kinh tế cho đến văn hóa, chính trị, đòi hỏi sự kiên quyết lẫn khôn khéo, trật tự và đoàn kết – những giá trị không tả cũng không hữu.
Nhật báo thiên tả Libération trong bài xã luận nhấn mạnh đến việc đảng Cộng Hòa Tiến Bước (LREM) của tổng thống Emmanuel Macron luôn là « Chiếc vỏ rỗng », và việc bổ nhiệm ông Jean Castex làm thủ tướng cho thấy ông Macron muốn nắm cả điện Matignon.
Một sự tính toán cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2022, với nguy cơ đơn độc trong cuộc chiến.
Còn theo La Croix, từ nhiều thập niên qua có một điều không hề thay đổi trong cuộc sống chính trị nước Pháp, đó là đến cuối ngày mới loan báo thành phần chính phủ, và hôm qua cũng vậy.
Một sự ngạc nhiên giả tạo, rốt cuộc là một ê-kíp gần giống như cũ, trừ hai ngoại lệ ở bộ Tư Pháp và Văn Hóa.
Tờ báo ghi nhận tuyên bố chính sách của tân thủ tướng Jean Castex bị đẩy lùi lại sau Quốc khánh 14/07 để tổng thống có thể phát biểu trước.
Nhận xét thứ hai, là thời gian không còn nhiều để ghi dấu ấn.
Nước Pháp đang trong tình thế tế nhị là phải có những quyết định phong tỏa rồi lại dỡ bỏ để bảo đảm cả an toàn lẫn hoạt động kinh tế.
Ông Jean Castex đã có kinh nghiệm trong việc này, và nếu nội các mới hoạt động tốt, thì thời gian còn lại của nhiệm kỳ sẽ hữu ích cho đất nước.
ĐỆ NHẤT PHU NHÂN
- Thứ Bảy, 04 tháng Bảy năm 2020 01:48
- Tác Giả: Hoàng Hải Thủy
“First Lady: Ðệ Nhất Phu Nhân” để gọi bà vợ của những ông Tổng Thống Mỹ.
Sài Gòn mất đâu chỉ ở cái tên…
- Thứ Ba, 30 tháng Sáu năm 2020 21:03
- Tác Giả: Sài Gòn Cô Nương
Những người đi xa lâu mới về Sài Gòn có lẽ sẽ như Từ Thức quay về lối xưa, không còn nhận ra chốn cũ nữa…
Dầu khí Tây Ban Nha rút khỏi Biển Đông, Việt Nam trở thành quốc gia rủi ro do xung đột lãnh hải
- Chúa Nhật, 28 tháng Sáu năm 2020 17:32
- Tác Giả: Phụng Minh | ĐKN
Việt Nam đã yêu cầu Respol tạm dừng hoạt động khai thác lô dầu đang được Repsol tiến hành
Con đường Tơ lụa : Giấc mơ của Trung Hoa, Ác mộng của Ấn Độ
- Thứ Năm, 25 tháng Sáu năm 2020 21:16
- Tác Giả: Minh Anh
Liệu Ấn Độ có đủ thực lực để đọ sức dài lâu cùng với Trung Quốc hay không ?
Ai là kẻ thù của Việt Nam?
- Thứ Sáu, 12 tháng Sáu năm 2020 00:28
- Tác Giả: Nguyễn Hưng Quốc
Nếu Mỹ không phải là lực lượng thù địch của Việt Nam thì là ai?
Biển Đông: Kế sách nào giúp Việt Nam đối phó với Trung Quốc?
- Thứ Bảy, 06 tháng Sáu năm 2020 20:47
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Việt Nam tiếp tục bị Trung Quốc bắt nạt ở Biển Đông
Báo Hồng Kông : Bắc Kinh đã có kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không bao trùm Biển Đông
- Thứ Năm, 04 tháng Sáu năm 2020 21:33
- Tác Giả: Anh Vũ
...bao trùm các khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Di Sản Obama: Nước Mỹ Suy Yếu Và Trung Cộng Hung Hăng Tại Biển Đông
- Thứ Hai, 18 tháng Năm năm 2020 02:11
- Tác Giả: Xuân Trường
Obama im lặng, Trung Quốc lấn tới
Địa chính trị trong chiến tranh Việt Nam
- Thứ Ba, 30 tháng Tư năm 2019 23:27
- Tác Giả: Francis P. Semba
Khi Hoa Kỳ tiếp tục đổ nhiều tiền và máu vào Nam Việt Nam mà không hề thay đổi chiến lược, Burnham đã kết luận vào mùa xuân năm 1968 rằng tổng thống Johnson thật sự chỉ đang lao đầu vào chỗ bế tắc chứ không phải là chiến thắng, và thất bại mới thực sự là kết quả đang chờ ông ta.
Các bài khác...
- VN War Lecture at Air University
- Tài Liệu SNIE 14.3-67: Một Bài Học Ðắt Giá của Việc Chính-Trị-Hóa Tình Báo
- Nhân đọc lại hồ sơ chủ quyền HS và TS của TQ
- Sông Bến Hải
- Tướng Nguyễn Hữu Hạnh đang sống trong nghĩa trang
- Tướng Nguyễn Ngọc Loan và Huế .
- Những Cuộc Hành Quân Bí Mật Đầu Tiên Trên Đường Mòn HCM
- Chứng Nhân Một Sự Kiện Lịch Sử (Về Ngày 2 tháng 11 năm 1963)
- TT Ngô đình Diệm và con đường dang dở
- Liên Ðoàn 3 Biệt Ðộng Quân với Trận Chiến An Lộc & Bình Long
- Cây Cầu Biên Giới Norungi Và Đại Lộ Kinh Hoàng Quảng Trị - Mường Giang
- Ký Ức Ngày Xưa
- Tài liệu giải mật: Tướng Mỹ từng muốn bỏ bom nguyên tử ở Khe Sanh
- Cám Ơn Nền Giáo Dục VNCH
- Trận Ba Rài
- Đại úy Nguyễn-hữu-Cầu..Người tù kiệt suất
- Tài liệu lịch sử: Cuối cùng đã tìm ra tờ báo đăng...
- Chín năm bên cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Xem The Vietnam War và đọc Hà Nội War
- Hồi Ký 7 Ngày Ở Chiến Trường Quảng Trị (phần 1)