Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tướng Nguyễn Ngọc Loan và Huế .



vnch tloan
Chuẩn tướng Loan ở Huế sau biến cố Mậu Thân năm 68.

Cộng quân chiếm Huế 22 ngày. Huế thật sự ngưng tiếng súng vào sáng ngày 26 tháng giêng âm lịch của năm Mậu Thân. Huế trong cảnh đổ nát, điêu tàn đầy xác người đã sình thối. Huế nhiều mồ chôn tập thể trong thành phố.
- Huế đói.
- Huế lạnh.
- Huế cơ cực.
- Huế có quá nhiều người Huế, tỵ nạn ngay trong thành phố Huế.
- Huế với những trại tỵ nạn, trong đó, đầy những trẻ thơ, góa phụ, ông bà già đang đói, đang run rẩy vì trời Huế quá lạnh.
- Huế với những tiếng khóc tức tưởi.
- Huế với những tiếng nấc và giòng nước mắt nghẹn ngào của thiếu phụ, của cha, của mẹ, của anh, của em, của bạn bè gần xa.
- Huế với những tiếng thét kinh hoàng, thất thanh, vút tận trời xanh mỗi khi tìm ra thân xác thân nhân mình đã sình thối.

Cố đô Huế, sau 26 ngày bị VC chiếm đóng là thế đó. Đã có 5.327 thường dân vô tội bị sát hại tàn bạo nhất thế kỷ, cùng với 1.200 thường dân bị chúng bắt dẫn đi mất tích.

Huế đang trong tuyệt vọng thì Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, đến Huế cùng với những chiếc phi cơ C.130 của Không Quân, chất đầy những phẩm vật tiếp cứu khẩn cấp cho đồng bào Huế.
Cầu không vận của Không Quân đã được thiết lập giữa Sài Gòn - Huế, hàng tấn vật liệu xây cất như tôn, xi măng đã được chở ra Huế. Với hơn 100 nhân viên Cảnh sát, 200 đồng bào tình nguyện do Ông làm “cai thầu”.

Chỉ trong 16 ngày, đã hoàn tất khoảng 500 căn nhà, mái lợp tôn, vách bằng đủ mọi thứ có được, hầu hết là ván ép. Như vậy có chỗ cho 500 gia đình trú ngụ tạm thời, không phân biết họ là ai.
Trong suốt 16 ngày xây cất, hầu hết thì giờ Thiếu tướng Loan đều có mặt, ông cũng xắn tay áo, tay cầm búa cầm đinh, miệng đốc thúc y như là một “cai thầu” thứ thiệt.

Mười sáu ngày sau, ngày khánh thành khu Trại Tình Thương cho đồng bào tỵ nạn Huế. Thiếu Tướng Loan đứng khoanh tay ngay cửa chính, mọi người đi ngang trước mặt ông đều cất tiếng:

- Cám ơn Thiếu Tướng.
- Cám ơn Ông Tướng.
- Cám ơn “Ôn”. (Tiếng Huế Ôn là ông).

Ông vẫn đứng im lặng, ngắm nhìn họ bằng ánh mắt trìu mến, không nói năng.
- Huế tan nát không còn nhà mà về, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan hối hả xây dựng ngay trại tỵ nạn Tình Thương cho dân Huế nương náu.

** Trong các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa và có lẽ ngay cả trong lịch sử, hình như chỉ có mỗi Tướng Loan, chính tay Ông xây chỗ ở cho dân chúng và xả thân chiến đấu như những khinh binh.

- Ông đã tìm về với họ, về với Huế, về với cố đô đầy ắp những kỷ niệm thời niên thiếu của Ông.
Với một tấm lòng và một trái tim mở rộng và che chở họ.

Việt cộng lại tấn công vào Sài Gòn trong đợt II, Ông bị địch bắn gãy chân.
- Những người dân khốn cùng mà ông đã cứu giúp, cả mấy trăm người trong trại tỵ nạn đã bật khóc thành tiếng. Những dòng nước mắt ràn rụa của góa phụ, của ông già, của bà lão đã tuôn trào ra tiếc thương ông.

Lẫn trong những tiếng khóc nghẹn ngào, có tiếng la lớn của một cụ già:
Ông trời ơi! răng người nhân đức như ông mà lại gặp nạn.

Những giọt nước mắt và tiếng thét lớn của cụ già là những lời cám ơn chân thành nhất của họ, là tình yêu của người dân Huế đối với ông, mà họ đã ấp ủ trong lòng từ lâu lắm rồi, đối với ân nhân của họ.

** Thiếu Tướng Loan, hỏi Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên - Huế (Ông Nguyễn Phúc Liên Thành):
- Bao nhiêu anh em tử trận?
- 150 người, Thiếu Tướng.
- Anh nói với Trưởng phòng hành chánh, lập thủ tục khẩn cấp, tuyển dụng “vợ” của 150 anh em tử trận vào nữ Cảnh Sát, ngành Đặc Biệt để họ có lương tiền nuôi nấng con cái của họ.

Chỉ có 04, 05 ngày hồ sơ tuyển mộ, hồ sơ xin trợ cấp tử tuất, đã làm xong.
Thật tình, đây là một cuộc tuyển mộ độc nhất vô nhị, chưa thấy trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Vì hầu hết các bà quả phụ đều chỉ biết đọc mà chẳng biết viết một chữ nào cả.

Đó là trái luật, bất hợp pháp nhưng lại hợp với lòng nhân đạo, thương người, và nhất là cá tính yêu mến và lo lắng cho thuộc cấp, cho dân chúng của Ông.
Độc nhất chỉ có Thiếu Tướng Loan là người tuyển mộ nữ nhân viên cảnh sát kiểu như thế này. Ngày mà những “nữ cảnh sát viên” nhận việc, Thiếu Tướng Loan đích thân đến gặp họ trong một hội trường lớn của BCH/CSQG Thừa Thiên - Huế. Hội trường đông kín với khăn áo sô của 150 quả phụ, với trẻ thơ theo mẹ, nhỏ nhất là 02 tháng tuổi, lớn nhất là 05, 10 tuổi.

Quang cảnh đượm màu tang chế. Tất cả im lặng và chờ đợi Thiếu Tướng Loan lên tiếng.
Ông chia buồn cùng họ, giọng nói nhỏ nhẹ, nghẹn ngào.
Trong hội trường chợt có những tiếng khóc thút thít. Bất chợt Ông quay mặt đi, nhiều người thấy có chút ngấn lệ trong mắt Ông.

Cuối cùng Ông cất tiếng nói to hơn:
- Ngày hôm nay tôi tuyển “quý bà” vào lực lượng cảnh sát, để “quý bà”, “quý cô” có đồng lương nuôi nấng các cháu. Kể từ ngày hôm nay, “quý cô”, quý bà” là “(nữ Cảnh sát viên) của Ty Thừa Thiên - Huế”.

Nhiều tiếng cám ơn “Ôn” trong đám đông cùng với tiếng khóc, có lẽ họ đã quá xúc động trước tấm lòng nhân hậu của Ông.

Ông chợt đến gần một quả phụ đang bồng con và hỏi cô ta:
Bây giờ bà là “Nữ Cảnh Sát” rồi đó, bà muốn làm gì? Thưa Ôn, cho em làm chi cũng được, em đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa.

Ông cười và nói lớn để mọi người cùng nghe:
- Cảnh sát không có việc đi chợ nấu ăn, thôi các bà về, hằng tháng đến Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên - Huế lãnh lương. Mọi người ra về, Ông nói riêng với Trưởng Ty Cảnh Sát:

Mi cố gắng lo cho họ đàng hoàng, sức tao chỉ có thể giúp họ ngang đó.
Ông đã đem sinh mạng và danh dự của đời Ông, hy sinh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sinh mạng cho đồng bào, để rồi Ông phải gánh chịu những đau đớn về thể xác và những oan khiên, nghiệt ngã về tinh thần. Đời sao quá bất công và phũ phàng.
Xin Ông hãy an nghỉ ngàn thu!!!

Cõi đời phiền muộn này, Ông đã dứt áo ra đi.
Nhưng Ông không thể đem theo là lòng thương tiếc, sự kính trọng của rất nhiều chiến hữu và đồng bào đối với ông.

Lịch sử kính trọng Ông, đó là điều vĩnh cửu và bất tận.

Nguồn fb Chiên Sĩ Cộng Hoà

Switch mode views: