Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tâm sự nghề giác hơi, đấm bóp


giachoi dambop
Giác hơi dạo trên đường phố Sài Gòn. RFA

Khi đêm xuống, tiếng lắc xắc của những người “đấm bóp giác hơi” dạo báo hiệu ngày làm việc mới của họ.

Chỉ cần một chiếc xe đạp, một chiếc chiếu nhỏ, 1 tấm khăn, túi giác hơi, hộp quẹt, cồn, dầu gió và một chiếc đèn dầu, là đã đủ bộ đồ nghề để họ sẵn sàng phục vụ khách.

Thân chủ của những người chuyên nghề ‘đấm bóp, giác hơi’ dạo thường là một anh thợ hồ sau bữa tiệc chia tay với bạn ngày cuối tuần, một bác tài xế lái xe đường dài vừa về bến, hay một ông chủ cửa hàng... Tất cả vừa xong công việc, mệt mỏi tìm cần được thư giãn sau nhiều giờ làm việc vất vả.

Một người chuyên nghề đấm bóp, giác hơi cho chúng tôi biết:

“Làm thì lâu rồi, làm ở đây từ năm 2007 đến giờ, nói chung là có khách tài xế và khách đi đường cũng có”.

Một tài xế xe tải đường dài, khách quen hay đến và mỗi lần như vậy họ thường nhâm nhi nước trà và cùng hút với nhau những hơi thuốc lào.

Họ tâm sự cùng nhau, chia sẻ những vui buồn cuộc sống với nhau như những người bạn.

Anh chia sẻ tiếp:

“Tại vì mình chạy xe đường dài ngồi nhiều quá, nên đâm ra mình ngồi có một vị trí một nên đâm ra nó cũng hơi mệt, hơi mỏi trong vị trí ngồi đó”.

Công dụng của ‘giác hơi, đấm bóp’?

Những người tìm đến với ‘giác hơi, cạo gió’ thì cho rằng đó là phương pháp giúp trị cảm cúm, trúng gió giúp làm cho người ta cảm thấy dễ chịu hơn.

Một người cho biết: “Nói chung là đỡ nhức mỏi hơn, giống như kiểu thay vì mình cạo gió lên gió thì nó hết , hút gió thì cái này cũng hút gió thôi, nó đỏ lên nó thâm đen đi”.

Một nữ đông y tại TP.HCM có ý kiến như sau:

“Nếu nói theo đông y thì cạo gió, giác hơi thì nó có lời ích, nhưng nếu nói theo tây y thì hoàn toàn nó bị phản bác .

Khi một cơ thể lúc bấy giờ nó bị nhiễm gió nhiễm nước gì đó không biết, nó lấy vô lâu ngày nhiều lần nhiều lần ví dụ đi mưa, ướt nhiều lần nhiều lần. Đến một lúc nào đó thời gian 5 năm hay 10 năm tùy theo cái lứa tuổi.

Cái lứa tuổi trẻ nó lướt qua được có thể 10 năm sau, còn lứa tuổi như này già 50, 60 70 gì đó thì khi nước đã nhập vô rồi thì nó sinh ra bệnh.

Nhập gió rồi, nhập nước rồi vậy thì cô phải giác hơi lấy nước ra, lấy trực tiếp nước đi theo ra nó sẽ nhẹ hết 10 phần, rồi tự do uống thuốc thì nó mau hết.”

Trong khi có nhiều người tìm đến với ‘giác hơi, cạo gió’ để giản gân, giãn cốt hay thậm chí để giải cảm; thì có người lại không tin vào khả năng trị liệu của cách thức đó.

Dẫu vậy, số muốn được phục vụ bằng cách thức này vẫn còn và những người làm nghề ‘giác hơi, cạo gió’ dạo còn việc làm để sống qua ngày!

Switch mode views: