Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hoa Tết không nở, nông dân lo bị thất thu


hoamai bantet(Ảnh minh họa)

Một số nhà vườn trồng hoa để bán vào dịp Tết Âm lịch Đinh Dậu đang lo bị thất thu vì hoa có thể không nở đúng Tết do ảnh hưởng của tình trạng tiết thất thường.

Hết hạn nặng đến mưa nhiều

Cũng như nông dân trồng lúa trồng rau, người trồng hoa tại Việt Nam lâu nay phải chịu lệ thuộc vào thời tiết nắng mưa. Gần đây do tình hình khí hậu thay đổi thất thường, người dân không thể dựa vào kinh nghiệm theo mùa như trước chờ ngày cây ‘đâm chồi, nảy lộc’, và ra hoa như mong muốn.

Năm nay sau đợt hạn nặng, vào những tháng cận Tết trời lại mưa nhiều khiến hoa bị ngập úng phải nhổ bỏ và trồng lại rất nhiều, những cây sống sót theo nhận định sẽ ra hoa trễ so với dịp Tết.

Một chủ vườn hoa vạn thọ ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cho phóng viên Đài Á Châu Tự Do biết:

“Mưa quá nó tốt, nó tốt thành thử nó không ra hoa…Năm ngoái vạn thọ này 6 chục ngàn một cặp, năm nay zầy nó trễ rồi không biết làm sao nữa”

Cách không xa, vườn của bà Nguyễn Thị Hoa ở ấp Mỹ Lợi cũng trong tình cảnh tương tự nên phải thuê người tỉa các chậu cúc Hà Lan:

“Thời tiết thuận lợi, mưa nó đúng mùa đúng vụ á. Còn năm nay mưa trái mùa…tháng này mà còn mưa bông nó bị bứt lại. Rủi ro là bông nó non…bị trễ…nước nó ngập á, bị chết… Nếu năm ngoái mình thu hoạch 90% đi, năm nay chắc khoảng chừng 50%...”

“Cực công dữ lắm, mấy tháng từ hôm tháng 8 tới nay…không có lời, không có tiền. Năm nay thất mùa dữ quá.”

“Như hôm nước ngập á, tụi nó bị cháy thấy mồ luôn…”

Chỉ mong lấy lại vốn


Bao nhiêu công sức đổ ra từ khi bắt đầu trồng từ tháng 8, rồi phải chăm sóc cho đến nay; thế nhưng bà Hoa cầu mong kỳ này chỉ lấy lại vốn.

Đối với ông Dũng ở ấp Hội Gia, xã Mỹ Phong – cũng là chủ vườn hoa trong xã thì hình hình có khả quan hơn chút ít:

“Thu về…thu chắc được… chừng 70%. Lấy lại vốn cũng lấy lại được. Nhưng lời rất là ít không bằng năm rồi”.

Theo ông Dũng đến vườn hoa, những cây hoa bị cháy lá, bị bệnh do thời tiết mưa bão thất thường khiến cho vườn của ông cũng chịu thiệt hại nhiều:

“Đa số cúc này bị trễ, với thứ hai nữa là bệnh cháy lá, chết thúi này kia…nó đầy đủ hết trơn trọi à. Khắc phục thì cũng nhờ phân thuốc…phân với thuốc bây giờ bị giả nhiều quá… xịt vô cái nó hư nó vàng hết trơn trọi à”.

Thiên tai, sâu bọ…


Thời tiết không thuận lợi còn thêm các bệnh trên cây trồng như cháy lá, bệnh phấn trắng, rỉ sắt làm cho các cây này èo uột. Luống hoa Cát Tường này coi như không thu được gì vì tất cả đã bị bệnh.

“Lượng mưa ít thì ít lắm, mưa nhiều thì sinh ra dữ lắm…”

“Hàng tốt thì nó lẹ, còn hơi vừa vừa thì hơi chậm chậm xíu, xấu sau cùng cũng phải bỏ. Hiện tượng sinh ra bệnh này kia nọ…hàng đó là hàng tồn đọng này nọ bị loại là bán rẻ, hai nữa là hủy bỏ luôn.

Tại vì công vận chuyển mắc quá đi ra ngoài thành phố bán có nhiêu tiền đâu, công vận chuyển, tiền xe tiền lô này kia nọ…thôi để hủy bỏ hết”

Cuối tháng 3 vừa rồi người dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hứng chịu một đợt xâm nhập mặn, gây thiệt hại vô cùng lớn đến đời sống của người nông dân, trên 160.000 ha đất canh tác bị nhiễm mặn. Làng trồng hoa Mỹ Phong cũng không phải là ngoại lệ.:

“Từ dưới Gò Công lên, Gò Công nó chảy lên, nó chảy sông Cửu Long nè. Sông Cửu Long mới zô này…nó gây ra vàng lá, lần lần là (cây) nó lụi chết luôn.”

Ông Năm Nuôi, cũng chủ một vườn hoa, cho biết năm nay ông phải hủy bớt một vài đơn đặt hàng của thương lái vì hoa không ra đúng dịp do thời tiết biến động mạnh.:

“Ba cái cúc, ba cái Hà Lan này giờ hồi nữa…nó lấy 3 ngàn rưỡi giỏ, mà giờ phải hồi cho nó phân nửa. Bây giờ bông nó chưa có ra hoa đâu có giao được…”

Dù không phải là mặt hàng thiết yếu, nhưng vào dịp Xuân về gia đình Việt Nam nào cũng trang trí với vài chậu hoa để mừng xuân. Liệu khách chưng hoa có hiểu được nổi vất vả của những người trồng và cả thương lái vận chuyển hoa từ những làng quê xa xôi lên thành phố bán ra cho khách thưởng Xuân?

Switch mode views: