Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Gửi hàng từ Mỹ về Việt Nam: 'Dòng chảy' chưa ngừng nghỉ (Kỳ 1)

Kỳ 1: 1001 lý do gởi hàng về Việt Nam

WESTMINSTER, Calif. (NV) – Kể từ ngày những người Việt tị nạn đầu tiên ở Mỹ “Gửi về cho anh dăm bao thuốc lá/Gửi về cho mẹ dăm chiếc kim may/Gửi về cho chị dăm ba xấp vải/Gửi về cho em kẹo bánh thênh thang/Gửi về cho cha vài viên thuốc ngủ” (Việt Dzũng) - đến nay đã hơn 30 năm - thời gian đủ cho một thế hệ được sinh ra, lớn lên và khẳng định được vị trí của mình trong xã hội.

Đời sống biến đổi, giao thương mở rộng, việc trao đổi qua lại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mỗi lúc mỗi dễ dàng, thuận lợi hơn. Thế nhưng dòng chảy của việc gửi quà, gửi hàng về Việt Nam chưa bao giờ được xem là ngưng nghỉ. Trái lại, theo thời gian, việc gửi quà về Việt Nam mỗi lúc một trở nên đa dạng, phong phú hơn từ các loại hàng hóa chuyển gửi đến cả ý nghĩa, mục đích của việc gửi hàng.

Tìm hiểu tâm tình, lý do từ phía người gửi cũng như hình thức kinh doanh, những buồn vui từ một số dịch vụ “cargo” chuyển gửi hàng là nội dung của loạt phóng sự này.

guihang ve vn 1
Một thùng hàng chuẩn bị gửi về Việt Nam (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Gửi quà cho người thân, không tính chuyện tốn kém

“Thường xuyên mỗi năm một lần, tôi gửi quà về cho gia đình còn bên đó,” ông Sắc Nguyễn, một cư dân đang sống tại thành phố Westminster, nói.

Loại hàng ông Sắc thường gửi là “bánh kẹo, những thứ mà bên Việt Nam không có mình gửi về họ mới quý, còn cái nào bên đó có rồi thì không gửi làm chi.”

Người đàn ông ngoài 70 tuổi này cho biết ông “thường gửi thùng 50 pounds vì con cháu tôi đông, mà kẹo bánh thì nặng lắm.”

Chưa tính đến tiền mua quà, chỉ riêng cước phí gửi từ Mỹ về tận nhà người thân ở Vũng Tàu, một thùng hàng như thế ông Sắc phải trả không dưới $150. Nhưng ông nói cùng nụ cười độ lượng, “Đương nhiên với hoàn cảnh và kinh tế của tôi lúc này thì cũng hơi thiếu hụt, nhưng ngược lại một năm dành dụm gửi về cho con cho cháu một lần đó là một niềm vui cho người còn ở Việt Nam, cũng là niềm vui của chính mình, vì con cháu biết lúc nào mình cũng quan tâm đến chúng.”

guihang ve vn 2
"Thích xài đồ Mỹ, cứ đồ từ Mỹ gửi về thì thấy an tâm hơn" là một trong những lý do gửi hàng về Việt Nam (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Cũng trong tâm tình của một người lớn tuổi chắt chiu tiền già mua quà gửi về cho người thân, ông Đỗ Quang, cũng một cư dân Westminster, cho biết những món chính mà ông thường gửi là “thuốc men cho người già và đồ chơi cho cháu.”

Lý do ông Quang gửi về là vì “nhiều món đồ chơi như Lego tại Mỹ phong phú lắm, trong khi ở Việt Nam không có. Còn thuốc men mua ở đây không sợ giả, nên bên kia cần gì là tôi mua gửi về, thường là thuốc bổ, thuốc dành cho người già như Glucosamin để đi đứng cho dễ dàng.”

Vừa cầm trên tay tờ “coupon” gửi hàng giảm giá cước phí, ông Quang vừa nói, “Tôi thấy việc gửi hàng bây giờ khá thuận tiện. Tôi cứ mang đồ tới nơi đó, họ đóng thùng, ghi địa chỉ dùm luôn cho tôi. Tôi gửi về Biên Hòa giá cước thường khoảng $1.99/pound, không phải đóng thêm gì nữa.”

“Mỗi lần đi gửi quà về Việt Nam chắc chắn là vui vì thấy mình giúp được cho người thân. Ở đây có nhiều thứ mà bên kia đâu có được, nhất là thuốc men, họ làm giả nhiều lắm, cả thuốc bổ cũng giả, nguy hiểm lắm nên mình mua ở đây yên tâm hơn,” ông cười, cũng một nụ cười đầy ân tình của người xa xứ đang hướng lòng về người thân còn nơi quê nhà.

Trong khi đó, chị Ngọc Bùi, ở San Bernardino, cách Little Saigon gần hai tiếng lái xe, cho biết món chị thường gửi nhất là “sữa Ensure loại nước cho ba tôi.”

Ngoài sữa, thì còn thuốc men cũng là thứ chị Ngọc gửi, “còn những thứ nhu yếu phẩm như xà bông, bàn chải, kem đánh răng... thì bên đó tự mua được rồi,” chị Ngọc nói thêm.

Với chị Minh Loan Trần ở thành phố Garden Grove thì quà chị gửi về Việt Nam là cho con gái của chị, “Gửi thuốc tây, quần áo là nhiều nhất, và khi có iPhone mới mình cũng mua gửi về cho con. Gửi iPhone phải đóng thuế từ $60-$80 một cái, tùy theo loại.”

Theo chị Loan, lý do chị mua đồ từ Mỹ gửi về là vì, “Thứ nhất là con mình thích xài đồ Mỹ, cứ đồ từ Mỹ gửi về thì thấy an tâm hơn. Thứ hai, từ chất lượng, số lượng đến giá cả đều rẻ hơn mua ở Việt Nam.”

Không chỉ gửi cho con, mà chị Loan còn gửi quần áo về để mang đi cho từ thiện. “Nhiều khi mình cũng gom đồ gửi về cho con đi làm từ thiện, vì quần áo còn rất mới, mình cho ở đây cũng được nhưng nghĩ ở bên kia cần hơn.”

Nói về sự tốn kém cho khi gửi hàng về Việt Nam, chị Loan cười, “Mỗi lần đi mua đồ gửi về thấy vui lắm vì mình gửi đồ từ Mỹ về mà con vui là mình vui, cho nên sự tốn kém mình không quan tâm.”

Và, đây đó, trong số những thùng hàng đã được dán băng keo, dán nhãn đang chờ gửi đi ở công ty VietShip Cargo, tôi tình cờ đọc được dòng chữ nắn nót ghi bên hông một chiếc thùng giấy “Chúc mừng sinh nhật H. Ba chúc con học giỏi, ngoan. Ba Thương Con!”

Chợt nhớ lời của anh Tài Nguyễn, chủ nhân công ty này, “Khách hàng gửi quà về cho người thân là họ gửi cả một nỗi niềm trong đó.”

guihang ve vn 3
“Khách hàng gửi quà về cho người thân là họ gửi cả một nỗi niềm trong đó.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Mua dùm gửi dùm cho người thân

Khác với những người tự bỏ tiền túi ra đi mua hàng và gửi về như một hình thức quà tặng người thân, thì nhiều người gửi hàng về Việt Nam với mục đích “làm giúp,” tức là thân nhân, bạn bè bên Việt Nam đưa tiền nhờ mua giúp hàng hóa ở Mỹ rồi gửi về Việt Nam dùm, dĩ nhiên, bên người nhờ chịu luôn tiền cước phí.

Cô Tâm Ngọc Nguyễn ở Santa Ana trong lúc ngồi điền giấy tờ gửi đồ, kể, “Tôi toàn là đi mua đồ dùm mấy đứa cháu bên Việt Nam không à. Bây giờ tụi nó chỉ thích mua đồ từ Mỹ gửi về thôi, nhất là vào những dịp giảm giá nhiều như Thanksgiving hay Tết Tây thì tôi phải canh để mua cho tụi nó.”

Mặt hàng mà cô Tâm thường mua dùm là quần áo, giày dép, kính mát, và mỹ phẩm.

“Mình ở đây nên biết khi nào thì các hãng mỹ phẩm bán hàng vừa ‘sale’ vừa có quà tặng thì báo cho mấy đứa cháu biết. Tính ra mua như vậy rẻ hơn rất nhiều so với mua ở Việt Nam mà lại yên tâm không phải đồ giả,” cô Tâm nói.

Người phụ nữ vừa ngồi sắp lại đống hàng hóa gồm giày dép, quần áo, đồ chơi trẻ con, cả thuốc bổ, nói thêm, “Những thứ này là tụi nó tự lên mạng Amazon mua, tự trả tiền, rồi ghi địa chỉ gửi về nhà tôi, tôi chỉ việc gom lại rồi mang gửi về cho tụi nó thôi.”

Cũng theo cô Tâm thì có khi cô mua dùm bằng cách “bên kia họ tự lên các website như Macys chọn lựa rồi gửi ngay cái link đó cho mình, ghi thêm cỡ gì, màu gì, mình chỉ việc theo đó mà mua dùm. Khi người ta ‘ship’ về nhà, mình gom lại mang đi gửi về Việt Nam. Tiền bạc thì mua bao nhiêu gửi hóa đơn cho họ, họ gửi trả tiền cho mình, có khi họ đưa sẵn tiền cho mình giữ trước, cứ mua đồ rồi trừ dần.”

“Mà cũng không hiểu sao càng ngày bên đó càng chỉ thích mua đồ ở Mỹ, không chỉ ba cái quần áo lót, đến cả cái đồ dán trên tường trong nhà tắm để móc cái dao cạo râu vô cũng kêu mua, cái đồ cắm điện cũng nhờ mua, dây chuyền, bông tai thời trang chỉ vài đô một món cũng mua. Mấy loại đậu “nuts” tụi nó cũng nhờ mua luôn gửi về. Hỏi sao không mua bên đó thì tụi nó nói mua ở Mỹ yên tâm,” cô Tâm nói.

Ông Nhân Nguyễn ở Westminster, cũng là một người đi gửi hàng dùm, chia sẻ, “Nhỏ cháu ở Sài Gòn ham chơi xe hơi cổ, rồi tự lên tìm kiếm những món đồ cho xe hơi ở một số website, xong nhờ tôi theo đó mua. Lỉnh kỉnh lắt nhắt lắm, bù lon, con tán, ốc vít, gạt nước, hầm bà lằng hết, nội người ta gửi tới mình ngồi kiểm đồ xem có đúng không cũng mệt, nhưng thôi kệ, con cháu nhờ thì làm, vì nó nói bên kia khó mua, nó bỏ tiền, mình bỏ công dùm nó.”

Cô Dương Phan, một người đang sống ở Sài Gòn, nhưng thường xuyên nhờ người thân mua hàng từ bên Mỹ gửi về, cho biết lý do chính là vì “hàng ở Mỹ quá rẻ!”

“Không bao giờ có chuyện giá một đôi giày Clarks ở Việt Nam giá lại dưới $40, cho dù là có giảm giá rồi. Còn giày hiệu Easy Spirit thì chỉ có giá $40 khi nào họ giảm giá hàng trưng bày thôi, mà lúc đó đôi giày cũ rích, bị bà con thử hoài nên rộng rinh. Thậm chí có hai lần tôi thấy một đôi mà chiếc này màu nhạt hơn chiếc kia, lý do là một chiếc bị trưng ra lâu nên bạc màu!” Cô Dương giải thích trong khi khoe gần một chục đôi giày hiệu Clarks và Easy Spirit cô nhờ mua từ Mỹ có giá chỉ trên dưới $30, dĩ nhiên cũng là giá đã được “sale”.

Cô Dương kể thêm, “Bạn tôi mới đi Mỹ về, đi lần đầu, ngoài hai kiện được đem theo máy bay, cổ tốn thêm gần $400 cước gởi hàng bưu điện về Sài Gòn, là đủ biết cổ tha cỡ nào về rồi đó. Cổ mê mẩn mua đồ bên Mỹ, áo đầm hiệu CK (Calvin Klein) mà trả chưa tới $30, trong khi ở Việt Nam đừng hòng có giá đó.”

Dương cho biết cô là người “nghiện” mua đồ ở Mỹ. Cô mua từ áo ngực, áo tắm, đến áo thun, giày dép, mua cả những thứ dành cho đi dã ngoại, mua luôn cả đồ nướng BBQ.

“Nhiều khi nhờ mua giày từ Mỹ, nhưng về rộng chật một chút thì lên Facebook rao bán, thế nào cũng có bạn bè hỏi sang lại à,” Dương nói.

guihang ve vn 4
Ông Đỗ Quang ở Westminster, “Mỗi lần đi gửi quà về Việt Nam chắc chắn là vui vì thấy mình giúp được cho người thân." (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Mua hàng ở Mỹ gửi về Việt Nam bán

Trong số những người đi gửi đồ về Việt Nam, có những người làm việc mua bán kiếm lời. Tức họ canh khi nào có những mặt hàng giảm giá thì họ mua, rồi gửi về Việt Nam cho người cộng sự chụp hình, đăng lên những mạng xã hội, nhiều nhất là Facebook, rao bán.

Hương Trang Nguyễn, một sinh viên du học ở Quận Cam, cho biết, “Việc mua bán như vậy cũng giúp em kiếm thêm ít tiền trang trải chi phí ăn ở học hành phụ ba mẹ bên nhà.”

Những mặt hàng Hương Trang thường mua là áo thun T-shirt hiệu DKNY, Guess, quần jeans Levi’s, Lucky Brand, giày sandals, hoặc “flats” dạng “giày bít” đế thấp phù hợp với giới trẻ, có khi là đồng hồ mắc tiền.

Hương Trang “tiết lộ”, “Có lần em mua đấu giá một đồng hồ trên mạng, rồi gửi về Việt Nam bán lời gần $1,000, coi như trúng mánh!”

“Quần áo thì em thường lùng mua những thứ có design đặc biệt một chút, giày dép cũng vậy, dễ đánh vào thị hiếu thích ‘hàng độc’ của nhiều bạn trẻ. Mỗi món sau khi trừ chi phí em lời chừng $10. Tích tiểu thành đại, cũng có thêm chút tiền tiêu, chứ du học như tụi em khó kiếm việc làm thêm bên ngoài,” cô sinh viên nói.

Như đã nói, “gửi đồ về Việt Nam” ở năm 2016 đã mang nhiều ý nghĩa, mục đích, nội dung khác thời “gửi đồ về Việt Nam” ở những năm 80. Điều này cho thấy một cách rõ nét sự thay đổi của đời sống xã hội hiện tại: thùng hàng gửi về không chỉ mang ý nghĩa là “thùng câu cơm” nữa mà còn là thùng hàng để làm tăng thêm nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp và… kiếm tiền.

guihang ve vn 5
Quảng cáo của một công ty ở Bolsa nhận chuyển hàng về Việt Nam (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


* Đón đọc Kỳ 2: Dịch vụ gửi hàng về Việt Nam: món gì không cấm, đều có thể gửi

Gửi hàng từ Mỹ về Việt Nam: 'Dòng chảy' chưa ngừng nghỉ (Kỳ 1)
Tuesday, February 23, 2016 5:48:24 PM



 

Bài liên quan

 

Kỳ 1: 1001 lý do gởi hàng về Việt Nam



Ngọc Lan/Người Việt


WESTMINSTER, Calif. (NV) – Kể từ ngày những người Việt tị nạn đầu tiên ở Mỹ “Gửi về cho anh dăm bao thuốc lá/Gửi về cho mẹ dăm chiếc kim may/Gửi về cho chị dăm ba xấp vải/Gửi về cho em kẹo bánh thênh thang/Gửi về cho cha vài viên thuốc ngủ” (Việt Dzũng) - đến nay đã hơn 30 năm - thời gian đủ cho một thế hệ được sinh ra, lớn lên và khẳng định được vị trí của mình trong xã hội.

Đời sống biến đổi, giao thương mở rộng, việc trao đổi qua lại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mỗi lúc mỗi dễ dàng, thuận lợi hơn. Thế nhưng dòng chảy của việc gửi quà, gửi hàng về Việt Nam chưa bao giờ được xem là ngưng nghỉ. Trái lại, theo thời gian, việc gửi quà về Việt Nam mỗi lúc một trở nên đa dạng, phong phú hơn từ các loại hàng hóa chuyển gửi đến cả ý nghĩa, mục đích của việc gửi hàng.

Tìm hiểu tâm tình, lý do từ phía người gửi cũng như hình thức kinh doanh, những buồn vui từ một số dịch vụ “cargo” chuyển gửi hàng là nội dung của loạt phóng sự này.

 

Một thùng hàng chuẩn bị gửi về Việt Nam (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Gửi quà cho người thân, không tính chuyện tốn kém

“Thường xuyên mỗi năm một lần, tôi gửi quà về cho gia đình còn bên đó,” ông Sắc Nguyễn, một cư dân đang sống tại thành phố Westminster, nói.

Loại hàng ông Sắc thường gửi là “bánh kẹo, những thứ mà bên Việt Nam không có mình gửi về họ mới quý, còn cái nào bên đó có rồi thì không gửi làm chi.”

Người đàn ông ngoài 70 tuổi này cho biết ông “thường gửi thùng 50 pounds vì con cháu tôi đông, mà kẹo bánh thì nặng lắm.”

Chưa tính đến tiền mua quà, chỉ riêng cước phí gửi từ Mỹ về tận nhà người thân ở Vũng Tàu, một thùng hàng như thế ông Sắc phải trả không dưới $150. Nhưng ông nói cùng nụ cười độ lượng, “Đương nhiên với hoàn cảnh và kinh tế của tôi lúc này thì cũng hơi thiếu hụt, nhưng ngược lại một năm dành dụm gửi về cho con cho cháu một lần đó là một niềm vui cho người còn ở Việt Nam, cũng là niềm vui của chính mình, vì con cháu biết lúc nào mình cũng quan tâm đến chúng.”

 

"Thích xài đồ Mỹ, cứ đồ từ Mỹ gửi về thì thấy an tâm hơn" là một trong những lý do gửi hàng về Việt Nam (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Cũng trong tâm tình của một người lớn tuổi chắt chiu tiền già mua quà gửi về cho người thân, ông Đỗ Quang, cũng một cư dân Westminster, cho biết những món chính mà ông thường gửi là “thuốc men cho người già và đồ chơi cho cháu.”

Lý do ông Quang gửi về là vì “nhiều món đồ chơi như Lego tại Mỹ phong phú lắm, trong khi ở Việt Nam không có. Còn thuốc men mua ở đây không sợ giả, nên bên kia cần gì là tôi mua gửi về, thường là thuốc bổ, thuốc dành cho người già như Glucosamin để đi đứng cho dễ dàng.”

Vừa cầm trên tay tờ “coupon” gửi hàng giảm giá cước phí, ông Quang vừa nói, “Tôi thấy việc gửi hàng bây giờ khá thuận tiện. Tôi cứ mang đồ tới nơi đó, họ đóng thùng, ghi địa chỉ dùm luôn cho tôi. Tôi gửi về Biên Hòa giá cước thường khoảng $1.99/pound, không phải đóng thêm gì nữa.”

“Mỗi lần đi gửi quà về Việt Nam chắc chắn là vui vì thấy mình giúp được cho người thân. Ở đây có nhiều thứ mà bên kia đâu có được, nhất là thuốc men, họ làm giả nhiều lắm, cả thuốc bổ cũng giả, nguy hiểm lắm nên mình mua ở đây yên tâm hơn,” ông cười, cũng một nụ cười đầy ân tình của người xa xứ đang hướng lòng về người thân còn nơi quê nhà.

Trong khi đó, chị Ngọc Bùi, ở San Bernardino, cách Little Saigon gần hai tiếng lái xe, cho biết món chị thường gửi nhất là “sữa Ensure loại nước cho ba tôi.”

Ngoài sữa, thì còn thuốc men cũng là thứ chị Ngọc gửi, “còn những thứ nhu yếu phẩm như xà bông, bàn chải, kem đánh răng... thì bên đó tự mua được rồi,” chị Ngọc nói thêm.

Với chị Minh Loan Trần ở thành phố Garden Grove thì quà chị gửi về Việt Nam là cho con gái của chị, “Gửi thuốc tây, quần áo là nhiều nhất, và khi có iPhone mới mình cũng mua gửi về cho con. Gửi iPhone phải đóng thuế từ $60-$80 một cái, tùy theo loại.”

Theo chị Loan, lý do chị mua đồ từ Mỹ gửi về là vì, “Thứ nhất là con mình thích xài đồ Mỹ, cứ đồ từ Mỹ gửi về thì thấy an tâm hơn. Thứ hai, từ chất lượng, số lượng đến giá cả đều rẻ hơn mua ở Việt Nam.”

Không chỉ gửi cho con, mà chị Loan còn gửi quần áo về để mang đi cho từ thiện. “Nhiều khi mình cũng gom đồ gửi về cho con đi làm từ thiện, vì quần áo còn rất mới, mình cho ở đây cũng được nhưng nghĩ ở bên kia cần hơn.”

Nói về sự tốn kém cho khi gửi hàng về Việt Nam, chị Loan cười, “Mỗi lần đi mua đồ gửi về thấy vui lắm vì mình gửi đồ từ Mỹ về mà con vui là mình vui, cho nên sự tốn kém mình không quan tâm.”

Và, đây đó, trong số những thùng hàng đã được dán băng keo, dán nhãn đang chờ gửi đi ở công ty VietShip Cargo, tôi tình cờ đọc được dòng chữ nắn nót ghi bên hông một chiếc thùng giấy “Chúc mừng sinh nhật H. Ba chúc con học giỏi, ngoan. Ba Thương Con!”

Chợt nhớ lời của anh Tài Nguyễn, chủ nhân công ty này, “Khách hàng gửi quà về cho người thân là họ gửi cả một nỗi niềm trong đó.”

 

“Khách hàng gửi quà về cho người thân là họ gửi cả một nỗi niềm trong đó.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Mua dùm gửi dùm cho người thân

Khác với những người tự bỏ tiền túi ra đi mua hàng và gửi về như một hình thức quà tặng người thân, thì nhiều người gửi hàng về Việt Nam với mục đích “làm giúp,” tức là thân nhân, bạn bè bên Việt Nam đưa tiền nhờ mua giúp hàng hóa ở Mỹ rồi gửi về Việt Nam dùm, dĩ nhiên, bên người nhờ chịu luôn tiền cước phí.

Cô Tâm Ngọc Nguyễn ở Santa Ana trong lúc ngồi điền giấy tờ gửi đồ, kể, “Tôi toàn là đi mua đồ dùm mấy đứa cháu bên Việt Nam không à. Bây giờ tụi nó chỉ thích mua đồ từ Mỹ gửi về thôi, nhất là vào những dịp giảm giá nhiều như Thanksgiving hay Tết Tây thì tôi phải canh để mua cho tụi nó.”

Mặt hàng mà cô Tâm thường mua dùm là quần áo, giày dép, kính mát, và mỹ phẩm.

“Mình ở đây nên biết khi nào thì các hãng mỹ phẩm bán hàng vừa ‘sale’ vừa có quà tặng thì báo cho mấy đứa cháu biết. Tính ra mua như vậy rẻ hơn rất nhiều so với mua ở Việt Nam mà lại yên tâm không phải đồ giả,” cô Tâm nói.

Người phụ nữ vừa ngồi sắp lại đống hàng hóa gồm giày dép, quần áo, đồ chơi trẻ con, cả thuốc bổ, nói thêm, “Những thứ này là tụi nó tự lên mạng Amazon mua, tự trả tiền, rồi ghi địa chỉ gửi về nhà tôi, tôi chỉ việc gom lại rồi mang gửi về cho tụi nó thôi.”

Cũng theo cô Tâm thì có khi cô mua dùm bằng cách “bên kia họ tự lên các website như Macys chọn lựa rồi gửi ngay cái link đó cho mình, ghi thêm cỡ gì, màu gì, mình chỉ việc theo đó mà mua dùm. Khi người ta ‘ship’ về nhà, mình gom lại mang đi gửi về Việt Nam. Tiền bạc thì mua bao nhiêu gửi hóa đơn cho họ, họ gửi trả tiền cho mình, có khi họ đưa sẵn tiền cho mình giữ trước, cứ mua đồ rồi trừ dần.”

“Mà cũng không hiểu sao càng ngày bên đó càng chỉ thích mua đồ ở Mỹ, không chỉ ba cái quần áo lót, đến cả cái đồ dán trên tường trong nhà tắm để móc cái dao cạo râu vô cũng kêu mua, cái đồ cắm điện cũng nhờ mua, dây chuyền, bông tai thời trang chỉ vài đô một món cũng mua. Mấy loại đậu “nuts” tụi nó cũng nhờ mua luôn gửi về. Hỏi sao không mua bên đó thì tụi nó nói mua ở Mỹ yên tâm,” cô Tâm nói.

Ông Nhân Nguyễn ở Westminster, cũng là một người đi gửi hàng dùm, chia sẻ, “Nhỏ cháu ở Sài Gòn ham chơi xe hơi cổ, rồi tự lên tìm kiếm những món đồ cho xe hơi ở một số website, xong nhờ tôi theo đó mua. Lỉnh kỉnh lắt nhắt lắm, bù lon, con tán, ốc vít, gạt nước, hầm bà lằng hết, nội người ta gửi tới mình ngồi kiểm đồ xem có đúng không cũng mệt, nhưng thôi kệ, con cháu nhờ thì làm, vì nó nói bên kia khó mua, nó bỏ tiền, mình bỏ công dùm nó.”

Cô Dương Phan, một người đang sống ở Sài Gòn, nhưng thường xuyên nhờ người thân mua hàng từ bên Mỹ gửi về, cho biết lý do chính là vì “hàng ở Mỹ quá rẻ!”

“Không bao giờ có chuyện giá một đôi giày Clarks ở Việt Nam giá lại dưới $40, cho dù là có giảm giá rồi. Còn giày hiệu Easy Spirit thì chỉ có giá $40 khi nào họ giảm giá hàng trưng bày thôi, mà lúc đó đôi giày cũ rích, bị bà con thử hoài nên rộng rinh. Thậm chí có hai lần tôi thấy một đôi mà chiếc này màu nhạt hơn chiếc kia, lý do là một chiếc bị trưng ra lâu nên bạc màu!” Cô Dương giải thích trong khi khoe gần một chục đôi giày hiệu Clarks và Easy Spirit cô nhờ mua từ Mỹ có giá chỉ trên dưới $30, dĩ nhiên cũng là giá đã được “sale”.

Cô Dương kể thêm, “Bạn tôi mới đi Mỹ về, đi lần đầu, ngoài hai kiện được đem theo máy bay, cổ tốn thêm gần $400 cước gởi hàng bưu điện về Sài Gòn, là đủ biết cổ tha cỡ nào về rồi đó. Cổ mê mẩn mua đồ bên Mỹ, áo đầm hiệu CK (Calvin Klein) mà trả chưa tới $30, trong khi ở Việt Nam đừng hòng có giá đó.”

Dương cho biết cô là người “nghiện” mua đồ ở Mỹ. Cô mua từ áo ngực, áo tắm, đến áo thun, giày dép, mua cả những thứ dành cho đi dã ngoại, mua luôn cả đồ nướng BBQ.

“Nhiều khi nhờ mua giày từ Mỹ, nhưng về rộng chật một chút thì lên Facebook rao bán, thế nào cũng có bạn bè hỏi sang lại à,” Dương nói.

 

Ông Đỗ Quang ở Westminster, “Mỗi lần đi gửi quà về Việt Nam chắc chắn là vui vì thấy mình giúp được cho người thân." (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Mua hàng ở Mỹ gửi về Việt Nam bán

Trong số những người đi gửi đồ về Việt Nam, có những người làm việc mua bán kiếm lời. Tức họ canh khi nào có những mặt hàng giảm giá thì họ mua, rồi gửi về Việt Nam cho người cộng sự chụp hình, đăng lên những mạng xã hội, nhiều nhất là Facebook, rao bán.

Hương Trang Nguyễn, một sinh viên du học ở Quận Cam, cho biết, “Việc mua bán như vậy cũng giúp em kiếm thêm ít tiền trang trải chi phí ăn ở học hành phụ ba mẹ bên nhà.”

Những mặt hàng Hương Trang thường mua là áo thun T-shirt hiệu DKNY, Guess, quần jeans Levi’s, Lucky Brand, giày sandals, hoặc “flats” dạng “giày bít” đế thấp phù hợp với giới trẻ, có khi là đồng hồ mắc tiền.

Hương Trang “tiết lộ”, “Có lần em mua đấu giá một đồng hồ trên mạng, rồi gửi về Việt Nam bán lời gần $1,000, coi như trúng mánh!”

“Quần áo thì em thường lùng mua những thứ có design đặc biệt một chút, giày dép cũng vậy, dễ đánh vào thị hiếu thích ‘hàng độc’ của nhiều bạn trẻ. Mỗi món sau khi trừ chi phí em lời chừng $10. Tích tiểu thành đại, cũng có thêm chút tiền tiêu, chứ du học như tụi em khó kiếm việc làm thêm bên ngoài,” cô sinh viên nói.

Như đã nói, “gửi đồ về Việt Nam” ở năm 2016 đã mang nhiều ý nghĩa, mục đích, nội dung khác thời “gửi đồ về Việt Nam” ở những năm 80. Điều này cho thấy một cách rõ nét sự thay đổi của đời sống xã hội hiện tại: thùng hàng gửi về không chỉ mang ý nghĩa là “thùng câu cơm” nữa mà còn là thùng hàng để làm tăng thêm nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp và… kiếm tiền.

 

Quảng cáo của một công ty ở Bolsa nhận chuyển hàng về Việt Nam (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

 

* Đón đọc Kỳ 2: Dịch vụ gửi hàng về Việt Nam: món gì không cấm, đều có thể gửi

Switch mode views: