Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 07-2-20198

Đường sắt cao tốc : Gã khổng lồ Trung Quốc đã gõ cửa châu Âu
usa rail


Một tàu cao tốc Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 25/07/2011.
REUTERS/Jason Lee

 


Thời sự nước Pháp là chủ đề chính của báo kinh tế Les Echos, với hàng tựa trang nhất :
« Thiếu hụt ngân sách : lời cảnh báo cho Macron ».

 

Nhìn ra quốc tế, báo Libération có bài viết về tình hình « Trong pháo đài chống Maduro tại Venezuela ».

 

Nhưng đề tài được nhiều báo Pháp hôm nay quan tâm nhất là quyết định của Ủy Ban Châu Âu cấm vụ sáp nhập của hai tập đoàn Alstom và Siemens, chuyêncung cấp tàu cao tốc và thiết bị đường sắt.

Quyết định của Bruxelles khiến chính phủ Đức và Pháp lo ngại và làm dấy lên nhiều tranh cãi về chính sách công nghiệp của Liên Hiệp Châu Âu, cũng như về khả năng cạnh tranh trước đối thủ đáng gờm Trung Quốc.

 

Báo Le Figaro chạy tựa trang nhất « Alstom-Siemens : Bruxelles trên ghế bị cáo ».
Cũng tương tự, La Croix nhận định : « Alstom-Siemens : Bruxelles bị buộc tội »

Nhân dịp này, báo Le Figaro có bài viết giới thiệu về « CRRC - gã khổng lồ đáng gờm của Trung Quốc trong ngành đường sắt - đã gõ cửa Châu Âu ».
Chính tập đoàn này, với doanh thu 26 tỉ đô la, là mối lo sợ khiến hai tập đoàn châu ÂuAlstom và Siemens muốn sáp nhập.

Được thành lập vào năm 2004, chủ yếu từ hai doanh nghiệp Nhà nước CNR và CSR của Trung Quốc, CRRC là tập đoàn hàng đầu thế giới về chế tạo tàu cao tốc, nhờ chính sách đầu tư chiến lược của Bắc Kinh.
Trong vòng 15 năm, Bắc Kinh đã cho đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc dài 29.000 km, gấp 12 lần so với Pháp.

Các đối thủ của CRRC nghĩ rằng tập đoàn Trung Quốc chỉ đầu tư vào thị trường trong nước và Đông Nam Á, nhưng trên thực tế, CRRC tìm cách phát triển ở cả các nước khác.
Tại châu Âu, tập đoàn Trung Quốc có được nhiều hợp đồng nhỏ ở Macedonia, Serbia và Cộng Hòa Séc.

Chính tại Hoa Kỳ mà hãng CRRC đã ghi dấu ấn với quốc tế : năm 2014, CRRC đã ký được hợp đồng trị giá 566 triệu đô la, để xây tại Springfield một nhà máy chế tạo tàu điện ngầm cho Boston.

Kể từ đó, các đơn đặt hàng với CRRC ngày càng nhiều. Thành phố Philadelphia đặt mua 45 tàu hai tầng với giá 137 triệu đô la.
Los Angeles cũng đặt mua 64 tàu với tổng trị giá hợp đồng lên tới gần 180 triệu đô la.

Tại triển lãm đường sắt thế giới Innotrans, CRRC đã giới thiệu tàu cao tốc Phục Hưng (Fuxing) với vận tốc lên tới 400km/h.
Cetrovo, tàu điện ngầm tương lai tiết kiệm năng lượng cũng được trình làng nhân dịp này.

Ngay từ khi tập đoàn ra đời, ban lãnh đạo CRRC đã đề ra mục tiêu doanh thu xuất khẩu đạt 15 tỉ đô la vào năm 2020.
Le Figaro kết luận « Khi đó, đương nhiên, thị phần của châu Âu sẽ còn nhỏ hơn nữa ».

Vĩnh biệt « hậu chiến tranh lạnh »

Cách nay 2 năm, không ai có thể tưởng tượng một tổng thống Mỹ một ngày nào đó sẽ rút Hoa Kỳ khỏi NATO, nhưng chúng ta đang ở năm 2019, tổng thống Mỹ là lại ông Donald Trump, người vốn rất ưa thích việc rút Mỹ khỏi những hiệp định không phải do ông ký.

Trong bài viết có tựa « Vĩnh biệt hậu chiến tranh lạnh » đăng trên Le Monde, nhà báo Sylvie Kauffmann cho biết vì lo sợ ông Trump đòi rút Mỹ khỏi NATO, ngày 22/01/2019, Hạ Viện Mỹ đã thông qua một văn bản cho phép chặn mọi ý định của Nhà Trắng rút Hoa Kỳ khỏi NATO.

May mắn là tổng thống Trump không đòi rút khỏi NATO trong Thông điệp Liên Bang hôm 05/02, nhưng trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Liên Âu đang suy yếu nghiêm trọng, chủ nhân Nhà Trắng đã tạm rút lui, trong vòng 6 tháng, khỏi Hiệp định tên lửa tầm trung INF mà Washington và Liên Xô đã ký hồi năm 1987, với lý do Nga thường xuyên vi phạm Hiệp định.

Chính quyền thời tổng thống Obama cũng đã từng tố cáo Nga triển khai các tên lửa mới, vi phạm Hiệp ước.
Điều mới, đối với nhà báo Sylvie Kauffmann, không phải là ở ngay chính việc Mỹ rút khỏi INF mà ở chỗ nó cho thấy bối cảnh địa chiến lược đã thay đổi.

Thứ nhất là sự sụp đổ của cơ cấu chống phổ biến vũ khí hạt nhân sau Chiến tranh lạnh.
Thực ra, cơ cấu đó đã hoàn toàn lỗi thời.
 Vào cuối thời chiến tranh lạnh, đầu những năm 1990, Trung Quốc vẫn chưa phải một cường quốc kinh tế hay quân sự.
Hiện giờ, Trung Quốc đã có đủ thời gian và phương tiện để chế tạo tên lửa tầm trung, do không bị ràng buộc bởi hiệp định INF như Nga và Mỹ.

Điểm thay đổi thứ hai là đối với Washington, hiện giờ không phải là Nga mà chính Trung Quốc mới là mối đe dọa thực sự của Mỹ.
Thứ ba là sự bất cân xứng giữa các hệ thống phòng thủ. Tình hình hiện nay rất phức tạp và các loại vũ khí đa dạng hơn thời trước.

William Burns, một cựu quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ, hiện là chủ tịch Quỹ Canergie vì hòa bình quốc tế, hồi cuối tháng 01/2019, tại Diễn đàn kinh tế Davos, đã nhấn mạnh đến tính đa dạng của các công nghệ không liên quan tới vũ khí hạt nhân, như không gian mạng, các bước tiến về chế tạo hệ thống tên lửa và công nghệ hiện đại liên quan tới vũ khí thông thường.

Theo chuyên gia William Burns, sự phức tạp nói trên sẽ đặt ra những thách thức lớn cho ngành ngoại giao.
Ông Burns dự báo năm 2019 có thể gánh hậu quả nặng nề về cơ cấu hạt nhân giống giai đoạn sau vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962.
 Theo ông Burns, việc hủy bỏ cơ cấu hạt nhân Nga - Mỹ sẽ có những tác động tiêu cực đến những nỗ lực chống phổ biến hạt nhân ở Iran và Bắc Triều Tiên.

Sau khi Mỹ thông báo hủy bỏ hiệp ước INF, châu Âu vẫn hoài công chờ đợi « kế hoạch B » của Mỹ.
Trước thềm hội nghị an ninh Munich thường niên 15-17/02, chủ tịch hội nghị kêu gọi Đức, Pháp và Liên Hiệp Châu Âu thức tỉnh : « Cần nhìn trực diện vào mọi việc. Chúng ta đang phải đối đầu với một căn bệnh không thể chữa khỏi : sự sụp đổ của hệ thống quốc tế đang tồn tại ».

Còn cựu ngoại trưởng Đức, Sigmar Gabriel, cảnh báo Liên Hiệp đang trở thành con mồi của những siêu cường hạt nhân.

Ý : Tại sao những người có bằng cấp trốn chạy khỏi đất nước ?

Trong lĩnh vực xã hội, báo Les Echos đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi « Tại sao những người có bằng cấp trốn chạy khỏi nước Ý ? ».
 Trong quá khứ, đã có nhiều làn sóng người Ý di cư ồ ạt ra nước ngoài, nhưng lần này đợt di cư đặc biệt gây lo ngại vì liên quan chủ yếu đến giới trẻ.
Trong vài năm qua, có tới 156.000 người có bằng cấp quyết định chuyển sang nước ngoài sinh sống, chủ yếu là các nước châu Âu như Pháp, Đức và Anh.

Theo thanh niên Ý, đó là nơi « mọi chuyện diễn ra tốt đẹp hơn, mọi thứ đều dễ dàng hơn và điều gì cũng có thể được ».
Theo báo cáo của Viện thống kê quốc gia Istat và nhiều viện nghiên cứu khác, giới trẻ Ý đang gánh chịu nhiều thiệt thòi.

Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên lên tới 33%, cao gấp đôi so với tỉ lệ trung bình ở châu Âu.
Những thanh niên thuộc thế hệ Y, sinh ra trong giai đoạn 1980-2000, có thu nhập thấp hơn 15% so với thu nhập trung bình của người dân.
Từ vài thập niên nay, Ý không chú trọng đầu tư vào đào tạo và nghiên cứu, nên thanh niên không nhìn thấy tương lai.

Khủng hoảng kinh tế khiến tình hình càng nghiêm trọng hơn.
Trong năm 2008, có 21.000 người dưới 40 tuổi rời nước Ý, con số này đă tăng lên gấp 3 vào năm 2017, thành 60.000 người.

 Theo giám đốc một trung tâm nghiên cứu về di cư, con đường ra nước ngoài mở ra cho giới trẻ Ý cơ hội được làm công việc xứng đáng với trình độ học vấn và khát vọng của họ, cũng như được trả lương xứng đáng hơn.

Luân Đôn : Vòng xoáy bạo lực giết người bằng dao

Vẫn trong lĩnh vực xã hội, nhìn sang Anh Quốc, báo Le Figaro quan tâm đến « Hàng loạt vụ giết người bằng dao ở Luân Đôn ».

Trong năm 2018, số vụ giết người ở Luân Đôn đã tăng đến mức kỷ lục tính từ 10 năm qua : 135 vụ, trong đó hơn một nửa số vụ là giết người bằng dao.
 Đa phần nạn nhân là nam giới, dưới 30 tuổi, thường là người da đen.

Theo thống kê của cảnh sát Luân Đôn, 48% số người bị bắt vì mang dao nằm trong độ tuổi 10-19 tuổi.
Mặc dù việc mua bán súng bị hạn chế ở Anh, nhưng các loại dao lại được bán tự do ở mọi ngõ ngách và cả trên mạng internet.

Một quan chức cảnh sát Luân Đôn cho biết các vụ tấn công bằng dao ngày càng tàn bạo.
Bạo lực kéo theo bạo lực. Các thanh niên tự trang bị vũ khí để tự vệ trong trường hợp bị tấn công. Các loại áo giáp chống dao cũng bán rất chạy.

Vấn nạn bạo lực ở Luân Đôn được truyền thông Anh nói đến nhiều trong những tháng qua với một cảm giác bất lực.
Trong khi các thanh niên đâm chém nhau trên đường phố, nhiều người mất mạng vì những lý do tầm phào, thậm chí chả vì cái gì, thì dường như các chính trị gia đang đang bị lạc trong sương mù Brexit.

Khủng hoảng Brexit đã khiến chính phủ nước Anh quên đi vấn nạn bạo lực bằng dao đang ngày càng gia tăng.
Phe cánh tả chỉ trích đảng bảo thủ đã cắt giảm 20% sĩ số cảnh sát từ năm 2010.
Còn phe cánh hữu lại tố cáo thị trưởng Luân Đôn thụ động trước vòng xoáy bạo lực ở thủ đô.

Tuy nhiên, báo Le Figaro cũng cho biết bộ trưởng Nội Vụ Anh đã hứa gia tăng nỗ lực để chấm dứt các vụ tấn công đẫm máu làm tan nát nhiều gia đình, tàn phá các cộng đồng dân cư ở Luân Đôn : người trên 12 tuổi bị nghi trang bị dao không được tham gia mạng xã hội, phải chịu lệnh giới nghiêm ...

Giá cobalt - kim loại thiết yếu để chế smartphone - giảm mạnh

Trong lĩnh vực khai khoáng, cobalt là kim loại được truyền thông nói tới nhiều nhất trong hai năm qua.
Đó là chất không thể thiếu để chế tạo ắc quy xe hơi chạy điện và pin điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Báo kinh tế Les Echos cho biết hiện giờ, giá kim loại cobalt đã giảm xuống mức thấp nhất tính từ hai năm nay, chỉ còn 33.000 đô la/tấn, và dự báo sản lượng khai thác sẽ còn tăng mạnh.
Trước đó, từ đầu năm 2017, giá cobalt đã tăng vọt do các nhà sản xuất điện thoại và xe hơi lo ngại thiếu nguồn cung.

 Chỉ trong khoảng một năm, giá cobalt đã tăng gấp 3, đạt mức cao kỷ lục tính từ 10 năm trước đó.
Các doanh nghiệp khai khoáng đã đầu tư ồ ạt để đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất điện thoại thông minh và xe hơi điện.

Hệ quả là làn sóng khai thác dâng cao, nhất là ở Cộng Hòa Congo, nước dẫn đầu thế giới về khai thác cobalt.
Người được hưởng lợi nhiều nhất, theo Les Echos, đương nhiên là các nhà sản xuất xe hơi lớn.


Switch mode views: