Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Pháp củng cố lợi ích chiến lược với các đồng minh Trung Đông

arap-xeut


Thủ tướng Manuel Valls (trái) và bộ trưởng Nội vụ Ả Rập Xê Út tại Riyad. Ảnh ngày 12/10/2015.
AFP PHOTO / KENZO TRIBOUILLARD

Thủ tướng Manuel Valls và phái đoàn chính phủ viếng thăm Ả Rập Xê Út nơi đang diễn ra hội chợ triển lãm công nghiệp Pháp.

Trong khuôn khổ chuyến công du ngoại giao và thương mại, nhiều hợp đồng bạc tỷ được ký kết với đồng minh trong khu vực. Riyad cũng là nhà « tài trợ » cho Ai Cập và Liban mua vũ khí của Pháp.

Cụm từ « tuần trăng mật » thường được sử dụng để mô tả quan hệ giữa Pháp và vương quốc Ả Rập Xê Út kểt từ khi Tổng thống François Hollande được mời tham dự Thượng đĩnh Hội đồng các nước vùng Vịnh hồi tháng 5/2015.

Hôm nay 13/10/2013, đến lượt Thủ tướng Manuel Valls và phái đoàn chính phủ trong đó có hai nhân vật nặng ký là Ngoại trưởng Laurent Fabius và bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian đến Riyad.

Phải chăng một trục Paris-Riyad đang hình thành ?

Theo chuyên gia Jean Paul Burdy nhìn nhận : Paris đang hưởng lợi từ mối quan hệ khó khăn giữa Riyad và Washington.
Tuy liên minh chiến lược Mỹ- Ả Rập Xê Út vẫn vững chắc nhưng chế độ vương quyền không thể nào chấp nhận được chính sách do dự của Tổng thống Obama tại vùng Vịnh mà Riyad cảm thấy quyền lợi bị xem nhẹ.
Cụ thể là Mỹ bỏ rơi lãnh đạo Ai Cập Hosni Moubarak và từ chối oanh kích chế độ Bachar al Assad ở Syria.

Trong khi đó thì Pháp luôn sát cánh với Ả Rập Xê Út : Paris và Riyad đứng trong phe cứng rắn đòi lãnh đạo Syria từ chức.
Riyad cũng không quên lập trường xuyên suốt của Paris trong cuộc thương lượng về hồ sơ hạt nhân với Iran.
Sự đồng thuận này còn được thể hiện qua các hồ sơ địa chiến lược khác từ Yemen, Liban cho đến Irak.

Từ khi lên ngôi hồi đầu năm nay, quốc vương Salman nhiều lần khẳng định : phải chống Iran và đồng minh của Iran.
Trong cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Iran Shi-a và Ả Rập Xê Út Su-ni, nước Pháp tuy không nói ra nhưng chứng tỏ trên thực tế đã chọn « phe » nào.

Mối quan hệ nồng ấm với Ả Rập Xê Út tạo cho Pháp rất nhiều thuận lợi cả về chiến lược an ninh lẫn kinh tế.
Trước khi đến Ả Rập Xê Út, không phải là chuyện ngẫu nhiên mà thủ tướng Pháp đã ghé qua Ai Cập và Jordani, hai đồng minh của Paris và Riyad.

Tại Cairo, Thủ tướng Valls đã chính thức hóa hợp đồng bán cho Ai Cập hai chiến hạm đa năng Mistral, 950 triệu euro, lẽ ra được dành cho quân đội Nga.
Trước đó, Ai Cập đã mua của Pháp 24 chiến đấu cơ Rafale và một tuần dương hạm tối tân.
Tất cả chi phí này là do… Ả Rập Xê Út tài trợ.
Chưa hết, chương trình mở rộng hệ thống xe điện ngầm tại thủ đô Ai Cập và mua vệ tinh viễn thông rất có thể sẽ được trao cho các công ty Pháp.

Vương quốc dầu hỏa này cũng là nguồn tài trợ cho quân đội Liban trang bị vũ khí Pháp khoảng 3 tỷ euro.
Bản thân Ả Rập Xê Út cũng tỏ ý mua vũ khí tối tân của Pháp từ chiến hạm đa năng Mistral, tuần dương hạm, trực thăng chiến đấu, vệ tinh gián điệp và lò phản ứng hạt nhân.

Tổng cộng nhu cầu lên đến hơn 52 tỷ euro mà một phần năm đã được « xác nhận ».
Thủ tướng Manuel Valls không che dấu mục tiêu chiến lược của Pháp không chỉ giới hạn ở các hợp đồng kinh tế.

Tại Cairo, ông nhấn mạnh vai trò « then chốt » của Ai Cập để giải quyết khủng hoảng trong vùng từ Syria, Palestine, Libya cho đến Yemen.
Còn Ả Rập Xê Út và Jordani là hai đồng minh không thể thiếu của Pháp trong cuộc chiến chống thánh chiến.
Jordani là nơi tiếp đón hơn 650 ngàn người tị nạn Syria, và cũng từ một căn cứ không quân bí mật, máy bay Pháp thực hiện các phi vụ oanh kích ở Syria.

Trong mối quan hệ chiến lược này, một câu hỏi được đặt ra là liệu Pháp có mạnh mẽ chỉ trích Riyad vi phạm nhân quyền hay không ?
Trước những lời thúc giục của báo chí và các tổ chức bảo vệ nhân quyền, thủ tướng Pháp một mặt chỉ sang Iran, nơi số vụ hành quyết nhiều gắp 5 lần Ả Rập Xê Út ( =số liệu năm 2013).
Mặt khác ông hứa sẽ vận động riêng với giới lãnh đạo « để chế độ Riyad thay đổi chứ không phải để làm hài lòng công luận Paris ».


Switch mode views: