Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Chợ thuốc Nam ở vùng cao


thuocnam miencao 1
Thuốc Nam ở chợ Đồng Khê, Yên Bái. RFA

Hầu hết các tỉnh Tây Bắc Việt Nam đều có những khu chợ thuốc Nam ở các ngã ba làng, ngã ba xã. Và mỗi khu chợ lại mang dấu ấn văn hóa của một tộc người. Ví dụ như chợ thuốc của người Dao Đỏ ở Sa Pa, Bắc Hà – Lào Cai được phân phối qua kênh du lịch, các loại thuốc để ngâm rượu, nấu tắm được bán nhiều nhất. Nhưng thuốc của người Dao ở Ba Vì, Hà Nội thì lại mạnh về các loại cao bổ trợ sức khỏe. Có những khu chợ chuyên bán nguyên liệu mới mang về từ rừng sâu cho các thầy thuốc mang về sơ chế. Mỗi khu chợ thuốc Nam mang màu sắc và đặc trưng tộc người rất rõ nét.

Sắc màu tộc người thiểu số


Bà Thắng, người H’Mong bán thuốc Nam ở ngã ba Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, chia sẻ: “Nhiều nhất là thuốc dạ dày, thuốc tê thấp, thận, thuốc uống mát hằng ngày, thuốc bổ máu, người ta mua nhiều nhất là thuốc bổ máu!”

Ở các chợ thuốc Nam, nếu như người H’Mong với váy áo màu đen là chủ đạo và họ bán các loại thuốc thiên về dương tính như thuốc cường dương, bổ thận, tráng khí… Thì người Thái, người Tày và người Dao lại áo váy nhiều màu sắc, rực rỡ hơn và thuốc của họ không thiên về dương tính mà chủ yếu để trị bệnh, các loại thuộc chữa đại tràng, dạ dày, suy nhược cơ thể, mất ăn, mất ngủ, đau lưng… được bày bán rất nhiều.

    Tâm lý tin vào thuốc Nam của người đồng bào thiểu số và mua về cất trong nhà phòng khi trái gió trở trời lại cao hơn so với tin vào thuốc Tây. Không những thế, thuốc Nam của người dân tộc thiểu số cũng được cả người miền xuôi tìm đến.

Bà Thắng chia sẻ thêm rằng việc mang thuốc Nam ra ngã ba đầu làng hay xuống chợ đồng bằng để bán vốn dĩ là tập tục, truyền thống lâu đời của người H’Mong, người Thái, người Dao, người Tày. Nhưng phổ biến và đa dạng nhất vẫn là người Dao, sau đó là người H’Mong và người Thái, người Tày. Thời gian gần đây, tục mang thuốc ra chợ hay ngã ban đầu làng bán hầu như chỉ còn chủ yếu là người H’Mong. Người Thái và người Dao đã tự chế biến thuốc và tìm cách tiếp thị, tạo ra một kênh mua bán riêng thông qua quảng cáo, internet và du lịch.

Những người H’Mong hầu như ít có khả năng tiếp nhận công nghệ thông tin nhanh bằng người Dao nên việc bán thuốc Nam vẫn diễn ra theo cách truyền thống tại các khu chợ lâu đời. Hoặc người H’Mong, người Tày và người Thái sẽ đi vào rừng sâu, lùng các loại thuốc Nam để mang về bán lại cho người Dao. Người Dao sẽ sơ chế, nấu thành cao hoặc ngâm rượu, nấu nước tắm để phục vụ trực tiếp cho khách du lịch. Nhìn chung, người Dao vẫn thành công hơn trong việc làm giàu bằng thuốc Nam. Ngược lại, các tộc người khác chỉ cầm cự qua ngày với nghề này.

Ông Tráng Y Lềnh, một người H.Mong chuyên vào rừng sâu lấy thuốc rồi sau đó đến các phiên chợ để bán, chia sẻ: “Đi rừng để lấy, gặp là lấy thôi, rất là phức tạp, trong rừng, ổ cây, thân cây, mỗi lần gặp (thuốc quý) thì được mấy trăm, một triệu, một triệu mấy…”

Ông này cho biết rừng càng ngày càng trơ trọi, việc kiếm ra được những cây thuốc quí trong rừng sâu ngày càng khó khăn hơn rất nhiều so với trước đây. Chi phí đi tìm thuốc cũng đắt đỏ hơn nhiều so với trước: từ việc mua thức ăn mang theo cho tới cái đèn pin, cái xẻng… Nhưng bù vào đó, giá thành thuốc Nam có phần nhỉnh hơn trước. Nghiệt nỗi, người thất nghiệp ngày càng nhiều mà đất đai ngày càng eo hẹp, ruộng cũng không có để làm, tìm thuốc Nam nhanh chóng trở thành cái phao cứu sinh của nhiều người. Nên giá cao lên chẳng bao nhiêu mà người tìm thuốc thì quá nhiều, hệ quả là nguồn thuốc đã hiếm lại càng thêm hiếm.

Tin vào thuốc Nam


Tâm lý tin vào thuốc Nam của người đồng bào thiểu số và mua về cất trong nhà phòng khi trái gió trở trời lại cao hơn so với tin vào thuốc Tây. Không những thế, thuốc Nam của người dân tộc thiểu số cũng được cả người miền xuôi tìm đến.

thuocnam miencao 2
Mỗi khu chợ ở Đồng Khê mang màu sắc và đặc trưng tộc người rõ rệt. RFA

Bà Hà Thị Vân, người Tày, bán thuốc lâu năm ở Đồng Khê, chia sẻ: “Tất nhiên là thuốc Nam này tốt hơn thuốc Tây nhiều chứ, nó không có tác dụng phụ. Thuốc Nam này uống ai hợp thuốc thì mới khỏi, những người nào không thì không khỏi, nó theo tay bốc. Thuốc Tây thì nó nhanh khỏi nhưng nó có tác dụng phụ nhiều hơn không như thuốc Nam này, cho nên người ta thích thuốc Nam này hơn…”

Theo bà, chợ thuốc Đồng Khê ngày càng lớn hơn, phong phú, đa dạng hơn và những người bán thuốc nhỏ lẻ trước đây bây giờ đã thành tiểu thương, họ có những khách hàng phương xa để kí gởi thuốc và họ có thề bán mỗi lần từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Bà lấy làm bất ngờ khi khoa học ngày càng phát triển, càng tối tân, thuốc Tây rẻ như bèo nhưng người ta lại tin vào thuốc Nam nhiều hơn trong khi thuốc Nam có thể ẩm mốc, lẫn lộn nhiều tạp chất và cũng chưa được chiết xuất tinh chất như thuốc Tây.

Chị Nguyễn Thị Thúy, một người bán thuốc Nam tại chợ Đồng Khê, Yên Bái, chia sẻ: “Thuốc đại tràng, thuốc sỏi thận, thuốc mát gan, giải độc gan, gan nhiễm mỡ này, thuốc ăn được ngủ được này, nói chung là nhiều loại, trị nhiều loại bệnh lắm, thuốc chữa trĩ cũng có. Toàn là thuốc gia truyền của các cụ ngày xưa để lại, bọn em học qua nhau như nhà em thì mẹ chồng em làm nên em học theo rồi tất cả mọi người ở đây thì ai cũng có học theo như ngày xưa các cụ lấy thuốc rồi trị bệnh, ví dụ như đau bụng thì thế nào rồi con cháu học theo, thế thôi.”

Chị Thúy cho biết thêm là hầu hết khách hàng xe hơi từ dưới xuôi lên chợ Đồng Khê đều tìm mua thuốc cường dương, bổ thận, và nói chung, người Kinh nhà giàu thì tìm mua chủ yếu là thuốc cường dương, bổ thận. Ngược lại, những khách du lịch đi theo đoàn hoặc khách lẻ đi xe máy từ dưới xuôi lên tìm mua chủ yếu là thuốc chống phong thấp, thuốc cho sản phụ sau khi sinh, thuốc đau đại tràng, dạ dày, thuốc chống đau lưng. Và từ xưa tới giờ, dường như đối tượng mua cũng không có gì thay đổi.

Switch mode views: