Lan man về Bộ Giáo dục Hoa Kỳ
- Thứ Ba, 25 tháng Tám năm 2015 09:59
- Tác Giả: Hiệu Minh
Bộ huy của Bộ Giáo dục HK. Ảnh: Wiki
Hoa Kỳ, một quốc gia có tới 353 người đoạt giải Nobel trong tổng số 889 vị trên thế giới được vinh danh. Người sớm nhất là Tổng thống Theodore Roosevelt, giải Hòa bình năm 1906 và gần đây nhất (2014) có tới 4 người người: William E. Moerner, Eric Betzig trong lĩnh vực hóa học, Shuji Nakamura (sinh ra ở Nhật) trong Vật lý và John O’Keefe* trong lĩnh vực Y học.
Một quốc gia hùng mạnh về khoa học, kinh tế, chiếm hầu hết các phát minh vĩ đại, nơi được coi là thủ đô trí thức toàn cầu, mà bộ Giáo dục…không ra gì. Ai làm trong Bộ này tại Washington DC đều lo về tương lai nghề nghiệp của mình vì có thể bị trảm bất kỳ lúc nào.
Cho tới năm 1980, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ bị đặt ngoài vòng…pháp luật do Article 1, Section 8 of the Constitution của Hiến pháp Hoa Kỳ không cho phép Quốc hội thành lập Bộ trồng người này vì không có chữ…Education. Thượng tôn pháp luật là thế.
Năm 1979, TT Jimmy Carter có công lao trong việc lập ra bộ có quyền lực bé nhất trong các bộ với 4 mục đích: (1) Establish policy for, (2) Administer and coordinate most federal assistance to education, (3) Collect data on US schools, and (4) To enforce federal educational laws regarding privacy and civil rights – Tạo ra chính sách giáo dục, quản lý và phối hợp với các bang, thu thập dữ liệu các trường học cho mục đích nghiên của, đảm bảo quyền riêng tư và dân quyền tại các bang.
Lúc thành lập (1979) với kinh phí 12 tỷ USD và 3000 nhân viên, tới năm sau (1980) khi Bộ Giáo dục chính thức đi vào hoạt động thì kinh phí lên 14,2 tỷ và 17.000 nhân viên. Mỹ cũng như nước VN thôi, có bầu sữa miễn phí là có kẻ tới hút.
Năm 1980, TT Reagan tranh cử đã tuyên bố “Kế hoạch ngân sách mà tôi đệ trình lên quý vị vào ngày 8 tháng 2 sẽ thực hiện tiết kiệm đáng kể bằng việc loại bỏ Bộ Giáo dục” vì cho rằng sự thành lập là vi hiến.
Tuy không thành công trong việc xóa mớ bòng bong này, nhưng TT Reagan đã cắt rất nhiều kinh phí. Tuy nhiên, Bộ này mà nắm thêm vài trường đại học làm của riêng thì bộ trưởng về đuổi gà không xong vì phạm luật “vừa đánh trống vừa thổi còi” – conflict of interest hay xung đột lợi ích.
Trong suốt thập niên 1980, việc bãi bỏ Bộ Giáo dục là một phần trong chương trình nghị sự của Đảng Cộng hòa nhưng Tổng thống George H. W. Bush (cha) từ chối thực hiện ý tưởng này.
Năm 1996, một lần nữa, đảng Cộng hòa tiếp tục yêu cầu xóa sổ Bộ Giáo dục như là một phần quan trọng trong những lời hứa hẹn vận động của họ. Họ gọi nó là một sự can thiệp không đúng cách của liên bang vào công việc nội bộ thuộc về gia đình, tiểu bang và địa phương.
Phe Cộng hòa nói rằng “Chính phủ liên bang không có quyền hiến định can thiệp vào trong các chương trình giáo dục hay kiểm soát việc làm trong thị trường. Đó là lý do tại sao chúng ta sẽ phải loại bỏ Bộ Giáo dục, kết thúc sự can thiệp của liên bang vào trong trường học của chúng ta và khuyến khích sự chọn lựa của gia đình ở mọi cấp bậc giáo dục.”
Trong suốt cuộc vận động bầu cử tổng thống năm 1996, Thượng nghị sĩ Bob Dole hứa rằng: “Chúng ta sẽ cắt bỏ Bộ Giáo dục.”.
Năm 2000, một tổ chức vận động cho ý tưởng về quyền riêng tư và hạn chế ảnh hưởng của chính phủ thuộc Đảng Cộng hòa có tên gọi là Republican Liberty Caucus đã thông qua một nghị quyết loại bỏ Bộ Giáo dục.
Năm 2008, ứng cử viên tổng thống Ron Paul vận động tranh cử tổng thống trong đó ông tỏ ra chống đối Bộ Giáo dục.
Không hiểu năm tới (2016) trong tranh cử TT, đảng Cộng hòa có tiếp tục dọa thịt cái bộ chẳng có quyền hành này hay không. Sự tranh cãi sẽ còn tiếp tục, nhưng cho tới nay bộ Giáo dục vẫn đang tồn tại với 5500 nhân viên và kinh phí năm 2012 khoảng 70 tỷ đô la.
Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ cho phép các tiểu bang và địa phương có quyền quyết định chương trình học của minh mà không cần tới chính quyền liên bang.
Người Mỹ cũng kêu gọi dành tiền nhiêu hơn cho giáo dục nhưng số đông phản đối – “More money for education.” Essentially they are asking to pay for the rope to hang their own children. Tiền nhiều cho giáo dục, nghĩa là họ trả tiền mua dây thắt cổ cho đứa con của chính mình bởi chính sách giáo dục của bộ đang bị lỗi thời.
Bộ Giáo dục có đóng vai trò lớn trong giáo dục dân Mỹ hay không thì nên hỏi người Mỹ và gia đình có con du học bên đó. Có điều chắc chắn, bộ này không ra các qui chế thi cử, tuyển chọn, ra lệnh các trường và giáo viên phải nghe theo các chương trình cải cách giáo dục do mấy ông salon máy lạnh vừa chơi game vừa nghĩ dự án “từ cải tiến giáo khoa đến chương trình học thuộc lòng lịch sử”.
Từ tiểu học tới trung học các tiểu bang có hệ thống trường công miễn phí, đảm bảo luật “No child left behind” không trẻ em nào bị bỏ rơi, không được học hành dù cha mẹ đến từ đâu trên trái đất, dù cha đang đi tù, dù mẹ làm nghề không mấy vẻ vang. Tất cả được đối xử công bằng.
Vào đại học phải trả tiền. Nếu ai giỏi và cảm thấy ra trường kiếm đủ tiền để trả nợ thì có thể vay và đi học. Chọn trường nào, ngành nào do cha mẹ và con cùng định hướng. Lão bộ Giáo dục mò đến can thiệp, đòi cấp chỉ tiêu…dân chúng tát cho vỡ mặt.
Nếu muốn kiếm tiền có thể học chủ nghĩa đô la bằng cách thuộc các tờ tiền của Mỹ. Ví dụ theo chủ nghĩa năng nhặt chặt bị của Washington (tờ 1$), thích mọi người sinh ra đều có quyền bình đằng như Jefferson (tờ 2$), mạnh và liều kiểu chứng khoán nên theo lão Benjamin Franklin (tờ 100$), được nhanh mà mất cũng nhanh.
Cho tới năm 1980 trước khi thành lập bộ Giáo dục, từ năm 1906 đên 1980, Hoa Kỳ có tới 316 giải Nobel, trung bình mỗi năm có 4 giải. Từ năm 1980 tới nay, chỉ được nhõn 37 giải, mỗi năm một giải. Có khi Hoa Kỳ bỏ cái bung xung bộ Giáo dục này đi, giải Nobel về nhiều hơn.
Kết thúc bài viết, xin nhắc một câu rất thú vị triết lý giáo dục sưu tầm trên mạng.
The illiterate of the 20st century are those who cannot read and write – Ở thế kỷ 20, người mù chữ là người không biết đọc, không biết viết.
The illiterate of the 21st century will not be those who cannot read and write, but those who cannot learn, unlearn, and relearn. ~ Alvin Toffler. Ở thế kỷ 21, người mù chữ là không phải không biết đọc, không biết viết mà là những kẻ không biết học, không biết bỏ qua cái sai và không thèm học lại những điều đúng đắn.
Chúc các bạn đưa con vào đại học như cháu muốn và ra đời kiếm tiềm theo kiểu Washington hay Franklin đều thành công.
Related news items:
Tin mới
- Chàng trai Thái đi tìm cô gái Việt từng đoạt HC vàng SEA Games - 06/09/2015 16:44
- Một mảnh đời hát rong - 06/09/2015 16:24
- Thất nghiệp và nghèo đói làm gia tăng đội ngũ cửu vạn - 05/09/2015 14:38
- Bánh Trung Thu Trung Quốc - 03/09/2015 19:44
- Dân tộc H'mong ngay nay - 03/09/2015 19:39
- Sài Gòn, cầu Mống nên thơ - 01/09/2015 19:53
- Người Sài Gòn và chuyện học tiếng Hoa - 01/09/2015 19:41
- Người lao động nghèo bị ám ảnh bởi công việc không an toàn - 30/08/2015 22:43
- Nắng hạn miền Trung - 30/08/2015 22:37
- Xe thồ cùng với xe ôm - 28/08/2015 17:19
Các tin khác
- Hải sản giả là gì? - 24/08/2015 10:17
- Chủ vườn cây Lái Thiêu, ‘bà đỡ’ cây trái Việt trên đất Mỹ - 18/08/2015 19:54
- Vấn đề an toàn điện ở VN - 15/08/2015 15:20
- Rau xanh và người nông dân Tây Bắc - 15/08/2015 15:10
- Hoàn cảnh người dân Lai Châu sau trận lũ lụt - 15/08/2015 14:59
- Hiện tượng thiên nhiên bất thường ở Tây Ninh? - 15/08/2015 14:52
- Hà Nội ngày nay - 15/08/2015 14:37
- CSVN mừng quốc khánh bằng hoa 'nước lạ' - 13/08/2015 12:09
- Rủ nhau đi xem triển lãm 'Operations Babylift' tại San Francisco - 11/08/2015 16:26
- Dạy tiếng Việt cho ngoại giao Mỹ - 11/08/2015 12:11