Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cuối năm, đi sắm đồ vỉa hè Sài Gòn


SÀI GÒN (NV) - Đồ bày bán ở vỉa hè Sài Gòn xuất hiện tràn lan, nhất là vào dịp cuối năm. Đặc biệt trong bối cảnh năm nay, cuối năm trời đột nhiên trở lạnh (18 độ C và kéo dài), trong khi nền kinh tế thì vẫn một màu...xám.

bando viahe 1Áo gió được bán “xôn” tại vỉa hè với giá 20 ngàn đồng/1 cái. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Hàng sida

Nói tới hàng bày bán trên vỉa hè Sài Gòn thì người ta thường có ngay một “hình dung từ” là hàng sida.

Danh từ hàng sida xuất hiện khoảng giữa thập niên 80, và thời cực thịnh là thập niên 90.

 Nghe từ “sida” có vẻ hơi “ghê ghê” vì dễ liên tưởng tới HIV hay bệnh AIDS. Nhưng thực chất Sida là viết tắt của cụm từ (Swedish International Development Cooperation Agency) - Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế của Thụy Điển.

Vào đầu thập niên 80 tổ chức hợp tác phát triển quốc tế của Thụy Điển (sida), thường cung cấp hàng viện trợ nhân đạo cho các quốc gia nghèo như Việt Nam, và sau này đặc biệt là Cambodia. Đó là những thùng hàng quần áo cũ, do các tổ chức từ thiện quyên góp, đã được hấp tẩy sạch sẽ, và trong tình trạng vẫn còn sử dụng tốt. Do đó, theo một nghĩa khác hàng sida cũng đồng nghĩa với hàng second-hand.

Theo lời của các thương lái bỏ mối cho các bạn hàng, thì từ trước tới nay hàng sida đều được mua “nguyên đai, nguyên kiện” từ bên Cambodia và chuyển về Việt Nam. Do vậy hàng sida còn có tên gọi khác là hàng “thùng.”

Thập niên 80-90, hàng sida trải dài từ các tình biên giới (như Tân Châu...) về Sài Gòn, sau mới “loang” ra ngoài Trung. Hiện thì hàng sida đã có đại lý phân phối hàng ngay tận Hà Nội.

Hàng sida là “đối thủ” trực tiếp cạnh tranh với hàng Trung Quốc (vốn là hàng giá rẻ), nhưng hàng sida vừa đẹp, mẫu mã đa dạng, lại là hàng thời trang “xịn,” giá cũng cực...rẻ.

Nhưng hiện tại hàng sida chỉ còn là thứ hàng “bèo,” hàng của người bình dân, vì hàng sida tốt hay “xịn” thì đã được các chủ hàng “mông má” tân trang lại rồi đem vô shop bán theo giá hàng...hiệu “cao cấp.”

Một số cửa tiệm gần khu chợ Tân Định còn không ngần ngại, treo bảng trước cửa tiệm với dòng chữ: “Tại đây có bán hàng sida cao cấp!”

Như vậy cũng có nghĩa là vỉa hè chỉ còn hàng sida...hạ cấp thôi.

bando viahe 2Hàng Việt Nam được bày bán trước cổng chợ Bà Chiểu. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Khi trời Sài Gòn trở lạnh đột ngột, lập tức vỉa hè Sài Gòn “hàng đống” áo gió Sida được đổ xuống. Và người bán trương lên tấm bảng “Áo gió đại hạ giá 20 ngàn đồng”; “đại hạ giá 30 ngàn đồng”; thậm chí có nơi chỉ còn ghi giá có...10 ngàn đồng.

Với đống áo gió 10 ngàn đồng, chúng tôi không thấy mấy người lai vãng, có lẽ vì nó quá...bèo nhèo, dù đáp ứng nhu cầu bận ấm, nhưng nhìn nó không được...thời trang.

Hàng áo gió 20 ngàn đồng được nhiều người lựa, vì thấy nhiều cái có vẻ cũng khá “lịch lãm.” Chúng tôi cũng chen lấn coi thử hàng ra sao mà giá lại rẻ rề như vậy. Coi kỹ thì thấy hàng cũ, và có vẻ nhiều cái như đồ “bảo hộ lao động” của công nhân, có lẽ là của Hàn Quốc (vì nhiều áo mang chữ Hàn).

Người bán thì có lẽ thức đêm nhiều, thấy cứ ngủ gà ngủ gật. Ai lựa xong áo thì tự động mang tiền tới đưa cho người bán. Còn ban ngày thì thấy chủ hàng ngồi chúi mũi bấm game, mặc cho khách tự chọn rồi tới “xìa tiền.” Thấy họ toàn xài loại điện thoại đắt tiền, nên nhiều người nói làm cái nghề bán đồ “si” coi vậy chứ lời lắm.

Nhưng dù gì nhờ hàng “si”mà dân nghèo có áo ấm để bận. Lại gặp một ông xích-lô tính lựa mua mấy cái áo gió đem về quê làm quà cho mấy đứa cháu 3 ngày Tết.

Hàng Việt tràn ra vỉa hè

Hàng Việt lâu nay thường là hàng “nhái” các thương hiệu cao cấp, hoặc ra vỉa hè thì cũng “núp bóng” hàng sida cho dễ bán.

Nhưng đặc biệt trong đợt Giáng Sinh tới cận Tết năm nay, hàng Việt chẳng thèm “nhái” thương hiệu ngoại nào, cũng chẳng cần núp bóng sida gì ráo. Cứ thẳng tuột, trần trụi quăng ra vỉa hè mà bán, nhìn hàng thì người mua biết ngay không phải hàng công ty hay xí nghiệp mà là hàng của mấy cơ sở gia đình (trước kia thường làm hàng gia công cho mấy đầu nậu xuất đi Đông Âu).

Tưởng bở, nhiều người muốn trả giá cái quần jeans (không thương hiệu) này cỡ chừng mấy chục, hoặc chừng 100 ngàn đồng thì họ bán. Ai dè, dân bán quần Jeans Việt vỉa hè giữ chắc giá là 130 ngàn đồng một cái. Phải mua từ vài ba cái, mới mong xin bớt chừng 5 ngàn đồng/1 cái, mà cũng phải lựa lúc vắng người mua mà “nài nỉ.”

Tìm hiểu, hàng Việt của mấy cơ sở may gia đình này riêng về quần Jeans thì họ khá có kinh nghiệm. Khi không còn làm hàng cho Đông Âu, họ sản xuất hàng cho mấy chợ đầu mối theo giá “chất lượng cao” để bán với danh nghĩa hàng xuất khẩu gia công cho mấy công ty.

Hàng “xuất” từ các cơ sở may loại gia đình này, chiếm phân khúc giữa của thị trường.

Nếu hàng thời trang mang nhãn ngoại, thường có giá từ trên 1 triệu đồng đổ lên, thì hàng “xuất” phân khúc giữa có giá từ 300 ngàn-400 ngàn đồng. Còn hàng “xôn” ngoài vỉa hè có giá từ vài chục tới 120 ngàn đồng (nhưng thường bận không vừa phải đi sửa lại vừa tốn tiền vừa mất công).

bando viahe 3Một bác xích-lô đang lựa mua áo gió “đại hạ giá,” 30 ngàn đồng/1 cái.
Tại vỉa hè trước khu trường đua Phú Thọ (Nguyễn Văn Thoại cũ). (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Hàng “xuất” phân khúc giữa (đặc biệt là áo sơ-mi) bị “dội chợ” nhiều. Lý do, vì chạy theo lợi nhuận, nhiều nơi đã đưa những nguyên liệu không đạt chất lượng vào, lúc mới thì không thua hàng ngoại, nhưng giặt vài nước bay màu nhìn thấy...thảm.

Chưa hết, hàng thời trang ngoại cạnh tranh dữ dội với hàng “xuất” phân khúc giữa. Như một cái áo sơ-mi ngoại giá 1 triệu 200 ngàn đồng, giảm giá lần 1 còn 600 ngàn, giảm giá lần hai còn có 300 ngàn đồng.

Do vậy, nhiều nơi hàng “xuất” vốn là hàng may tại gia (gia công hàng chợ) phải dời khỏi mặt bằng của mấy siêu thị, vì ế ẩm.

Hàng jeans Việt may tại gia xuất hiện đầy vỉa hè Sài Gòn được người tiêu dùng bình dân chấp nhận, nên bán chạy (vì năm ngoái hàng này đã “xuống đường” và tạo được tin tưởng). Hơn nữa hàng may mới, giá đó là chấp nhận được. Trong khi hàng sida giá bèo lại khiến nhiều người lo ngại vì sợ lây nhiễm các bệnh ngoài da. Vì hàng sida sau này chỉ còn mang nghĩa là hàng cũ (second-hand), chứ không còn là hàng “viện trợ nhân đạo” của Thụy Điển để được hấp, tẩy, tiệt trùng sạch sẽ như trước kia.

Chỉ tiếc là hàng Việt “xuống đường” chưa có nhiều mẫu mã đa dạng để chọn. Ngoài quần jeans thì áo sơ-mi cũng còn kém (vụng), đặc biệt là áo gió (jacket) còn thua xa kiểu dáng của hàng ngoại, hàng sida.

Dù sao thì vỉa hè Sài Gòn cũng là nơi cung cấp hàng giá rẻ (không thể rẻ hơn) cho đại đa số người dân lao động (còn rất nghèo). Nhờ vậy, mà người nghèo có áo ấm bận (khi trời trở lạnh), là một chút “sắc Xuân”về cho những người dùng cơ bắp, mồ hôi để đổi lấy miếng cơm, manh áo một cách nhọc nhằn nhưng lương thiện.

Vỉa hè Sài Gòn cũng còn là “phong vũ biểu,” là nơi phản ánh đúng thực chất của nền kinh tế còn mang nặng “tính thủ công.” Dù nền kinh tế thị trường đang dần dần làm thức tỉnh tính năng động trong mỗi người dân, sau gần 40 năm bị “định hướng” bởi nền kinh tế cộng sản kiểu trại lính đầy trì trệ, u mê...

Cuối năm, đi sắm đồ vỉa hè Sài Gòn
Monday, February 16, 2015 7:39:41 PM



 


Văn Lang/Người Việt

SÀI GÒN (NV) - Đồ bày bán ở vỉa hè Sài Gòn xuất hiện tràn lan, nhất là vào dịp cuối năm. Đặc biệt trong bối cảnh năm nay, cuối năm trời đột nhiên trở lạnh (18 độ C và kéo dài), trong khi nền kinh tế thì vẫn một màu...xám.



Áo gió được bán “xôn” tại vỉa hè với giá 20 ngàn đồng/1 cái. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Hàng sida

Nói tới hàng bày bán trên vỉa hè Sài Gòn thì người ta thường có ngay một “hình dung từ” là hàng sida. 

Danh từ hàng sida xuất hiện khoảng giữa thập niên 80, và thời cực thịnh là thập niên 90.

 Nghe từ “sida” có vẻ hơi “ghê ghê” vì dễ liên tưởng tới HIV hay bệnh AIDS. Nhưng thực chất Sida là viết tắt của cụm từ (Swedish International Development Cooperation Agency) - Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế của Thụy Điển. 

Vào đầu thập niên 80 tổ chức hợp tác phát triển quốc tế của Thụy Điển (sida), thường cung cấp hàng viện trợ nhân đạo cho các quốc gia nghèo như Việt Nam, và sau này đặc biệt là Cambodia. Đó là những thùng hàng quần áo cũ, do các tổ chức từ thiện quyên góp, đã được hấp tẩy sạch sẽ, và trong tình trạng vẫn còn sử dụng tốt. Do đó, theo một nghĩa khác hàng sida cũng đồng nghĩa với hàng second-hand. 

Theo lời của các thương lái bỏ mối cho các bạn hàng, thì từ trước tới nay hàng sida đều được mua “nguyên đai, nguyên kiện” từ bên Cambodia và chuyển về Việt Nam. Do vậy hàng sida còn có tên gọi khác là hàng “thùng.” 

Thập niên 80-90, hàng sida trải dài từ các tình biên giới (như Tân Châu...) về Sài Gòn, sau mới “loang” ra ngoài Trung. Hiện thì hàng sida đã có đại lý phân phối hàng ngay tận Hà Nội. 

Hàng sida là “đối thủ” trực tiếp cạnh tranh với hàng Trung Quốc (vốn là hàng giá rẻ), nhưng hàng sida vừa đẹp, mẫu mã đa dạng, lại là hàng thời trang “xịn,” giá cũng cực...rẻ. 

Nhưng hiện tại hàng sida chỉ còn là thứ hàng “bèo,” hàng của người bình dân, vì hàng sida tốt hay “xịn” thì đã được các chủ hàng “mông má” tân trang lại rồi đem vô shop bán theo giá hàng...hiệu “cao cấp.” 

Một số cửa tiệm gần khu chợ Tân Định còn không ngần ngại, treo bảng trước cửa tiệm với dòng chữ: “Tại đây có bán hàng sida cao cấp!” 

Như vậy cũng có nghĩa là vỉa hè chỉ còn hàng sida...hạ cấp thôi. 




Hàng Việt Nam được bày bán trước cổng chợ Bà Chiểu. (Hình: Văn Lang/Người Việt)


Khi trời Sài Gòn trở lạnh đột ngột, lập tức vỉa hè Sài Gòn “hàng đống” áo gió Sida được đổ xuống. Và người bán trương lên tấm bảng “Áo gió đại hạ giá 20 ngàn đồng”; “đại hạ giá 30 ngàn đồng”; thậm chí có nơi chỉ còn ghi giá có...10 ngàn đồng. 

Với đống áo gió 10 ngàn đồng, chúng tôi không thấy mấy người lai vãng, có lẽ vì nó quá...bèo nhèo, dù đáp ứng nhu cầu bận ấm, nhưng nhìn nó không được...thời trang. 

Hàng áo gió 20 ngàn đồng được nhiều người lựa, vì thấy nhiều cái có vẻ cũng khá “lịch lãm.” Chúng tôi cũng chen lấn coi thử hàng ra sao mà giá lại rẻ rề như vậy. Coi kỹ thì thấy hàng cũ, và có vẻ nhiều cái như đồ “bảo hộ lao động” của công nhân, có lẽ là của Hàn Quốc (vì nhiều áo mang chữ Hàn). 

Người bán thì có lẽ thức đêm nhiều, thấy cứ ngủ gà ngủ gật. Ai lựa xong áo thì tự động mang tiền tới đưa cho người bán. Còn ban ngày thì thấy chủ hàng ngồi chúi mũi bấm game, mặc cho khách tự chọn rồi tới “xìa tiền.” Thấy họ toàn xài loại điện thoại đắt tiền, nên nhiều người nói làm cái nghề bán đồ “si” coi vậy chứ lời lắm. 

Nhưng dù gì nhờ hàng “si”mà dân nghèo có áo ấm để bận. Lại gặp một ông xích-lô tính lựa mua mấy cái áo gió đem về quê làm quà cho mấy đứa cháu 3 ngày Tết.

Hàng Việt tràn ra vỉa hè

Hàng Việt lâu nay thường là hàng “nhái” các thương hiệu cao cấp, hoặc ra vỉa hè thì cũng “núp bóng” hàng sida cho dễ bán. 

Nhưng đặc biệt trong đợt Giáng Sinh tới cận Tết năm nay, hàng Việt chẳng thèm “nhái” thương hiệu ngoại nào, cũng chẳng cần núp bóng sida gì ráo. Cứ thẳng tuột, trần trụi quăng ra vỉa hè mà bán, nhìn hàng thì người mua biết ngay không phải hàng công ty hay xí nghiệp mà là hàng của mấy cơ sở gia đình (trước kia thường làm hàng gia công cho mấy đầu nậu xuất đi Đông Âu). 

Tưởng bở, nhiều người muốn trả giá cái quần jeans (không thương hiệu) này cỡ chừng mấy chục, hoặc chừng 100 ngàn đồng thì họ bán. Ai dè, dân bán quần Jeans Việt vỉa hè giữ chắc giá là 130 ngàn đồng một cái. Phải mua từ vài ba cái, mới mong xin bớt chừng 5 ngàn đồng/1 cái, mà cũng phải lựa lúc vắng người mua mà “nài nỉ.” 

Tìm hiểu, hàng Việt của mấy cơ sở may gia đình này riêng về quần Jeans thì họ khá có kinh nghiệm. Khi không còn làm hàng cho Đông Âu, họ sản xuất hàng cho mấy chợ đầu mối theo giá “chất lượng cao” để bán với danh nghĩa hàng xuất khẩu gia công cho mấy công ty. 

Hàng “xuất” từ các cơ sở may loại gia đình này, chiếm phân khúc giữa của thị trường. 

Nếu hàng thời trang mang nhãn ngoại, thường có giá từ trên 1 triệu đồng đổ lên, thì hàng “xuất” phân khúc giữa có giá từ 300 ngàn-400 ngàn đồng. Còn hàng “xôn” ngoài vỉa hè có giá từ vài chục tới 120 ngàn đồng (nhưng thường bận không vừa phải đi sửa lại vừa tốn tiền vừa mất công). 




Một bác xích-lô đang lựa mua áo gió “đại hạ giá,” 30 ngàn đồng/1 cái.
Tại vỉa hè trước khu trường đua Phú Thọ (Nguyễn Văn Thoại cũ). (Hình: Văn Lang/Người Việt)


Hàng “xuất” phân khúc giữa (đặc biệt là áo sơ-mi) bị “dội chợ” nhiều. Lý do, vì chạy theo lợi nhuận, nhiều nơi đã đưa những nguyên liệu không đạt chất lượng vào, lúc mới thì không thua hàng ngoại, nhưng giặt vài nước bay màu nhìn thấy...thảm. 

Chưa hết, hàng thời trang ngoại cạnh tranh dữ dội với hàng “xuất” phân khúc giữa. Như một cái áo sơ-mi ngoại giá 1 triệu 200 ngàn đồng, giảm giá lần 1 còn 600 ngàn, giảm giá lần hai còn có 300 ngàn đồng. 

Do vậy, nhiều nơi hàng “xuất” vốn là hàng may tại gia (gia công hàng chợ) phải dời khỏi mặt bằng của mấy siêu thị, vì ế ẩm. 

Hàng jeans Việt may tại gia xuất hiện đầy vỉa hè Sài Gòn được người tiêu dùng bình dân chấp nhận, nên bán chạy (vì năm ngoái hàng này đã “xuống đường” và tạo được tin tưởng). Hơn nữa hàng may mới, giá đó là chấp nhận được. Trong khi hàng sida giá bèo lại khiến nhiều người lo ngại vì sợ lây nhiễm các bệnh ngoài da. Vì hàng sida sau này chỉ còn mang nghĩa là hàng cũ (second-hand), chứ không còn là hàng “viện trợ nhân đạo” của Thụy Điển để được hấp, tẩy, tiệt trùng sạch sẽ như trước kia. 

Chỉ tiếc là hàng Việt “xuống đường” chưa có nhiều mẫu mã đa dạng để chọn. Ngoài quần jeans thì áo sơ-mi cũng còn kém (vụng), đặc biệt là áo gió (jacket) còn thua xa kiểu dáng của hàng ngoại, hàng sida. 

Dù sao thì vỉa hè Sài Gòn cũng là nơi cung cấp hàng giá rẻ (không thể rẻ hơn) cho đại đa số người dân lao động (còn rất nghèo). Nhờ vậy, mà người nghèo có áo ấm bận (khi trời trở lạnh), là một chút “sắc Xuân”về cho những người dùng cơ bắp, mồ hôi để đổi lấy miếng cơm, manh áo một cách nhọc nhằn nhưng lương thiện. 

Vỉa hè Sài Gòn cũng còn là “phong vũ biểu,” là nơi phản ánh đúng thực chất của nền kinh tế còn mang nặng “tính thủ công.” Dù nền kinh tế thị trường đang dần dần làm thức tỉnh tính năng động trong mỗi người dân, sau gần 40 năm bị “định hướng” bởi nền kinh tế cộng sản kiểu trại lính đầy trì trệ, u mê...

Switch mode views: