Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thời trang Sài Gòn, ‘thượng vàng hạ cám’


SÀI GÒN (NV) - Theo khảo sát, đánh giá của tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor (Vương Quốc Anh) thì thị trường thời trang ở Việt Nam ước tính doanh thu vào khoảng trên 3 tỉ, riêng trong năm 2012. Trong đó các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam chỉ chiếm được khoảng 20% của thị phần này.

Từ vỉa hè đến trung tâm thương mại

Ở Sài Gòn, nhất là vào những dịp cuối năm, từ trước Giáng Sinh cho tới Tết Nguyên Ðán, thì từ vỉa hè cho tới shop thời trang, siêu thị, trung tâm thương mại nơi đâu cũng từ sáng cho tới tối, thậm chí thật khuya (chợ đêm) đều tấp nập cảnh người ta đua nhau đi mua sắm quần áo.

thoitrang saigon 1Hàng may mặc Việt Nam bày bán trên vỉa hè với giá rẻ như bèo. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Giá cả thì cũng “muôn hồng nghìn tía” từ bộ đồ cũ (sida/second hand) rất “modern” cho con nít chỉ có giá từ 5-15 ngàn đồng, tới bộ đồ hàng hiệu ở trung tâm thương mại lên tới vài triệu. Thậm chí mới đây có cô người mẫu - diễn viên còn mở một showroom tại đường Ðồng Khởi (Tự Do cũ) giới thiệu một loạt hàng hiệu có giá từ 1,000 đô la tới vài chục ngàn đô la (?!).

Gặp Ch., một tay chơi hàng hiệu sành sỏi một thời, anh chỉ cần liếc mắt qua một cái là biết hàng xuất xứ tại đâu, hàng Mỹ hay hàng HongKong, hàng Thái hay hàng Chợ Lớn, hàng thật hay hàng nhái (fake), hàng hiệu thứ thiệt hay chỉ là hàng Sida được “mông má” tấy trang lại. Giữa các loại hàng này giá cả có thể chênh lệch nhau từ vài chục cho tới... vài trăm lần.

Nhưng hiện nay theo Ch. thì anh đã không còn theo kịp “trào lưu”, vì chỉ riêng hàng ngoại nhượng quyền (franchise) và hàng phân phối độc quyền các thương hiệu ngoại từ Mỹ tới Châu Âu, Châu Á đã lên tới con số 140 nhãn hiệu, chưa kể hàng xách tay, hàng quà biếu, hàng nhái cao cấp của Trung Quốc, Hàn Quốc và một vài nước ở Châu Á, Trung Ðông...

Do vậy, theo lời khuyên của Ch. thì “tiền nào của nấy” để khỏi mất thời gian và cũng khỏi để “tiền mất tật mang”, muốn rẻ thì ra vỉa hè, muốn khỏi mua lầm thì tới... hàng hiệu của mấy trung tâm thương mại, nơi cửa hàng của mấy cô người mẫu-diễn viên có chồng hoặc bố chồng là triệu phú đôla, là Việt kiều hay người ngoại quốc gì đó.

Nghe Ch. khuyên, chúng tôi thắc mắc là “năm xưa” có một cô hoa hậu lấy một anh Việt kiều rồi mở ra một trung tâm bán điện thoại di động cao cấp, dân ta tin tưởng xúm lại mua, sau anh chàng Việt kiều bị bắt về tội buôn lậu, dân chơi mới “té ngửa” vì hàng điện thoại cao cấp kia hóa ra toàn hàng “Made in China”. Nghe chuyện, Ch. cười híp mắt, phán: “Vậy mới nói, nghề chơi cũng lắm công phu!”

thoitrang saigon 2Quần áo được bày bán tại một số cửa hàng trước cửa chợ Bà Chiểu. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

‘Hàng hiệu’ đụng vào bỏng tay

Tại một trung tâm thương mại, dù biết là không đủ khả năng mua, chúng tôi cũng ghé qua cửa tiệm bán hàng hiệu Levi's để coi cho biết. Cầm thử một cái quần coi thì thấy có giá là 1 triệu 130 ngàn đồng, và cầm coi thêm một cái quần nữa thì thấy có giá là 2 triệu 300 ngàn đồng, hết dám coi thêm. Hàng tại đây đều thấy ghi rõ nơi sản xuất là tại Việt Nam và... Ai Cập.

Ghé cửa tiệm Gap kế bên, lựa chọn đắn đo mãi, cuối cùng T. cũng mua được một cái áo sơ mi dù đã được sale off tới 50% cũng vẫn có giá là 600 ngàn đồng.

Tại cửa tiệm của Bossini thuộc thương xá Tax, lựa mãi trong đống hàng sale off không có cái quần nào ưng ý, cuối cùng T. đành mua một cái quần Jean mới với giá là 900 ngàn đồng.

Chỉ còn phân nửa số tiền, chúng tôi quyết định tới mấy nơi bán hàng hiệu của Việt Nam để mua cho rẻ hơn.

Áo sơ-mi của công ty may 10 trong thương xá Tax có giá từ 350 ngàn đồng tới 450 ngàn đồng. Áo của công ty An Phước có giá là 600 ngàn đồng, riêng nhãn hàng Pierre Cardin (nhượng quyền cho công ty An Phước) thì áo sơ-mi có giá là 1 triệu 70 ngàn đồng một áo.

Ghé thương xá TaKa nằm trên đường NKKN, đây là một “thiên đường mua sắm” hàng hiệu Việt Nam với vô số cái tên, nhưng người bán và người mua không quan tâm tới nhãn mác mà thống nhất chung một tên gọi là “hàng xuất khẩu”.

thoitrang saigon 3Cửa tiệm thời trang của một công ty may thời trang tên tuổi ở Sài Gòn trên đường Nguyễn Trãi, quận 5. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Lựa mãi mới được một cái quần Jean “xuất khẩu” có size vừa với mình, dù kiểu dáng còn hơi “nhà quê”. Cô bán hàng “hét” giá lên tới 600 ngàn đồng, cò kè bớt một thêm hai, và T. lại còn phải ca thêm bài ca sinh viên nghèo mãi mới được cô bán hàng thương tình đồng ý bán với giá là 380 ngàn đồng. Chưa kịp trả tiền, bất chợt bà mẹ cô gái về tới và nhất mực chắc giá cái quần là 450 ngàn đồng không bớt một cắc.

Giới chuyên gia đã tính toán, may gia công thì chỉ hưởng 10 cent/một sản phẩm, mua đứt bán đoạn (FOB) kiếm thêm được 1 đôla, bán sỉ kiếm thêm được 2 đôla, bán lẻ thì thêm được 2 đôla nữa.

Hiện nay mấy công ty may mặc thời trang Việt Nam chủ yếu vẫn là may gia công cho nước ngoài. Nguyên liệu dệt may trong nước thì vừa thiếu, vừa kém chất lượng. Do vậy hàng Việt Nam hầu như không có khả năng cạnh tranh tại thị trường nội địa.

Chưa kể, theo tiến trình của WTO, tới năm 2015 hàng rào thuế quan với hàng may mặc được dỡ bỏ, thì e rằng lúc đó cái thị phần 20% mà hàng may mặc Việt Nam hiện có trên sân nhà e rằng cũng mất luôn vào tay các hãng thời trang ngoại.



Thời trang Sài Gòn, ‘thượng vàng hạ cám’
Monday, November 25, 2013 6:32:58 PM



 


Văn Lang/Người Việt

SÀI GÒN (NV) - Theo khảo sát, đánh giá của tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor (Vương Quốc Anh) thì thị trường thời trang ở Việt Nam ước tính doanh thu vào khoảng trên 3 tỉ, riêng trong năm 2012. Trong đó các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam chỉ chiếm được khoảng 20% của thị phần này.

Từ vỉa hè đến trung tâm thương mại

Ở Sài Gòn, nhất là vào những dịp cuối năm, từ trước Giáng Sinh cho tới Tết Nguyên Ðán, thì từ vỉa hè cho tới shop thời trang, siêu thị, trung tâm thương mại nơi đâu cũng từ sáng cho tới tối, thậm chí thật khuya (chợ đêm) đều tấp nập cảnh người ta đua nhau đi mua sắm quần áo.

Hàng may mặc Việt Nam bày bán trên vỉa hè với giá rẻ như bèo. (Hình: Văn Lang/Người Việt)


Giá cả thì cũng “muôn hồng nghìn tía” từ bộ đồ cũ (sida/second hand) rất “modern” cho con nít chỉ có giá từ 5-15 ngàn đồng, tới bộ đồ hàng hiệu ở trung tâm thương mại lên tới vài triệu. Thậm chí mới đây có cô người mẫu - diễn viên còn mở một showroom tại đường Ðồng Khởi (Tự Do cũ) giới thiệu một loạt hàng hiệu có giá từ 1,000 đô la tới vài chục ngàn đô la (?!).

Gặp Ch., một tay chơi hàng hiệu sành sỏi một thời, anh chỉ cần liếc mắt qua một cái là biết hàng xuất xứ tại đâu, hàng Mỹ hay hàng HongKong, hàng Thái hay hàng Chợ Lớn, hàng thật hay hàng nhái (fake), hàng hiệu thứ thiệt hay chỉ là hàng Sida được “mông má” tấy trang lại. Giữa các loại hàng này giá cả có thể chênh lệch nhau từ vài chục cho tới... vài trăm lần.

Nhưng hiện nay theo Ch. thì anh đã không còn theo kịp “trào lưu”, vì chỉ riêng hàng ngoại nhượng quyền (franchise) và hàng phân phối độc quyền các thương hiệu ngoại từ Mỹ tới Châu Âu, Châu Á đã lên tới con số 140 nhãn hiệu, chưa kể hàng xách tay, hàng quà biếu, hàng nhái cao cấp của Trung Quốc, Hàn Quốc và một vài nước ở Châu Á, Trung Ðông...

Do vậy, theo lời khuyên của Ch. thì “tiền nào của nấy” để khỏi mất thời gian và cũng khỏi để “tiền mất tật mang”, muốn rẻ thì ra vỉa hè, muốn khỏi mua lầm thì tới... hàng hiệu của mấy trung tâm thương mại, nơi cửa hàng của mấy cô người mẫu-diễn viên có chồng hoặc bố chồng là triệu phú đôla, là Việt kiều hay người ngoại quốc gì đó.

Nghe Ch. khuyên, chúng tôi thắc mắc là “năm xưa” có một cô hoa hậu lấy một anh Việt kiều rồi mở ra một trung tâm bán điện thoại di động cao cấp, dân ta tin tưởng xúm lại mua, sau anh chàng Việt kiều bị bắt về tội buôn lậu, dân chơi mới “té ngửa” vì hàng điện thoại cao cấp kia hóa ra toàn hàng “Made in China”. Nghe chuyện, Ch. cười híp mắt, phán: “Vậy mới nói, nghề chơi cũng lắm công phu!”

 

Quần áo được bày bán tại một số cửa hàng trước cửa chợ Bà Chiểu. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

‘Hàng hiệu’ đụng vào bỏng tay

Tại một trung tâm thương mại, dù biết là không đủ khả năng mua, chúng tôi cũng ghé qua cửa tiệm bán hàng hiệu Levi's để coi cho biết. Cầm thử một cái quần coi thì thấy có giá là 1 triệu 130 ngàn đồng, và cầm coi thêm một cái quần nữa thì thấy có giá là 2 triệu 300 ngàn đồng, hết dám coi thêm. Hàng tại đây đều thấy ghi rõ nơi sản xuất là tại Việt Nam và... Ai Cập.

Ghé cửa tiệm Gap kế bên, lựa chọn đắn đo mãi, cuối cùng T. cũng mua được một cái áo sơ mi dù đã được sale off tới 50% cũng vẫn có giá là 600 ngàn đồng.

Tại cửa tiệm của Bossini thuộc thương xá Tax, lựa mãi trong đống hàng sale off không có cái quần nào ưng ý, cuối cùng T. đành mua một cái quần Jean mới với giá là 900 ngàn đồng.

Chỉ còn phân nửa số tiền, chúng tôi quyết định tới mấy nơi bán hàng hiệu của Việt Nam để mua cho rẻ hơn.

Áo sơ-mi của công ty may 10 trong thương xá Tax có giá từ 350 ngàn đồng tới 450 ngàn đồng. Áo của công ty An Phước có giá là 600 ngàn đồng, riêng nhãn hàng Pierre Cardin (nhượng quyền cho công ty An Phước) thì áo sơ-mi có giá là 1 triệu 70 ngàn đồng một áo.

Ghé thương xá TaKa nằm trên đường NKKN, đây là một “thiên đường mua sắm” hàng hiệu Việt Nam với vô số cái tên, nhưng người bán và người mua không quan tâm tới nhãn mác mà thống nhất chung một tên gọi là “hàng xuất khẩu”.

Cửa tiệm thời trang của một công ty may thời trang tên tuổi ở Sài Gòn trên đường Nguyễn Trãi, quận 5. (Hình: Văn Lang/Người Việt)


Lựa mãi mới được một cái quần Jean “xuất khẩu” có size vừa với mình, dù kiểu dáng còn hơi “nhà quê”. Cô bán hàng “hét” giá lên tới 600 ngàn đồng, cò kè bớt một thêm hai, và T. lại còn phải ca thêm bài ca sinh viên nghèo mãi mới được cô bán hàng thương tình đồng ý bán với giá là 380 ngàn đồng. Chưa kịp trả tiền, bất chợt bà mẹ cô gái về tới và nhất mực chắc giá cái quần là 450 ngàn đồng không bớt một cắc.

Giới chuyên gia đã tính toán, may gia công thì chỉ hưởng 10 cent/một sản phẩm, mua đứt bán đoạn (FOB) kiếm thêm được 1 đôla, bán sỉ kiếm thêm được 2 đôla, bán lẻ thì thêm được 2 đôla nữa.

Hiện nay mấy công ty may mặc thời trang Việt Nam chủ yếu vẫn là may gia công cho nước ngoài. Nguyên liệu dệt may trong nước thì vừa thiếu, vừa kém chất lượng. Do vậy hàng Việt Nam hầu như không có khả năng cạnh tranh tại thị trường nội địa.

Chưa kể, theo tiến trình của WTO, tới năm 2015 hàng rào thuế quan với hàng may mặc được dỡ bỏ, thì e rằng lúc đó cái thị phần 20% mà hàng may mặc Việt Nam hiện có trên sân nhà e rằng cũng mất luôn vào tay các hãng thời trang ngoại.
Switch mode views: