Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài

               Suy Tư Dòng Đời:

  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Họp báo lần 2: Tổng thống Pháp đối mặt với suy thoái kinh tế

FRANCE-HOLLANDE Kinhte



Tổng thống Pháp François Hollande tại cuộc họp báo ở điện Elysée,16/05/2013.
REUTERS/Benoit Tessier


Trong cuộc họp báo hôm nay, 16/05/2013, tại điện Elysée, kéo dài 2 giờ rưỡi, trước 400 nhà báo Pháp và ngoại quốc, tổng thống François Hollande vạch ra ''các giai đoạn tiếp theo'' trong kế hoạch hành động của ông.

Tổng thống Pháp nhấn mạnh đến đòi hỏi thành lập một ''chính phủ kinh tế'' của châu Âu.

 Ông cũng khẳng định sẽ không thay đổi thành phần chính phủ ngay và sự cần thiết theo đuổi các mục tiêu dài hạn.

 Cuộc họp báo thứ hai của tổng thống Pháp diễn ra trong bối cảnh ông Hollande nhận được tỷ lệ ủng hộ thấp nhất trong số các tổng thống nền Cộng hòa V, theo thăm dò dư luận, và trong bối cảnh kinh tế Pháp chính thức rơi vào suy thoái .

Đây là lần thứ hai tổng thống Pháp phát biểu trước báo giới. Lần họp báo đầu tiên được tổ chức ngày 13/11 năm ngoái.

 Vào thời điểm nhậm chức, François Hollande hứa, cứ nửa năm một lần, sẽ tổ chức một cuộc họp báo.

Tổng thống Hollande bắt đầu cuộc họp báo với việc vinh danh những người lính Pháp ngã xuống ở Mali, đã góp phần mang lại không chỉ sự giải phóng cho quốc gia này khỏi chủ nghĩa khủng bố, mà còn khiến « châu Phi yêu quý nước Pháp ».

Theo tổng thống Pháp, cuộc họp báo có mục tiêu chính là « vạch ra các giai đoạn tiếp theo trong kế hoạch hành động » của ông.

Nhắc đến thời hạn mà Bruxelles đề ra cho Pháp trong nỗ lực giảm thâm hụt nợ công xuống dưới 3% GDP, tổng thống Hollande ca ngợi « các nỗ lực của chính phủ, của thủ tướng Jean-Marc Ayrault, của tất cả mọi người Pháp đã dành thời gian cho mục tiêu chung này ».

François Hollande đề ra cho mình mục tiêu « khởi động một sáng kiến châu Âu », đồng thời nhắc đến « nghịch lý » của một châu Âu « cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, tuy nhiên lại bị coi như là một nền kinh tế ốm yếu, suy thoái ».

 Tổng thống Pháp đề xuất một kế hoạch châu Âu gồm bốn điểm, mà ông dự tính cần hai năm để thực hiện.

Điểm đầu tiên là : Lập ra « cùng với các nước thuộc khu vực đồng euro, một chính phủ kinh tế, họp lại hàng tháng » dưới sự chủ tọa của một vị chủ tịch có quyền lực thực sự.

Chính phủ này có nhiệm vụ duy nhất là « bàn thảo về vấn đề chính sách kinh tế ». Điểm thứ hai là, khởi động một « kế hoạch hội nhập giới trẻ » ở quy mô châu Âu, với việc gia tăng huy động các quỹ đầu tư.

Tổng thống Pháp cũng muốn xây dựng một « chiến lược đầu tư, đặc biệt cho các ngành công nghiệp và các hệ thống truyền thông thông tin mới ».

 François Hollande nhắc đến việc lập ra một « ủy ban châu Âu về năng lượng, có sứ mạng phối hợp toàn bộ các nỗ lực cho các loại hình năng lượng tái tạo », với mục tiêu cùng nhau thành công trong việc thực hiện bước chuyển quá độ sang năng lượng Xanh…

Về phần nước Pháp, đối mặt với sự lo ngại của người Pháp trước một loạt các chỉ báo rất đáng ngại của nền kinh tế, đặc biệt là nạn thất nghiệp gia tăng, François Hollande cam kết sẽ nỗ lực để đưa thất nghiệp đi xuống vào cuối năm nay.

Để kích thích đầu tư, ông tuyên bố sẽ cải cách quỹ bảo hiểm, xem xét lại mức thuế đối với lợi nhuận từ các động sản để khuyến khích người Pháp đầu tư…

Chính phủ Jean-Marc Ayrault được giao nhiệm vụ chuẩn bị một kế hoạch đầu tư 10 năm trên bốn lĩnh vực ưu tiên : kỹ thuật số, quá độ sang năng lượng Xanh, y tế và hạ tầng giao thông, với khả năng huy động các nguồn vốn khác nhau. Kế hoạch sẽ phải được công bố vào tháng 6/2013 tới.

Về một số cam kết tranh cử khác, như quyền bỏ phiếu của người nước ngoài tại các kỳ bầu cử địa phương, ông Hollande cũng khẳng định sẽ đưa ra xem xét tại Quốc hội sau kỳ bầu cử địa phương tháng 3/2014.

Các phát biểu của tổng thống François Hollande bị các đảng phái đối lập chỉ trích.

Lãnh đạo đảng trung hữu UDI Jean-Louis Borloo, một mặt khen ngợi tính chất dân chủ về mặt hình thức của hành động tổ chức họp báo, mặt khác cho rằng các đề xuất của François Hollande « hoàn toàn lệch pha với tình trạng suy thoái hiện nay ».

Chủ tịch nhóm nghị sĩ đối lập UMP tại Hạ viện Christian Jacob đánh giá tổng thống Pháp có thái độ « trông chờ, không chính xác và không phù hợp với hành động », bên cạnh đó sáng kiến chính phủ kinh tế châu Âu của ông là không được chuẩn bị trước.

Phó chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia Florian Philippot nhận định rằng đề nghị chính phủ kinh tế châu Âu là "một chuyện hoang đường", vì trên thế giới khu vực duy nhất suy thoái là khu vực euro. Về phía tả của đảng Xã hội, đồng chủ tịch Đảng Cánh Tả Jean-Luc Mélanchon thì cho rằng tổng thống Pháp đã biến thành đệ tử của « chủ nghĩa tự do ».

 


Switch mode views: