Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ý nghĩa TPP đối với các cường quốc Mỹ – Trung – Nga

ttp 2

Nguồn ảnh: internet

Bộ Trưởng thương mại và kinh tế của 12 nước (Canada, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Austrialia, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam) đã chính thức ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 4-2, tại thành phố Auckland, Tân Tây Lan (New Zealand).

TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) chủ trương liên kết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thành một cộng đồng mậu dịch xóa bỏ các loại thuế quan và rào cản hàng hóa giữa các nước thành viên.

Cộng đồng TPP có 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới. Hiệp định sẽ có hiệu lực thi hành sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn.

Các quốc gia Đông Nam Á một măt chào mừng sự hình thành TPP, nhưng mặt khác tỏ ra lo sợ về chủ trương đối nghịch của các cường quốc Mỹ – Trung – Nga  đối với Hiệp định có thể dẫn đến tranh chấp quân sự tại Thái Bình Dương.

Mỹ chủ động thúc đẩy việc ký kết hai dự án thương mại khu vực to lớn: Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

 Trong bối cảnh xoay trục sang Á châu (pivot to Asia), TPP mang nhiều ý nghĩa địa chính trị đối với Mỹ.
Chính quyền Mỹ đánh giá Á châu – Thái Bình Dương là trọng tâm kinh tế và chiến lươc thế giới trong thế kỷ 21, nên Mỹ muốn xây dựng mối liên kết sâu rộng với một khu vực đang phát triển, đồng thời tăng cường sự hiện diện tại khu vực thông qua quan hệ thương mại.

TPP sẽ là công cụ giúp Mỹ điều chỉnh lại chiến lược kiềm chế sự trỗi dây của Trung Cộng. Mỹ và hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á không muốn nhìn Trung Cộng ngày càng mạnh.

Dan Ikenson, chuyên gia thương mại của Học viện nghiên cứu kinh tế – chính trị CATO (Mỹ) đã có nhân xét trên báo trực tuyến gazeta.ru “Hiện tại TPP là một câu lạc bộ không có cửa cho Nga Sô và Trung Cộng bước vào”.

Nhận thức mục tiêu chiến lược chuyển trục sang Á châu của Mỹ là nhằm cô lập Trung Cộng và biến Hiệp định TPP thành một đối trọng với Trung Cộng, giới lãnh đạo cộng sản Trung quốc đã phản ứng bằng kế hoạch ba điểm của chủ tịch đảng Tập Cận Bình đề ra vào năm 2013:

– Lập căn cứ quân sự trên các đảo ở biển Đông.
– Thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Á châu (Asian Infratructure Invesment Bank – AIIB).
– Xây dựng Con đường Tơ lụa mới (New Silkroad: one belt, one road) gồm hai phần: Vành đai (Hành lang) kinh tế trên bộ và Con đường tơ lụa trên biển.

Trong quá trình thực hiện chương trình ba điểm, việc xây dựng các căn cứ quân sự trái phép trên các quần đảo ở Biển Đông không thuộc chủ quyền Trung Cộng đã gây ra phản ứng lo ngại từ nhiều nước trong vùng.

Nhưng chủ trương xây dựng Con đường tơ lụa mới và thành lập Ngân hàng AIIB đang được nhiều nước ủng hộ.
 Đặc biệt sự thành lập AIIB được các nhà phân tích chiến lược đánh giá là một nước cờ Trung cộng đẩy Mỹ ra ngoài cũng như thoát được chủ trương ngăn chặn ảnh hưởng của Trung cộng thông qua Hiệp đinh TPP.

 Đến nay đã có trên 57 nước tham gia vào AIIB, trong đó  có  Đức, Anh, Pháp, Italia, Canada, Nga, Úc, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Ả Rập Xê Út, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ, Séc, Hungary, Iran, Kuwait, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE. Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Về phía Nga Sô, Chủ tịch quốc hội Sergej Naryschkin đã phê bình chủ đích chiến lược  của Mỹ thông qua cácHiệp định thương mại TPP và TIPP là lập ra các liên minh kinh tế khu vực để vô hiệu hóa vai trò của tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Các Hiệp định này sẽ là mô hình có thể áp dụng cho các thỏa thuận thương mại trong tương lai ở mọi khu vực trên thế giới. Natalia Stapran, Giám đốc trung tâm nghiên cứu các dự án APEC cho rằng, Mỹ lôi kéo các quốc gia Á châu vào TPP và áp đăt những quy định mới trong các lãnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư, tài chính, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn lao động, xã hội, môi trường… hầu dễ dàng nhúng tay vào nội bộ các nước thành viên.

Về mặt kinh tế, thứ trưởng kinh tế Stanislaw Woskresenski cho biết, TPP không ảnh hưởng nhiều đến thương mại nước Nga.
Tuy nhiên, Nga nghi ngờ Mỹ sẽ bổ túc TPP thêm những biện pháp quân sự để chống lại ảnh hưởng của Nga và Trung Cộng trong khu vực Thái Bình Dương.

Trong một bài viết trên tuần báo WPK, Chuyên gia kinh tế Alexej Tschitschkin xác tín Mỹ sẽ sử dụng liên minh quân sự ANZUS (Mỹ, Úc, Tân Tây Lan) làm cơ bản cho môt kết hợp mới.

 Từ 2013 Mỹ đã gia tăng nhiều cuộc tập trận chung và đại diện bộ quốc phòng Anh cũng luôn hiện diện. Tschitschkin nêu ra những chi tiết: Giới truyền thông Mỹ luôn nhắc đên chính sách ngăn chặn Nga sô và Trung cộng.

 Mỹ quan ngại các hoạt động của Bắc kinh ở Thái Bình Dương là mối đe dọa thật sự cho quyền lợi chiến lược của Mỹ và các đồng minh trong vùng. Ngoài ra Mỹ còn quan tâm đến đảo có tài nguyên dầu khí Trường sa (Spratly) – Biển Đông mà Trung công đã chiếm…

Bên cạnh minh ước ANZUS, Mỹ còn ký các thỏa ước song phương về viện trợ quân sự cũng như hợp tác với Nhật, Nam Hàn, Nam Dương và Phi luật  tân.

Trong tương lai, các căn cứ quân sự của Mỹ trong vùng sẽ phục vụ cho TPP. Tschtschkin kết luận bài báo, Mỹ thống trị TPP với chủ trương ngăn chặn ảnh hưởng của Nga và Trung cộng hầu củng cố vị thế chính trị và kinh tế trong vùng.
Chương trình kinh tế Marshall đã thi hành tại Âu châu sau Đệ nhị thế chiến, đã mở đường cho sự thành hình Tổ chức quân sự NATO và mô hình này cũng sẽ được áp dụng thông qua TPP.

Nga Sô và Trung Cộng có cùng nhận xét: Hiệp định TPP trong tương lai sẽ là một loại Tổ chức quân sự Đông Minh Ước  Đại Tây Dương (Đông NATO) của Mỹ.

Switch mode views: