Mỹ - Nhật – Hàn bàn biện pháp đối phó với Bắc Triều Tiên
- Thứ Ba, 09 tháng Hai năm 2016 20:07
- Tác Giả: Anh Vũ
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (giữa) theo dõi vụ phóng tên lửa. Ảnh do hãng tin Kyodo cung cấp ngày 07/02/2016.
REUTERS/Kyodo
Một ngày sau khi Bắc Triều Tiên thông báo phóng thử thành công tên lửa vệ tinh, được cho là vụ thử tên lửa đạn đạo trá hình, hôm qua, 08/02/2016, lãnh đạo ba nước đồng minh Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã có cuộc điện đàm để tìm biện pháp tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng.
Theo phủ tổng thống Hàn Quốc, trong cuộc điện đàm với tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, tổng thống Barack Obama đã khẳng định vụ thử tên lửa tầm xa của Bắc Triều Tiên đe dọa trực tiếp đến an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh.
Lãnh đạo ba nước đã nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn nữa để thúc đẩy Liên Hiệp Quốc có các biện pháp trừng phạt có hiệu quả hơn đối với chế độ Bình Nhưỡng.
Hôm qua, một quan chức bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết, các bộ tư lệnh quân đội Mỹ- Nhật-Hàn trong tuần sẽ có cuộc tham khảo ý kiến nhằm tăng cường sự phối hợp hành động trên bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, hôm nay, một quan chức quốc phòng của Hàn Quốc đưa ra nhận định, tên lửa được Bình Nhưỡng phóng thử hôm Chủ nhật vừa qua dường như có tầm bắn xa hơn so với loại tên lửa Ngân hà 3 ( Unha-3) được Bắc Triều Tiên phóng năm 2012.
Loại tên lửa mới có thể có tầm bắn đạt 12 nghìn km so với loại cũ là 10 nghìn km.
Theo thông báo của Bình Nhưỡng, thì đó là tên lửa mang vệ tinh quan sát trái đất.
Tuy nhiên cộng đồng quốc tế đều cho rằng đây là vụ thử tên lửa tầm xa với tầm bắn có thể vươn tới các mục tiêu trên đất Mỹ.
Tuy nhiên, quan chức quốc phòng Hàn Quốc nói trên cho rằng, Bắc Triều Tiên có thể đạt tầm bắn xa nhưng vẫn chưa nắm được công nghệ cần thiết để chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Tại Liên Hiệp Quốc, từ sau vụ Bắc Triều Tiên thử hạt nhân hôm mùng 6 tháng Giêng, một dự thảo nghị quyết về các biện pháp trừng phạt mới đối với Bình Nhưỡng do Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ soạn thảo đã được đưa ra thảo luận nhưng vẫn không được sự ủng hộ của Trung Quốc.
Bắc Kinh lo ngại những biện pháp trừng phạt quá nặng sẽ đẫn đến mất ổn định tại Bắc Triều Tiên, có thể gây ra làn sóng người tị nạn Triều Tiên đổ sang Trung Quốc.
Tin mới
- Ông Trump, Sanders giành chiến thắng ở New Hampshire - 10/02/2016 21:52
- Bắc Triều Tiên hành quyết tổng tham mưu trưởng quân đội - 10/02/2016 18:24
- Hàn Quốc đình chỉ các hoạt động ở khu công nghiệp liên Triều - 10/02/2016 18:19
- Mỹ - Ấn Độ thảo luận về tuần tra chung ở Biển Đông - 10/02/2016 18:11
- Bắc Kinh tuyên truyền cho tuyến bay thương mại Hải Nam-Hoàng Sa - 10/02/2016 18:02
- Quân đội Syria chuẩn bị bao vây Aleppo - 10/02/2016 01:25
- Ý nghĩa TPP đối với các cường quốc Mỹ – Trung – Nga - 10/02/2016 00:34
- Hồi giáo cực đoan xâm nhập phát triển mạnh tại Nga - 09/02/2016 20:49
- Khủng hoảng tị nạn Syria: Berlin và Ankara muốn NATO hỗ trợ - 09/02/2016 20:42
- Mỹ : Bỏ phiếu đề cử ứng viên tổng thống tại New Hampshire - 09/02/2016 20:13
Các tin khác
- Ngoại trưởng Philippines Rosario từ chức - 09/02/2016 19:35
- Bắc Triều Tiên: « Không thể loại trừ khả năng quân đội làm đảo chính » - 09/02/2016 16:51
- Thổ Nhĩ Kỳ chưa quyết định mở cửa cho người tị nạn - 09/02/2016 06:47
- Hồ sơ nhập cư: Pháp-Đức trấn an châu Âu - 09/02/2016 06:38
- Giới công nghiệp châu Âu không muốn Trung Quốc có quy chế thị trường - 09/02/2016 00:43
- Biển Đông : Mỹ đối mặt với nguy cơ bị Trung Quốc chọc mù - 09/02/2016 00:34
- Miến Điện : Bầu tổng thống khởi sự ngày 17/03 - 09/02/2016 00:26
- Việt Nam sau Đại hội Đảng 12 ra sao ? - 09/02/2016 00:19
- Bất bình Bắc Kinh, Mỹ đưa lá chắn đến Hàn Quốc - 08/02/2016 18:50
- Nhật chuyển giao công nghệ chế tạo tàu ngầm cho Úc - 08/02/2016 17:57