Ngoại trưởng Philippines Rosario từ chức
- Thứ Ba, 09 tháng Hai năm 2016 19:35
- Tác Giả: Trọng Thành
Ngoại trưởng Philippine Albert del Rosario và đồng nhiệm Anh quốc Philip Hammond (P) tại Manila ngày 07/01/2016.
REUTERS/Czar Dancel
Hôm qua, 08/02/2016, đơn từ chức của ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã được tổng thống chấp thuận.
Người nỗ lực siết chặt quan hệ quốc phòng với Mỹ và thúc đẩy vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông ra tòa án quốc tế sẽ chính thức từ nhiệm kể từ ngày 07/03 tới.
Theo CNN Philippines, cho dù không có thông tin chính thức nào được đưa ra về vụ từ chức này, ngoại trưởng Rosario, sinh năm 1939, phải từ chức vì lý do tình trạng sức khỏe rất kém.
Tháng 11/2015, ông Rosario đã trải qua một phẫu thuật để ghép máy trợ tim.
CNN điểm lại một số biến chuyển quan trọng trong nền ngoại giao Philippines kể từ năm 2011, khi ông Albert del Rosario nhậm chức ngoại trưởng.
Thứ nhất là việc củng cố liên minh quốc phòng với Hoa Kỳ, với kết quả là thỏa thuận hợp tác quốc phòng Enhanced Defense Cooperation Agreement (EDCA), được ký kết năm 2014, vừa được Tòa Án Tối Cao Philippines phê chuẩn tháng trước.
Thỏa thuận này cho phép quân đội Mỹ hiện diện tại Philippines một cách đông đảo và thường xuyên hơn, và trợ giúp nhiều hơn cho quân đội Philippines trong việc bảo vệ đất nước.
Ngoại trưởng Rosario từng là đại sứ của Philippines tại Mỹ từ năm 2001 đến 2006.
Thứ hai là, dưới quyền của ngoại trưởng Rosario, kể từ năm 2013, chính quyền Manila đã đệ trình lên Tòa Trọng Tài Thường Trực của Liên Hiệp Quốc hồ sơ kiện Trung Quốc về các tham vọng chủ quyền tại Biển Đông, mà Philippines gọi là Biển Tây Philippines.
Phán quyết về vụ này sẽ được đưa ra vào cuối năm nay. Ngoại trưởng Philippines là « một tiếng nói không mệt mỏi » trong việc khuyến cáo ASEAN - Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – chú ý đến tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Bắt đầu mùa tranh cử
Theo AFP, hôm nay, Philippines chính thức bước vào kỳ tranh cử. Trong số các cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 5, bầu cử tổng thống « được chú ý nhiều nhất », bởi người kế nhiệm được kỳ vọng sẽ nối tiếp các thành tựu chống tham nhũng và phát triển kinh tế dưới thời tổng thống Benigno Aquino.
Theo các chuyên gia về nền chính trị của quần đảo, cử tri Philippines thường chọn ủng hộ một ứng cử viên căn cứ theo tên tuổi và tính cách cá nhân, chứ không phải theo cương lĩnh tranh cử hay lập trường tư tưởng.
Cách nay 6 năm, ông Benino Aquino III thắng cử nhờ ở vầng hào quang của cha mẹ quá cố : mẹ - tổng thống Cory Aquino và bố - cựu thượng nghị sĩ bị ám sát Benigno Simeon Aquino.
Một trong các ứng cử viên hàng đầu hiện nay là ông Jejomar Binay, 73 tuổi, lãnh đạo đảng đối lập, phó tổng thống.
Xuất thân nghèo khó, ông Jejomar Binay trở thành một trong những chính trị gia có thế lực nhất. Jejomar Binay hiện bị nhiều cáo buộc tham nhũng.
Tổng thống mãn nhiệm hy vọng nhà ngân hàng Mar Roxas, 58 tuổi, từng học tập tại Mỹ, sẽ kế nhiệm ông, nhưng nhân vật này không được dân chúng ủng hộ nhiều.
Theo Hiến Pháp Philippines, tổng thống Aquino không được phép tái ứng cử.
Tin mới
- Bắc Triều Tiên hành quyết tổng tham mưu trưởng quân đội - 10/02/2016 18:24
- Hàn Quốc đình chỉ các hoạt động ở khu công nghiệp liên Triều - 10/02/2016 18:19
- Mỹ - Ấn Độ thảo luận về tuần tra chung ở Biển Đông - 10/02/2016 18:11
- Bắc Kinh tuyên truyền cho tuyến bay thương mại Hải Nam-Hoàng Sa - 10/02/2016 18:02
- Quân đội Syria chuẩn bị bao vây Aleppo - 10/02/2016 01:25
- Ý nghĩa TPP đối với các cường quốc Mỹ – Trung – Nga - 10/02/2016 00:34
- Hồi giáo cực đoan xâm nhập phát triển mạnh tại Nga - 09/02/2016 20:49
- Khủng hoảng tị nạn Syria: Berlin và Ankara muốn NATO hỗ trợ - 09/02/2016 20:42
- Mỹ : Bỏ phiếu đề cử ứng viên tổng thống tại New Hampshire - 09/02/2016 20:13
- Mỹ - Nhật – Hàn bàn biện pháp đối phó với Bắc Triều Tiên - 09/02/2016 20:07
Các tin khác
- Bắc Triều Tiên: « Không thể loại trừ khả năng quân đội làm đảo chính » - 09/02/2016 16:51
- Thổ Nhĩ Kỳ chưa quyết định mở cửa cho người tị nạn - 09/02/2016 06:47
- Hồ sơ nhập cư: Pháp-Đức trấn an châu Âu - 09/02/2016 06:38
- Giới công nghiệp châu Âu không muốn Trung Quốc có quy chế thị trường - 09/02/2016 00:43
- Biển Đông : Mỹ đối mặt với nguy cơ bị Trung Quốc chọc mù - 09/02/2016 00:34
- Miến Điện : Bầu tổng thống khởi sự ngày 17/03 - 09/02/2016 00:26
- Việt Nam sau Đại hội Đảng 12 ra sao ? - 09/02/2016 00:19
- Bất bình Bắc Kinh, Mỹ đưa lá chắn đến Hàn Quốc - 08/02/2016 18:50
- Nhật chuyển giao công nghệ chế tạo tàu ngầm cho Úc - 08/02/2016 17:57
- Chiêm tinh Hồng Kông : Biển Đông năm Khỉ sẽ dậy sóng nhưng có giải pháp - 08/02/2016 17:50