Biển Đông : Mỹ đối mặt với nguy cơ bị Trung Quốc chọc mù
- Thứ Ba, 09 tháng Hai năm 2016 00:34
- Tác Giả: RFI
Ảnh minh họa - Vệ tinh SMOS.
AFP/ESA/AOES Medialab
Cho đến nay, uy lực quân sự của Mỹ được cho là chủ yếu dựa trên các loại công nghệ và vũ khí, kết nối với nhau qua màng lưới vệ tinh.
Thế nhưng, đây chính là « tử huyệt » mà các đối thủ của Mỹ, cụ thể là Trung Quốc và Nga, có thể đánh vào.
Trong một bài viết ngày 07/02/2016, nhà báo Dan Lamothe, chuyên trách vấn đề quân sự và quốc phòng của nhật báo Mỹ The Washington Post, đã nêu bật nguy cơ này trong bài « Giới phân tích hối thúc Hoa Kỳ chuẩn bị cho chiến tranh không gian với Nga, Trung Quốc ».
Bài báo mở đầu bằng một kịch bản thảm họa đối với Hải Quân Mỹ trên Biển Đông :
Một chiến đấu cơ Trung Quốc vô tình đâm vào một máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Hải Quân Mỹ khi đang tuần tra trên Biển Đông, làm phi hành đoàn của cả hai bên thiệt mạng.
Lo sợ sự trả đũa của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã dùng biện pháp khá bất ngờ : Sử dụng tên lửa địa đối không để liên tiếp bắn hạ nhiều vệ tinh của Hoa Kỳ trên không trung.
Hậu quả rất tức thời : Hải Quân Mỹ trên Thái Bình Dương bị buộc phải tự mình di chuyển mà không còn được hệ thống định vị GPS trợ giúp, trong lúc thông tin liên lạc bị xuống cấp nghiêm trọng, gây nên tình thế hỗn loạn và bất ổn.
Các cuộc tấn công của Trung Quốc cũng đã triệt hạ một số khả năng điều khiển kho vũ khí dẫn đường chính xác của Lầu Năm Góc.
Kịch bản này chưa hề xảy ra, nhưng cho thấy rõ sự lệ thuộc của Lầu Năm Góc vào không gian và vào công nghệ quân sự gắn với không gian.
Trong nhiều thập kỷ qua, số lượng vệ tinh được phóng lên khí quyển của trái đất đã tăng vọt, cung cấp cho Hoa Kỳ một lợi thế rất lớn về mặt quân sự, ngay cả khi kho vũ khí thông thường mà các đối thủ của Mỹ có trong tay rất ghê gớm.
Theo nhà báo Dan Lamothe, một báo cáo mới đây của Trung Tâm An Ninh Mới của Mỹ (Center for a New American Security) đã nhấn mạnh đến các lỗ hổng mà Lầu Năm Góc để lộ trong không gian, và kêu gọi Mỹ thay đổi chiến lược để bảo vệ và chuẩn bị đối phó với một cuộc chiến tranh không gian.
Tác giả bản phúc trình là ông Elbridge Colby, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Trung Tâm, nguyên là thành viên trong ban vận động tranh cử của ứng viên tổng thống đảng Cộng Hòa Mitt Romney.
Theo bản báo cáo, các đối thủ tiềm tàng của Mỹ như Trung Quốc và Nga đã nhận thấy rõ mức độ lệ thuộc nặng nề của Hoa Kỳ vào « kiến trúc không gian » - tức là các hệ thống vệ tinh quân sự - và đã bắt đầu tìm cách chống phá.
Đối với ông Colby, các mối đe dọa nhắm vào các vệ tinh không chỉ đến từ các tên lửa, mà còn đến từ không gian mạng với các cuộc tấn công tin học và điện tử có tác dụng vô hiệu hóa các vệ tinh.
Báo cáo ghi rõ : « Không gian đang trở thành một địa bàn giống như bất kỳ một địa bàn nào khác - không trung, đất liền, biển khơi, và điện từ - nơi mà Hoa Kỳ sẽ phải nỗ lực chống lại các mưu toan truy cập và khai thác, chứ không chỉ là bảo đảm quyền sử dụng và tự do qua lại an toàn ».
Tuy nhiên, theo tác giả bài báo, Lầu Năm Góc đã bắt đầu chuẩn bị đối phó.
Vào năm ngoái chẳng hạn, bộ trưởng Quốc Phòng Ashton B. Carter đã chỉ đạo cho quân đội Mỹ là phải bắt đầu xem xét việc giảm sự lệ thuộc vào các vệ tinh GPS, và đã gợi lên trong một podcast (tức là bài ghi âm truyền qua internet) rằng Bộ Quốc Phòng có thể sẽ không còn đặt mua vệ tinh GPS trong vòng 20 năm nữa.
Ông nói : « Đây là một suy nghĩ đồng thời là một đề xuất cho quý vị : Tôi ghét GPS... Ý tưởng theo đó chúng ta đều phải bám víu vào một cái vệ tinh – từng được tôi miễn cưỡng đặt mua – quay trong một quỹ đạo bán đồng bộ, nhưng lại không vận hành được trong những hoàn cảnh nhất định, trong nhà hoặc trong các thung lũng ở Afghanistan, ý tưởng đó thật là lố bịch ».
Theo ông Colby, dù có làm gì đi nữa, thì Mỹ không bao giờ có lại ưu thế tuyệt đối trong không gian.
Vì vậy, Hoa Kỳ cần phải xem xét vấn đề là phải làm gì khi một vệ tinh của mình bị tấn công.
Theo nhà nghiên cứu này, thì trong Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ từng đe dọa là sẽ đáp trả bất kỳ một cuộc tấn công nào trong không gian bằng một đòn hủy diệt.
Do vậy, ông Colby cho rằng Mỹ nên áp dụng một quy định mới, theo đó các cuộc tấn công trong không gian có thể dẫn đến những biện pháp trả đũa ngoài không gian, chẳng hạn như các cuộc không kích vào các mục tiêu trên bộ...
Trong một cuộc phỏng vấn điện thoại, ông Colby nhận xét rằng không gian là một ví dụ hoàn hảo về các thách thức nhắm vào ưu thế quân sự của Mỹ.
Không có lý do để nghĩ rằng Trung Quốc và Nga sẽ tự kiềm chế trong không gian, và điều đó đã khiến ông nêu lên các câu hỏi về việc Lầu Năm Góc làm thế nào để tránh chiến tranh trong không gian trong tương lai...
Theo ông Colby, ngay cả khi Trung Quốc hay Nga không bắn hạ vệ tinh Mỹ, họ cũng sẽ tìm cách gây nhiễu và ngăn chặn việc sử dụng : « Không gian sẽ là một địa bàn dễ bị tổn thương, vì vậy chúng ta sẽ phải nghĩ ra cách để giảm thiểu nguy cơ và giảm thiểu những mối đe dọa đó ».
Tin mới
- Ý nghĩa TPP đối với các cường quốc Mỹ – Trung – Nga - 10/02/2016 00:34
- Hồi giáo cực đoan xâm nhập phát triển mạnh tại Nga - 09/02/2016 20:49
- Khủng hoảng tị nạn Syria: Berlin và Ankara muốn NATO hỗ trợ - 09/02/2016 20:42
- Mỹ : Bỏ phiếu đề cử ứng viên tổng thống tại New Hampshire - 09/02/2016 20:13
- Mỹ - Nhật – Hàn bàn biện pháp đối phó với Bắc Triều Tiên - 09/02/2016 20:07
- Ngoại trưởng Philippines Rosario từ chức - 09/02/2016 19:35
- Bắc Triều Tiên: « Không thể loại trừ khả năng quân đội làm đảo chính » - 09/02/2016 16:51
- Thổ Nhĩ Kỳ chưa quyết định mở cửa cho người tị nạn - 09/02/2016 06:47
- Hồ sơ nhập cư: Pháp-Đức trấn an châu Âu - 09/02/2016 06:38
- Giới công nghiệp châu Âu không muốn Trung Quốc có quy chế thị trường - 09/02/2016 00:43
Các tin khác
- Miến Điện : Bầu tổng thống khởi sự ngày 17/03 - 09/02/2016 00:26
- Việt Nam sau Đại hội Đảng 12 ra sao ? - 09/02/2016 00:19
- Bất bình Bắc Kinh, Mỹ đưa lá chắn đến Hàn Quốc - 08/02/2016 18:50
- Nhật chuyển giao công nghệ chế tạo tàu ngầm cho Úc - 08/02/2016 17:57
- Chiêm tinh Hồng Kông : Biển Đông năm Khỉ sẽ dậy sóng nhưng có giải pháp - 08/02/2016 17:50
- Bầu cử Mỹ: Đảng Dân Chủ định thay bà Clinton bằng ông Biden ? - 08/02/2016 02:54
- Mỹ kêu gọi chấm dứt oanh kích tại Syria, Nga bác bỏ - 08/02/2016 02:45
- Châu Âu không hưởng ứng phong trào Pegida bài đạo Hồi - 08/02/2016 02:36
- Malaysia: Cảnh sát lên mạng xã hội cảnh cáo người đả kích thủ tướng - 08/02/2016 00:00
- Bình Nhưỡng phóng vệ tinh, quốc tế tố cáo hành vi thử tên lửa - 07/02/2016 23:40