Mỹ cải chính : Tuần tra chung với Ấn Độ chưa bao gồm Biển Đông
- Thứ Năm, 11 tháng Hai năm 2016 17:09
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Chiến hạm INS Satpura của Ấn Độ.
Wikipédia
Sau một loạt thông tin báo chí theo đó giới chức quốc phòng Mỹ-Ấn Độ đã thảo luận về khả năng Hải Quân hai nước tuần tra chung tại nhiều khu vực, kể cả Biển Đông, bộ Quốc Phòng Mỹ hôm qua 10/02/2016 đã vội vàng cải chính.
Theo Lầu Năm Góc, hai bên đã mở đàm phán « không chính thức » về việc tuần tra chung, nhưng vùng Biển Đông đã không được thảo luận.
Một quan chức quốc phòng Mỹ xin giấu tên đã tuyên bố : « Tôi có thể xác nhận rằng một số cuộc thảo luận không chính thức về khả năng hai nước mở những cuộc tuần tra chung đã diễn ra ». Tuy nhiên, quan chức này khẳng định tiếp : « Chúng tôi không biết gì về bất kỳ một cuộc thảo luận nào về việc gộp Biển Đông vào các khu vực tuần tra chung ».
Theo hãng tin Ấn Độ PTI, các cuộc thảo luận không chính thức gần đây chủ yếu tập trung vào khả năng hai nước cùng nhau tuần tra trong Ấn Độ Dương rộng lớn, cho phép hai nước kiểm soát được tuyến đường biển chiến lược này.
Còn theo Reuters, trích dẫn một nguồn tin từ chính quyền New Delhi, vấn đề tuần tra chung Mỹ-Ấn đã được nêu lên vào tháng 12/2015 vừa qua khi bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Manohar Parrikar ghé thăm bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii.
Dù rất thận trọng trong quan hệ với Trung Quốc, trước các động thái lấn lướt của Bắc Kinh, nhiều khi không cần kiêng nể New Delhi, Ấn Độ đã ngày càng tăng cường sự hiện diện hải quân của mình tại Biển Đông, liên tục phái chiến hạm ghé thăm các cảng ở vùng Đông Nam Á, một điều rất ít khi xẩy ra một vài năm trước đây.
Theo một sĩ quan chỉ huy của Hải Quân Ấn Độ, điểm đến của đa số tàu chiến Ấn Độ được phái đến Biển Đông là Việt Nam, một đất nước nhanh chóng tăng cường năng lực quân sự để sẵn sàng đối phó với khả năng nổ ra xung đột với Trung Quốc tại Biển Đông.
Ấn Độ cũng đã cấp cho Việt Nam 100 triệu đô la tín dụng để mua tàu tuần tra và đang đào tạo thủy thủ tàu ngầm Việt Nam tại căn cứ của mình ở Ấn Độ.
Dù vậy, theo Reuters, khả năng Ấn Độ cùng Mỹ tuần tra ở Biển Đông là một điều trước mắt chưa thể xẩy ra.
Tin mới
- Châu Âu : NATO can thiệp ngăn người nhập cư - 12/02/2016 22:03
- Syria: Quốc tế đạt thỏa thuận “ngừng hành động thù nghịch” - 12/02/2016 21:56
- Kaesong: Seoul cảnh cáo Bình Nhưỡng tịch thu tài sản “bất hợp pháp” - 12/02/2016 14:04
- Chứng khoán châu Á : Một tuần đen tối - 12/02/2016 13:58
- Đức lên án Nga vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc về Syria - 12/02/2016 01:46
- Bầu cử Hoa Kỳ : Trump và Sanders giành thắng lợi ở New Hampshire - 12/02/2016 01:39
- Syria: Nga đề nghị ngưng bắn kể từ tháng Ba - 12/02/2016 00:40
- Chứng khoán thế giới lao đao - 12/02/2016 00:33
- Hải Quân Mỹ tố cáo Iran hạ nhục thủy thủ Hoa Kỳ - 12/02/2016 00:12
- Thái Lan: Phe Áo Đỏ chống dự thảo Hiến Pháp của quân đội - 11/02/2016 17:37
Các tin khác
- Bộ trưởng Úc bị tố cáo những ‘bê bối’ liên quan đến Việt Nam - 10/02/2016 22:47
- Ông Trump, Sanders giành chiến thắng ở New Hampshire - 10/02/2016 21:52
- Bắc Triều Tiên hành quyết tổng tham mưu trưởng quân đội - 10/02/2016 18:24
- Hàn Quốc đình chỉ các hoạt động ở khu công nghiệp liên Triều - 10/02/2016 18:19
- Mỹ - Ấn Độ thảo luận về tuần tra chung ở Biển Đông - 10/02/2016 18:11
- Bắc Kinh tuyên truyền cho tuyến bay thương mại Hải Nam-Hoàng Sa - 10/02/2016 18:02
- Quân đội Syria chuẩn bị bao vây Aleppo - 10/02/2016 01:25
- Ý nghĩa TPP đối với các cường quốc Mỹ – Trung – Nga - 10/02/2016 00:34
- Hồi giáo cực đoan xâm nhập phát triển mạnh tại Nga - 09/02/2016 20:49
- Khủng hoảng tị nạn Syria: Berlin và Ankara muốn NATO hỗ trợ - 09/02/2016 20:42