40 Năm Nhớ Về...
- Thứ Tư, 20 tháng Năm năm 2015 17:33
- Tác Giả: Lê Như Đức
- Đức nè, mày có về Việt Nam thì lẹ lẹ đi chứ vài năm nữa tụi việt cộng nó hiến nước mình cho mấy thằng chệt là mày hết về luôn.
Liên gọi cho tôi. Bố Liên làm rất lớn trong đảng cộng sản VN. Sau tháng Tư năm 75, gia đình Liên là một trong những gia đình cán bộ gộc được gửi vô Sàigòn sớm nhất. Bố Liên được cấp một căn biệt thự to đường Duy Tân với đầy đủ đồ đạc do người chủ di tản để lại. Liên chỉ học với tôi duy nhất năm lớp 10 trường Lasan Taberd rồi trường bị giải thể vì cứ bị học sinh ném lựu đạn cay. Chúng tôi mất liên lạc từ đó. Tuy dân việt cộng thứ gộc nhưng Liên lại sớm giác ngộ hơn ai hết. Có lẽ do ảnh hưởng của ông bố. Tôi nhớ có lần Liên tâm sự với tôi:
- Ba tao tối nào cũng lén nghe nhạc vàng miền Nam ngày xưa. Tao hỏi. Ông thở dài ngao ngán: Nhạc này mới là nhạc. Mới gọi là thưởng thức, chứ nhạc ngoài kia toàn là thứ gì đâu. Mày biết có lần ông hỏi tao tại sao họ ngu quá để đánh mất miền Nam. Tao cũng tiếc cho dân miền Nam. Sàigòn đẹp quá. Bỏ xa Hà Nội.
Tôi trả lời Liên:
- Nhạc của VC ngoài đó không phải là nhạc. Nó là cái gì đó mà chẳng ai biết gọi là gì vì nó không có tiếng gọi trong ngôn ngữ Việt Nam. Có người gọi nó là hiếp dâm âm nhạc. Còn lý do chính yếu mất miền Nam, theo tao nghĩ là do kế hoạch của Ngũ Giác Đài quyết định bỏ miền Nam chứ không phải tụi mày hay ho gì đâu. Mày cứ hỏi ba mày coi tại sao quân miền Nam không được Bắc tiến mà cứ phải trải quân cố thủ mọi nơi để cho tụi việt cộng tha hồ tập trung quân đánh. Rồi nữa, mùa nước lũ, miền Bắc có con sông Hồng, đê cao hai chục thước. Nếu máy bay B52 Mỹ thả dọc cái đê thì cả miền Bắc ở dưới nước ba thước. Quân miền Nam ngồi hút thuốc cũng thắng. Mày có biết tại sao phi công Mỹ không được phép thả bom vào con đê của sông Hồng không?
Liên lắc đầu. Tôi tiếp:
- Tại vì nếu miền Nam thắng. Trung cộng có cớ đánh Việt Nam thì cuộc chiến sẽ trở thành người Mỹ giúp dân Việt đánh Tàu phù chứ không phải người Mỹ giúp dân miền Nam bảo vệ tự do, ngăn cộng sản. Các cường quốc lúc nào cũng tránh đụng nhau. Mỹ tránh Tàu. Tàu tránh Nga. Nga tránh Mỹ. Do đó chúng phải tìm trái độn để thử sức nhau. Mày thấy Bắc Hàn và Nam Hàn cũng như vậy. Quân đội Nam Hàn rất hùng mạnh. Muốn dập thằng Bắc Hàn chỉ vài ngày là xong. Nhưng Mỹ không cho. Lúc nào cũng có hơn năm chục ngàn quân Mỹ đóng tại biên giới Nam Bắc. Tiếng là phòng ngừa hai bên đụng độ nhưng thật ra ai cũng biết là sợ mấy ông Nam Hàn nổi điên vác quân qua Bàn Môn Điếm đập. Lúc đó Trung cộng có cớ sẽ tràn quân qua giúp anh em Xã Hội Chủ Nghĩa. Cuộc chiến sẽ biến dạng thành Mỹ giúp Hàn quốc đánh Trung quốc. Cái này cả Ngũ Giác Đài lẫn Mạc Tư Khoa đều không muốn.
Sau này nhờ Internet và Facebook, Liên tìm được tôi và rủ về Việt Nam. Tôi hỏi Liên tình hình trong nước. Liên nói:
-Ba tao nói chúng nó ký bán nước trong đại hội Thành Đô tháng 9 năm 1990 lâu rồi. Năm 2020 chúng sẽ giả bộ trưng cầu dân ý nên theo chệt hay Mỹ. Dân bầu xong chúng cho thùng phiếu vào thùng rác rồi đưa thùng khác trưng ra cho mọi người thấy hơn 99% dân đồng ý theo chệt. Chúng sẽ ra lệnh cho quốc hội soạn thảo văn thư gửi cho Trung quốc xin được làm một tỉnh. Thằng chệt sẽ giả bộ từ chối lần đầu ra đây ta không thèm. Rồi chúng lại gửi văn thư khác năn nỉ thêm một lần nữa. Thằng chệt sợ từ chối hoài làm mất lòng người anh em môi hở nanh lạnh nên đành đứt ruột miễn cưỡng gật đầu. Sau này lịch sử sẽ không bắt tội đảng cộng sản của chúng bán nước vì chúng nói cái này là toàn dân nhất trí đồng ý bình bầu và quốc hội chỉ làm theo ý dân thôi.
Tôi thở dài, không biết nói gì vì nếu Việt cộng chơi cái chiêu dân bầu quốc hội viết đơn xin thì nước mất là cái chắc. Bốn mươi năm qua chúng đầy đọa hành hạ người dân Việt Nam không biết bao nhiêu mà kể giờ còn muốn bán nước luôn. Vừa tham, vừa hèn vậy mà cứ vỗ ngực tự khen ta đây anh hùng, đánh thắng đế quốc Mỹ.
Trưa ngày 30 tháng 4 khi tiếng súng chấm dứt, anh em tôi đứng trên lầu nhà chú ruột tôi trên đường Chi Lăng buồn bã nhìn những người lính Việt Nam Cộng Hòa cởi bỏ áo lính, mặc áo thun trắng cúi đầu lặng lẽ đi dọc hai bên đường. Tôi còn thấy nhiều người hàng xóm âm thầm leo lên mái nhà mình giấu đồ có liên hệ tới chê độ cũ.
Đài phát thanh Sàigòn ì à vang lên giọng ca nhạt nhẽo của Trịnh công Sơn với bài “Nối Vòng Tay Lớn” thật mỉa mai.
Chiều hôm đó, đoàn quân mường mán, ngơ ngơ ngáo ngáo đi ngay chính giữa con đường Chi Lăng để vào bùng binh Sàigòn. Nhìn chúng nhe răng cười toe toét, bố tôi thở dài than với anh em chúng tôi:
-Cậu tránh chúng tất cả ba lần. Cuối cùng cũng không thoát khỏi cái giống khốn nạn này. Lần đầu bỏ làng trốn vào Hưng Yên được năm năm. Rồi bỏ Hưng Yên trốn vào Nam được hai mươi mươi năm. Tính bỏ Việt Nam đi Mỹ nhưng lại không thành.
Chỉ ngày hôm sau thôi, tôi thấy được những đổi ngược hoàn toàn không những trong luân lý cổ truyền của dân tộc mà cả trong ngôn ngữ hằng ngày nữa.
Cũng trên con đường Chi Lăng, tuần sau tôi được chứng kiến hai cô gái bị chúng bắt tròng cái bảng to ghi ba chữ “tôi làm điếm” trước ngực rồi cho đám con nít kéo dây buộc cổ lôi đi. Cuối đám đông, một tên cầm cái bảng ghi chiến tích chúng tóm được: “Mỹ Ngụy để lại hơn một trăm ngàn điếm”.
Ông anh cả tôi nói nhỏ với tôi: “Phải tìm đường vượt viên chứ ở với cái lũ vô học này thì thà chết còn hơn”. Vô học cộng thêm vô thần thành thứ vô liêm sỉ và vô lương tâm.
Để xoá bỏ những thành tích của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, các cán ngố bầy trò đốt sách văn hoá đồi trụy. Bao nhiêu sách vở văn chương lẫn khoa học đều được tịch thu, chất thành đống giữa đường rồi cho các em thiếu nhi quàng khăn đỏ châm lửa đốt. Tôi còn nhớ trước khi đốt, tên cán bộ ốm tong, đen thui như khúc củi, nhe hàm răng vẩu cầm cuốn tạp chí có hình hai người hôn nhau đưa cao lên hét: “Đốt hết thứ văn hóa đồi trụy này. Xem nè. Mỹ Ngụy nó đang…bú mồm”.
Dân Sàigòn phải nhức đầu khi bệnh viện Từ Dũ chuyên khoa về sinh sản bị đổi tên thành “Xưởng đẻ”. Đồng hồ tự động, được các đồng chí phán thành đồng hồ không người lái, hai cửa sổ. Nhà vệ sinh nam, nữ bắt viết lại thành “ỉa nam, ỉa nữ”. Bộ đội mở miệng ra là “hồ hởi, phấn khởi” những “cụm từ kách mệnh” nghe thật “bức xúc” vì nó “hiển thị” một “sự cố” mà không thể “triển khai” mọi “phẩm chất” hầu “kích cầu” hay “tiếp thu” được. Dân miền Nam cứ phải nghe những danh, động, tĩnh và trạng từ quái lạ mà không có cả trong văn chương bình dân lẫn ngôn ngữ dân gian. Để rồi cuối cùng, hiểu hay không hiểu, thì Sàigòn cũng phải mang tên con cáo (hồ) đuôi to (vĩ đại), xác bị ướp lạnh.
Những câu hò tình tự, những bài thơ yêu đương, những văn phẩm trữ tình nay trở thành văn chương hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa: “Vừa thấy Đỉnh bước vào sân nhà mình, cái Đẹp quẳng cái gánh hai thùng phân to xuống, đáp ngay: Em muốn anh quản lý đời em. Thế anh có chịu tiếp thu em không?”. Chuyện tình mà đọc cứ nghĩ như chuyện buôn bán phân bón. Bốn mươi năm nay dù uống thuốc xổ liên tục, tôi cũng vẫn không tiêu được cái văn phong “cách mạng lãng mạn” này được.
Nói theo đúng ngôn từ của các cán ngố là “giải phóng” làm dân Sài thành “phỏng cả giá..”.
Để dậy các cán “giải phóng” học cách ăn nói của người văn minh thành thị, dân miền Nam làm thơ, chế nhạc và viết vè cho các cán nghe chơi. “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý. Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do”. Hai câu thơ trên đã nhanh theo những người vượt biên đi khắp nơi trên thế giới vì nó vừa thốt lên một thực trạng của hai con đường nổi tiếng Công Lý và Tự Do bị đổi tên, vừa cay đắng nói lên tình trạng nhân quyền trong nước của người dân bị chà đạp. Người trong ngoài nước không ai không biết đến hay một lần nghe qua câu thơ để rồi mãi mãi không quên cùng với bài vè “Cây đinh” để nói đến tình trạng thiếu lương thực và kiểm soát chặt chẽ cái bao tử của người dân:
“Ở với Hồ Chí Minh. Cây đinh phải đăng ký. Trái bí cũng sắp hàng. Khoai lang cần tem phiếu. Thuốc điếu phải mua bông. Lấy chồng phải cai đẻ. Bán lẻ chạy công an. Lang thang đi cải tạo. Hết gạo ăn bo bo. Học trò không có tập. Độc Lập với Tự Do. Nằm co mà Hạnh Phúc”.
Không những dân miền Nam mà chính ngay những người lính bị Việt cộng buộc “sinh Bắc, tử Nam” phải đau đớn than những tàn nhẫn của Việt cộng gây ra. Anh lính Nguyễn Văn Được, 19 tuổi, của Đoàn 215 Đặc công thủy bộ, đã lén viết lên một mẩu giấy bao thuốc Nam Định: “Dép râu dẫm nát đời son trẻ. Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai”.
Muốn thâu tóm tất cả các sĩ quan của chế độ cũ vào các trại cải tạo, nhà nước Việt cộng dùng cái chiêu lưu manh lừa đảo rẻ tiền. Đầu tiên họ ra thông cáo hạ sĩ quan và lính chỉ học ba ngày và học ngay địa phương mình đang ở. Sau ba ngày họ thả những binh lính cũ về để làm mồi nhử các sĩ quan ra trình diện. Sau đó họ ra thông cáo cho những sĩ quan đi học tập mười ngày. Mọi người tới nơi tập trung tại các trường học. Tối hôm đó xe tải tới chở tất cả vào rừng sâu để thanh lọc. Một số lớn bị đày ra Bắc, sống trong rừng hơn hai mươi năm.
Ngoài các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, có một số không nhỏ cũng vào các trại cải tạo để học tập tốt, hầu hiểu biết hết những nghị quyết của “kách mệnh”. Ông chủ tiệm phở Hiền Vương ở cuối đường Duy Tân là một thí dụ điển hình. Ngày xưa ông ỷ có chút ít công giúp đỡ cho một số đồng chí đặc công nằm vùng ven đô. Khi đóng cửa tiệm vì giá gà tăng lên vùn vụt, ông làm một cái bảng thật to dán ngay trước cửa tiệm nói rõ lý do đóng cửa. Ông được công an thành xuống mời đi giữa đêm khuya.
Sau hơn hai năm học tập tốt, ông được thả về. Ông thấu hiểu được câu châm ngôn “thứ nhất ngồi lì, thứ nhì đồng ý” nên kể từ đó ông không nói năng gì dù chỉ là một lời không đáng chi. Gà để dành bồi dưỡng cho cán bộ cao cấp mà ông còn muốn nấu cho nhân dân xơi, kiếm lời kiểu tư sản mại bản thì thật là không hiểu công ơn của đảng một chút xíu nào cả. Lại còn bầy đặt viết giấy tuyên truyền chọc quê chính sách nhà nước dán trước cửa.
Bỏ tù các sĩ quan xong, bước kế là vẹm tìm cách tống người dân ra khỏi thành phố để chiếm nhà bằng chương trình kinh tế mới, thủy lợi và thanh niên xung phong. Thanh niên xung phong đi thủy lợi, đi xây dựng những khu kinh tế mới để người dân tự nguyện hiến nhà trong thành phố cho các cán rồi thanh thản chui vào rừng sâu an nhàn sung sướng hoà mình sống với lý thuyết cộng sản.
Nghe đảng ca ngợi các công trình thủy lợi dắt nước vào nông trường cải tạo đất phèn và thanh niên xung phong cất nhà lá cấp cao trong khu kinh tế mới mà toàn dân phát thèm, đều nhường nhau và đẩy nhau đi trước. Được vài tháng sau, gia đình nào cũng tự động xung phong về lại thành phố.
Bà Thu trong xóm tôi sống bằng nghề bán đậu hũ nấu đường mỗi tối. Gia sản bà chỉ có cái gánh chè bán đậu hũ và cái chòi nhỏ dựng bên hông nhà của một người di tản tháng tư. Căn nhà người di tản được cấp cho đồng chí Ba Kiếm, trưởng công an phường. Bà Thu sinh sống, ăn ngủ, tắm rửa và nấu đậu hũ trong một diện tích không quá sáu mét vuông bên hông nhà đồng chí cấp cao trông không đúng tinh thần vô sản chút nào cả. Do đó bà bị kết tội tiểu tư sản, làm ăn cá thể nên phải đi “kinh tế mới” để hông nhà đồng chí cán bộ không có tụi tư bản phản động dòm ngó.
Những đổi thay ngu muội, những oan khiên tù đày, những lừa bịp tham lam chiếm của cướp đất đã đẩy người dân Việt tìm đường vượt biên cho dù biết được chỉ có một phần ba sống sót, theo ước tính của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc.
“Cái cột đèn nếu có chân cũng phải bỏ nước ra đi”. Một thuyền nhân đã trả lời phóng viên đài BBC một câu nói lịch sử khi lên án chế độ cộng sản tại Việt Nam sau năm 1975.
Theo thống kê của Red Cross thì khoảng 750,000 thuyền nhân và hơn 50,000 người đi đường bộ thành công. Như vậy hơn 1.6 triệu người đã bỏ xác trong biển Đông và trong rừng Cam Bốt khi đi tìm tự do. Không một dân tộc nào liều mình chết cho tự do như dân Việt Nam.
Trong cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 chỉ có 40,000 người chết mà người ta đã phải than: “Tự do, tự do. Người ta đã nhân danh mày mà phạm bao nhiêu tội ác”. Vẫn hai chữ “Tự do”, bốn mẫu tự, cướp mất 1,600,000 sinh mạng của người dân Việt. Vậy mà giờ đây có nhiều người vẫn chưa thấy được họa cộng sản, còn muốn bắt tay hy vọng chúng thay đổi.
Tôi vượt biên bẩy lần. Lần thứ năm tôi bị thị đội Vũng Tầu bắt nhốt rồi đưa vào trong rừng Bình Ba, đất Long Khánh cải tạo bốn tháng. May mà mẹ tôi tìm được mối chạy năm cây vàng cho bà đại tá thanh tra công an toàn miền Nam nhận làm cháu bảo lãnh về cải tạo tại gia để “thị đội” thả tôi về Sàigòn.
Trong tù vượt biên tôi biết được nhiều chuyện cười ra nước mắt. Chuyện đi tù của bác Vị làm tôi cứ mỗi lần nghĩ tới bác là không nhịn được cười. Bác Vị bỏ xứ Quảng nghèo đói để vào Vũng Tầu kiếm sống sau khi vợ bác mất. Xui cho bác là ngay cái ngày bác đáp xe đò vào thì công an miền Trung đánh điện vào Vũng Tầu báo cáo sẽ có một nhân vật chỉ huy phục quốc vào Vũng Tầu để xây đựng hạ tầng cơ sở. Nhân vật này có ba đặc điểm rất dễ nhận diện cho dù trong bến xe đò đông người: đi một mình, da đen và thấp người. Bác Vị bị Ba Giao, trưởng phòng công an, nhận diện khi bước xuống xe đò.
Bác Vị bị thị đội tó ngay. Sau hai năm biệt giam và bị tẩm quất tới thổ cả máu tươi không tra ra được gì, bác được cho ra ở với đám tù vượt biên chúng tôi. Bác Vị kể: Tao hỏi Ba Giao có thấy thằng nông dân nào da trắng không? Ăn không đủ làm sao không bé người? Vợ tao mới chết thì có con nào nó khùng mới lấy cái thằng nghèo xác nghèo xơ không nhà cửa như tao? Mà nó có muốn lấy, tao cũng không dám vì tao nuôi thân tao chưa xong thì sao dám lấy ai? Vậy mà nó cũng không tin. Nó còn hỏi sao đi có một mình? Tao tức quá hoá liều nên trả lời: vợ chết thì đi một mình chứ đi cặp với vợ mày hả? Nó lại đánh tao tiếp.
Tôi hỏi bác Vị sao chúng tại chịu tin bác, không tra tấn bác nữa. Bác trả lời: Thì bị đánh tao đau quá, tao ức nên cứ khai tầm bậy tầm bạ chơi. Tao cứ cho chúng một số tên công an ngoài miền tao ở. Nó gọi ra trung báo cáo. Công an ngoài đó nói đó là cán bộ bí thư quận hay phường trưởng. Bị vài vố, chúng không tin những gì tao khai nữa, nhưng ít đánh hơn. Một hôm, phúc đáo tâm linh, tao nghĩ ra nên nói với Ba Giao là nó phải ăn mừng nếu tao thật là nhân viên chỉ huy phục quốc. Nó hỏi tại sao? Tao nói nhân viên chỉ huy mà chỉ học tới lớp năm, không biết đọc bản đồ, không biết ăn nói thuyết phục thì chỉ huy ai. Phục quốc sẽ chẳng làm gì được cả nếu có người chỉ huy như tao nên phải ăn mừng là đúng rồi. Nó nghe lọt tai nên đổi tao từ tù phục quốc thành tù vượt biên để khỏi báo cáo bắt lầm người. Thật ra đánh tao hoài cũng chán, chả có được gì. Tao đâu còn thịt nữa đâu mà đánh.
Việt cộng muốn có nhiều vàng hơn nên tổ chức bán chính thức cho những người muốn ra đi mà không sợ bị bắt tội vượt biên. Tiếng là cho những người Việt gốc Hoa hồi hương nhưng thật ra ai có tiền đóng là thành Hoa kiều ngay. Tôi được đổi tên thành Lý Phu Trình, xuống Rạch Giá rồi vào Tắc Cậu vượt biển qua Mã Lai.
Sau chín tháng sống trong trại tỵ nạn Mã Lai Paulo Bidong hay Buồn Lo Bi Đát, anh chị em tôi tới định cư tại thành phố Houston, bang Texas năm 1980. Được tổng thống Reagan ký cho học bổng với tiền mượn học nhẹ phân lời, phần lớn các sinh viên thời đó vào các đại học Mỹ học ngành kỹ sư cho lẹ. Tôi chọn ngành học tôi thích, kỹ sư cơ khí, vì gia đình tôi chuyên nghề dệt. Từ nhỏ tôi đã thấy máy móc và dính dầu nhớt đầy người.
Sau này tôi mới thấy may mắn hơn vì ngành cơ khí dễ xin được làm contract hơn các ngành khác. Làm contract được trả lương gấp đôi, làm overtime thì được tính 1.5 lương. Làm direct ngày hôm nay không còn lợi như xưa vì hầu hết các công ty hủy bỏ lương hưu (pension). Đã vậy nhiều hãng còn bắt làm free nữa. Tôi vừa đi làm contract, vừa mở hãng riêng để không bị các công ty môi giới ăn chận.
Gần ba mươi năm sống và làm trên đất Mỹ, tôi thấy người Việt mình tài giỏi và chăm chỉ vô cùng. Năm xưa tôi đang làm cho chương trình trạm không gian quốc tế (International Space station) thì được hãng Boeing gửi qua California để mang toàn bộ chương trình phi thuyền con thoi (Shuttle) về Houston sau khi Boeing mua lại phần hành không gian của hãng Rockwell. Tôi được quyền vào coi tất cả những tài liệu và thấy tên người Việt rất nhiều. Ngoài những họ lớn như Lê, Lý, Nguyễn, Trần, Phạm, Trương.. tôi còn thấy cả những họ lạ như họ Thạch, họ Phí. Có thể nói các kỹ sư Mỹ gốc Việt đã có đóng góp không ít cho phi thuyền con thoi. Riêng trạm không gian quốc tế thì nhiều hết biết. Tôi thấy cả kỹ Đức gốc Việt, Pháp gốc Việt nữa. Nhìn về cố quốc nghĩ mà đau lòng, chế cái xe gắn máy cũng không được.
Trong khi chuyển tiếp tài liệu và hồ sơ về Houston, có một kỹ sư Mỹ gốc Tàu tên Greg Chung làm cho Rockwell hơn hai mươi năm chuyển qua làm cho nhóm tôi. Greg Chung ăn cắp hết tài liệu về Shuttle và Space Station gửi về Tàu cộng. Ngoài ra không biết làm sao mà Greg mò vô được cả chương trình phi đạn Delta 4 của Boeing ăn cắp tài liệu nữa. Tôi bị phiền hà rất nhiều vì chỉ có account của tôi mới có thể vào cả ba chương trình: shuttle, space station và Delta 4. Tôi lại là dân Asian.
Greg Chung bị bắt và xử 15 năm tù (muốn biết thêm về Greg xin vào Google đánh tên Greg Chung). Trước mặt quan tòa, Greg la lên “Tôi có làm gì sai đâu. Tôi yêu nước này mà”. Nhưng Greg sợ quá nói lộn. Greg chỉ yêu Trung quốc thôi.
Sau này mỗi khi làm với kỹ sư gốc Tàu, tôi thường để ý thấy họ hay bị dính vào cái bánh vẽ “Một nước Trung Hoa Lớn” của đảng cộng sản Trung quốc như Greg. Tôi giả bộ chửi tư bản Mỹ là họ dính kế tôi chửi theo ngay. Lúc nào họ cũng muốn làm nước Mỹ tan nát hầu đưa Trung quốc lên số một.
Có một lần tôi hỏi Jerry Hou, một anh Tàu du học xong xin được ở lại Mỹ làm như Greg Chung:
- Tại sao anh không xin về Tàu làm để xây dựng đất nước? Anh cứ ở Mỹ rồi chửi tư bản Mỹ ác độc là làm sao? Anh xin vào quốc tịch Mỹ để làm gì? Anh đưa tay tuyên thệ trung thành với đất nước này xong quay qua chửi nó. Anh đã gian dối với chính lương tâm cùa anh.
Ai mà chả muốn nước mình mạnh, dân mình giàu. Nhưng tìm cách hại và ăn cắp tài nguyên của nước khác thì quá hèn mạt và vô lương tâm. Chửi tư bản nhưng cứ bám lấy tư bản để moi tiền là đặc tính cố hữu của người cộng sản. Tham lam, độc ác và ngu dốt là bản chất ruột của công an và chính quyền vô sản. Tuyên truyền dối trá, áp dụng chính sách ngu dân và thắt chặt cái bao tử người dân là chính sách để trị của Mác Xít Lê Nin Nít.
Tôi không biết lịch sử sau này sẽ phê phán cựu tổng thống Nguyễn văn Thiệu ra sao. Tuy nhiên chỉ câu nói bất hủ của ông: “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” đủ để cho ông xứng đáng đứng vào hàng ngũ lãnh đạo chống họa cộng sản.
Tôi rời hãng Boeing một phần cũng vì vụ Greg Chung. Cũng may chương trình phi đạn Delta 4 không thành công mấy làm mấy cái phi đạn của Trung cộng bắn lên cũng xìu xìu ển ển theo bác Mao lao xuống lòng đại dương. “Thiên bất dung gian” mà nị.
* * *
Thấy tôi ngần ngừ mãi không trả lời, Liên chán nản:
- Chắc mày cũng thấy ba tao nói đúng. Nước mình sẽ mất vào tay mấy thằng chệt rồi.
Tôi bừng tỉnh, trả lời Liên:
- Cũng chưa chắc đâu. Trung cộng trông giàu mạnh chứ thật ra như nằm trên thùng thuốc nổ. Sự phân chia giàu nghèo trong xã hội ngày càng cách xa nên bất mãn ngày càng tăng. Luật lệ thì tù mù, đảng nói sao cũng đúng. Cướp đất của nông dân rồi đến cướp nhà công nhân. Nền kinh tế dựa trên độc tài, dối trá và tham nhũng thì chẳng bao lâu cũng loạn. Chỉ cần một nhóm lửa nhỏ khơi lên, Trung quốc sẽ trong biển lửa. Tàu cộng nát, thì việt cộng tan. Hội nghị Thành Đô vô thùng rác. Thế cờ sẽ khác. Tao sẽ về nước thăm mày.
- Nếu được như vậy thì may cho nước mình. Khuya rồi mày đi ngủ đi. Tao đi làm đây.
Sáng hôm sau, tôi mở Facebook ra, Liên viết gửi tôi bài thơ Việt kiều với lời nhắn:
- Tao lén đọc được bài thơ này trên internet nên gửi tặng thằng bạn vượt biên của tao.
Ngày đi, đảng gọi “Việt gian”,
Ngày về thì đảng chuyển sang “Việt kiều”.
Chưa đi: phản động trăm chiều,
Đi rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng.
Related news items:
Tin mới
- Mặt trời mùa đông - 15/06/2015 14:37
- Tình muộn - 09/06/2015 14:29
- Chiếc xích lô chở mùa xuân - 09/06/2015 14:26
- Ở Một Nơi Sung Sướng - 01/06/2015 14:42
- Mắt Đêm - 01/06/2015 14:37
- Tiếng Hát Bên Đời - 01/06/2015 14:32
- Về một ánh sao - 01/06/2015 14:19
- Chuyện Vợ "Ông Nhà Thơ" - 25/05/2015 14:02
- Rựa Cùn Dễ Băm - 25/05/2015 13:51
- Ngôi mộ gió - 18/05/2015 14:47
Các tin khác
- Một bài văn của một nữ sinh lớp 12 - 18/05/2015 14:11
- Như một giấc mơ - 11/05/2015 14:45
- Chuyện người đàn bà khi cuộc chiến tàn - 11/05/2015 14:34
- Ông Lão Bên Cầu - 11/05/2015 14:23
- Ngậm ngùi - 11/05/2015 14:17
- Chuyện về ông Đại úy - 04/05/2015 14:35
- Chút tình để lại Hawaii - 04/05/2015 14:30
- Đi Tìm Tương Lai & Trở Về... - 04/05/2015 14:17
- Điệp khúc tháng Tư - 27/04/2015 14:39
- Tôi không chết đâu - 27/04/2015 14:36