Thủ tướng Anh bàn về nhân quyền với bà Aung San Suu Kyi
- Thứ Tư, 14 tháng Chín năm 2016 16:50
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Thủ tướng Anh Theresa May (P) tiếp ngoại trưởng kiêm cố vấn Nhà Nước Miến Điện Aung San Suu Kyi tại Luân Đôn, ngày 13/09/2016.
REUTERS/Facundo Arrizabalaga/Pool
Nữ thủ tướng Anh Theresa May vào ngày 13/09/2016 đã tiếp bà Aung San Suu Kyi tại Luân Đôn nhân chuyến thăm Anh Quốc đầu tiên của lãnh đạo Miến Điện.
Nội dung thảo luận bao gồm tiến trình cải tổ dân chủ ở Miến Điện và hồ sơ nhân quyền.
Trong một thông cáo, phủ thủ tướng Anh cho biết là hai lãnh đạo đã đồng ý rằng « Miến Điện phải có thêm nhiều tiến bộ trong việc tạo ra công ăn việc làm, phổ cập một nền y tế có chất lượng cho mọi người, và cải cách hệ thống giáo dục ».
Văn phòng của thủ tướng Theresa May còn cho biết là chính quyền Luân Đôn « sẵn sàng để viện trợ thêm » cho Miến Điện, trong đó có khoản hỗ trợ tài chính 118 triệu bảng Anh (138 triệu euro) trong năm nay.
Vấn đề nhân quyền tại Miến Điện dĩ nhiên đã được phía Anh Quốc gợi lên. Thủ tướng Theresa May đã bày tỏ các mối quan ngại trước các vụ vi phạm nhân quyền mà thủ phạm là quân đội Miến Điện.
Vào hôm 12/09, bà Aung San Suu Kyi đã gặp ngoại trưởng Anh Boris Johnson. Hai bên đã thảo luận cụ thể vấn đề của sắc dân thiểu số Rohingya theo đạo Hồi, đang phải đối mặt sự vươn lên của những thành phần Phật giáo cực đoan tại Miến Điện.
Ông Johnson hoan nghênh việc thành lập một ủy ban để tư vấn cho bà Aung San Suu Kyi về tình hình ở bang Rakhine, nơi có một cộng đồng Rohingya đông đảo và từng xẩy ra những vụ xung đột dữ dội với một số Phật tử vào năm 2012.
Trong một báo cáo gần đây, Liên Hiệp Quốc đã tỏ quan ngại về các vụ vi phạm quyền của người Rohingya ở Miến Điện, kể cả việc họ bị từ chối quyền công dân, bị lao động cưỡng bức và bạo lực tình dục.
Liên Hiệp Quốc cho rằng đó có thể bị coi là « tội ác chống nhân loại ».
Tin mới
- Hưu chiến Syria : Cứu trợ khó đến được vùng bị vây hãm - 15/09/2016 16:26
- Mỹ viện trợ quân sự 38 tỉ đô la cho Israel - 15/09/2016 16:17
- Pháp-Đức tích cực chuẩn bị thượng đỉnh châu Âu đầu tiên sau Brexit - 15/09/2016 16:11
- Tại Rumani, tổng thống Pháp ra sức thuyết phục về phòng thủ châu Âu - 15/09/2016 16:04
- Philippines khai thác lá bài cạnh tranh Mỹ-Trung để hưởng lợi ? - 15/09/2016 14:47
- Tổng thống Mỹ thông báo bãi bỏ cấm vận Miến Điện - 15/09/2016 14:27
- Philippines chủ trương « duy trì nguyên trạng » tại Biển Đông - 15/09/2016 14:18
- Nhà nước pháp quyền tại Ba Lan : Nghị Viện Châu Âu tăng sức ép - 14/09/2016 18:23
- J. C. Juncker : Liên Hiệp Châu Âu vẫn tồn tại sau Brexit - 14/09/2016 18:13
- Luxembourg đòi loại Hungary ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu - 14/09/2016 18:01
Các tin khác
- Bình Nhưỡng : Mỹ đẩy Triều Tiên "đến bờ bùng nổ" - 14/09/2016 16:44
- Mỹ và Miến Điện bất đồng về hồ sơ Rohingya - 14/09/2016 16:38
- Việt Nam nỗ lực đoàn kết láng giềng Mêkông để chống Trung Quốc - 14/09/2016 16:04
- Báo Anh: Đảng Dân chủ tính tìm người thay thế bà Clinton tranh cử Tổng thống. - 13/09/2016 23:57
- Bầu cử Quốc hội Nga trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - 13/09/2016 19:12
- Mỹ: Điều gì diễn ra nếu một ứng viên tổng thống bỏ cuộc trước ngày bầu cử ? - 13/09/2016 18:10
- Âu- Mỹ : Khả năng TTIP bị khai tử ? - 13/09/2016 16:02
- Rumani hy vọng tham gia không gian Schengen - 13/09/2016 15:49
- Tập Cận Bình : Lợi ích chung Việt-Trung lớn hơn là bất đồng - 13/09/2016 15:41
- Xã hội Thái Lan đang bị quân sự hóa - 13/09/2016 14:58