Philippines chủ trương « duy trì nguyên trạng » tại Biển Đông
- Thứ Năm, 15 tháng Chín năm 2016 14:18
- Tác Giả: Thanh Hà
Tổng thống Philippines Dutertet (giữa) cùng bộ trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana (trái) thăm căn cứ quân sự Capinpin military, ở Tanay, Rizal, ngày 24/08/2016.
REUTERS/Erik De Castro
Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông.
Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng Biển Tây Philippines, tức Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực.
Trước Ủy ban Quốc phòng Hạ Viện Philippines, ông Delfin Lorenzana loại trừ khả năng Manila phô trương sức mạnh ở Biển Đông vì Philippines « không có phương tiện đối đầu với các quốc gia khác cùng đòi hỏi chủ quyền » trong vùng biển này.
Theo báo mạng Philippines Inquirer, khác hẳn với chính quyền của người tiền nhiệm, tổng thống Rodrigo Duterter chủ trương đối thoại với Bắc Kinh để cùng khai thác tài nguyên trong vùng Biển Đông, nơi nhiều quốc gia Đông Nam Á cùng đòi hỏi chủ quyền.
Từ khi lên cầm quyền, tổng thống Duterte bị chỉ trích là có thái độ thân Trung Quốc.
Lên cầm quyền từ tháng 6/2016, tổng thống Rodrigo Duterte chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc bằng con đường đối thoại, cho dù Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo ở bên trong vùng thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines và đánh đuổi tàu cá của Philippines ở những khu mà họ được quyền đánh bắt, như gần bãi đá Scarborough.
Báo Inquirer nhắc lại Philippines đã giành thắng lợi trong vụ kiện Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.
Phán quyết ngày 12/07/2016 của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye phủ nhận các đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông của Trung Quốc căn cứ trên bản đồ đường 9 đoạn.
Tin mới
- Nhà báo Hồng Kông bị bắt giữ, đánh đập tại Trung Quốc - 15/09/2016 22:16
- Tòa Bạch Ốc xin Quốc Hội cấp $2.6 tỷ giúp tái thiết Louisiana - 15/09/2016 22:05
- Thượng đỉnh Bratislava : Châu Âu tìm một thỏa thuận quốc phòng chung - 15/09/2016 21:44
- Hillary Clinton tiếp tục tranh cử - 15/09/2016 16:33
- Hưu chiến Syria : Cứu trợ khó đến được vùng bị vây hãm - 15/09/2016 16:26
- Mỹ viện trợ quân sự 38 tỉ đô la cho Israel - 15/09/2016 16:17
- Pháp-Đức tích cực chuẩn bị thượng đỉnh châu Âu đầu tiên sau Brexit - 15/09/2016 16:11
- Tại Rumani, tổng thống Pháp ra sức thuyết phục về phòng thủ châu Âu - 15/09/2016 16:04
- Philippines khai thác lá bài cạnh tranh Mỹ-Trung để hưởng lợi ? - 15/09/2016 14:47
- Tổng thống Mỹ thông báo bãi bỏ cấm vận Miến Điện - 15/09/2016 14:27
Các tin khác
- Nhà nước pháp quyền tại Ba Lan : Nghị Viện Châu Âu tăng sức ép - 14/09/2016 18:23
- J. C. Juncker : Liên Hiệp Châu Âu vẫn tồn tại sau Brexit - 14/09/2016 18:13
- Luxembourg đòi loại Hungary ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu - 14/09/2016 18:01
- Thủ tướng Anh bàn về nhân quyền với bà Aung San Suu Kyi - 14/09/2016 16:50
- Bình Nhưỡng : Mỹ đẩy Triều Tiên "đến bờ bùng nổ" - 14/09/2016 16:44
- Mỹ và Miến Điện bất đồng về hồ sơ Rohingya - 14/09/2016 16:38
- Việt Nam nỗ lực đoàn kết láng giềng Mêkông để chống Trung Quốc - 14/09/2016 16:04
- Báo Anh: Đảng Dân chủ tính tìm người thay thế bà Clinton tranh cử Tổng thống. - 13/09/2016 23:57
- Bầu cử Quốc hội Nga trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - 13/09/2016 19:12
- Mỹ: Điều gì diễn ra nếu một ứng viên tổng thống bỏ cuộc trước ngày bầu cử ? - 13/09/2016 18:10