Tổng thống Mỹ thông báo bãi bỏ cấm vận Miến Điện
- Thứ Năm, 15 tháng Chín năm 2016 14:27
- Tác Giả: RFI
Lãnh đạo Miến Điện Aung san Suu Kyi tới bộ Ngoại Giao Mỹ, ngày 12/09/2016.
REUTERS/Jonathan Ernst
Hôm qua, 14/09/2016, khi tiếp lãnh đạo Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi tại Nhà Trắng, Washington, tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Hoa Kỳ sẽ bãi bỏ cấm vận Miến Điện và bộ Tài chính Mỹ sẽ ra thông báo trong vài ngày tới.
Cho tới nay, việc bãi bỏ cấm vận Miến Điện vẫn là chủ đề gây tranh luận không chỉ tại Mỹ mà còn cả tại Miến Điện.
Từ Rangoon, thông tín viên Remy Favre gửi về bài tường trình :
« Giới doanh nhân Miến Điện giậm chân sốt ruột. Họ mong muốn nhanh chóng bình thường hóa quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, nhất là trong việc xuất khẩu đá quý, như hồng ngọc, ngọc bích…
Do có cấm vận, họ không xuất khẩu các sản phẩm này. Do vậy, một số doanh nhân thân cận với giới cựu quân nhân Miến Điện gây áp lực với chính quyền Obama.
Họ thuê các luật sư để vận động tại Washington. Còn tại Miến Điện, giới doanh nhân sử dụng các quan hệ trong các định chế để có được sự ủng hộ bãi bỏ cấm vận.
Tháng trước, đảng của các cựu quân nhân còn đề nghị là Miến Điện chính thức đề nghị Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận.
Thế nhưng, tại Miến Điện, một số người lại muốn duy trì nguyên trạng, đó là các sắc tộc thiểu số, nhất là sắc tộc Kachin, ở phía bắc nước này.
Sắc tộc này đang phải hứng chịu một cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội Miến Điện và các nhóm nổi dậy ở đây.
Trong một bức thư ngỏ gửi tới tổng thống Mỹ, cộng đồng Kachin đã liệt kê ra các vụ vi phạm nhân quyền của quân đội Miến Điện ở trong vùng, như giết người, hãm hiếp, bắt cóc.
Trong những điều kiện như vậy, họ không hiểu vì sao giới quân nhân và những người thân cận lại được hưởng một sự ưu đãi từ phía Hoa Kỳ ».
Tin mới
- Báo chí bị ‘bịt miệng’ phản biện về dự án thép Hoa Sen Cà Ná? - 15/09/2016 22:29
- Nhà báo Hồng Kông bị bắt giữ, đánh đập tại Trung Quốc - 15/09/2016 22:16
- Tòa Bạch Ốc xin Quốc Hội cấp $2.6 tỷ giúp tái thiết Louisiana - 15/09/2016 22:05
- Thượng đỉnh Bratislava : Châu Âu tìm một thỏa thuận quốc phòng chung - 15/09/2016 21:44
- Hillary Clinton tiếp tục tranh cử - 15/09/2016 16:33
- Hưu chiến Syria : Cứu trợ khó đến được vùng bị vây hãm - 15/09/2016 16:26
- Mỹ viện trợ quân sự 38 tỉ đô la cho Israel - 15/09/2016 16:17
- Pháp-Đức tích cực chuẩn bị thượng đỉnh châu Âu đầu tiên sau Brexit - 15/09/2016 16:11
- Tại Rumani, tổng thống Pháp ra sức thuyết phục về phòng thủ châu Âu - 15/09/2016 16:04
- Philippines khai thác lá bài cạnh tranh Mỹ-Trung để hưởng lợi ? - 15/09/2016 14:47
Các tin khác
- Philippines chủ trương « duy trì nguyên trạng » tại Biển Đông - 15/09/2016 14:18
- Nhà nước pháp quyền tại Ba Lan : Nghị Viện Châu Âu tăng sức ép - 14/09/2016 18:23
- J. C. Juncker : Liên Hiệp Châu Âu vẫn tồn tại sau Brexit - 14/09/2016 18:13
- Luxembourg đòi loại Hungary ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu - 14/09/2016 18:01
- Thủ tướng Anh bàn về nhân quyền với bà Aung San Suu Kyi - 14/09/2016 16:50
- Bình Nhưỡng : Mỹ đẩy Triều Tiên "đến bờ bùng nổ" - 14/09/2016 16:44
- Mỹ và Miến Điện bất đồng về hồ sơ Rohingya - 14/09/2016 16:38
- Việt Nam nỗ lực đoàn kết láng giềng Mêkông để chống Trung Quốc - 14/09/2016 16:04
- Báo Anh: Đảng Dân chủ tính tìm người thay thế bà Clinton tranh cử Tổng thống. - 13/09/2016 23:57
- Bầu cử Quốc hội Nga trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - 13/09/2016 19:12