Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc : Ban Thiền Lạt Ma vẫn "sống bình thường"

emBanchan-latma

Đức Ban Thiền Lạt Ma Gendun Choekyi Nyima bị mất tích cách đây 20 năm - DR

Lần đầu tiên từ 20 năm qua, Trung Quốc lên tiếng về Đức Ban Thiền Lạt Ma Gendun Choekyi Nyima, lãnh đạo tinh thần thứ nhì của Tây Tạng.

Theo bản tin của Reuteres, ngày 06/09/2015 lần đầu tiên một quan chức Trung Quốc đại diện cho vùng tự trị Tây Tạng, ông Norbu Dunzhub tiết lộ với phóng viên là Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 Gendun Choekyi Nyima vẫn « có cuộc sống bình thường ».
Không đi sâu vào thêm chi tiết nhưng tuyên bố trên của một nhân vật đại diện cho chính quyền Bắc Kinh gây ngạc nhiên.

Cách nay 20 năm, tháng 5/1995 Đức Ban Thiền Lạt Ma Gendun Choekyi Nyima, khi đó mới 6 tuổi, đã « mất tích » ba ngày sau khi được Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ định là hiện thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10, Choekyi Gyaltsen.

Đến tháng 11 cùng năm, bất chấp sự chống đối của người Tây Tạng, chính quyền Bắc Kinh phong cho một đứa bé khác - Gyancain Norbu chức Ban Thiền Đạt Ma.
Nhân vật được chính quyền Trung Quốc tấn phong hiện đang sinh sống tại Bắc Kinh.

Trong hàng ngũ tôn giáo của người Tây Tạng, Đức Ban Thiền Lạt Ma là lãnh đạo tinh thần quan trọng thứ nhì, chỉ sau có Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Reuters nhắc lại, năm 1949 khi Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng cả Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 lẫn Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 cùng trong độ tuổi đôi mươi.
Năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vượt biên sang Ấn Độ sống lưu vong cho tới nay.

Còn người thứ nhì thì bị chính quyền Bắc Kinh bắt giữ vào năm 1962 với lý do « tổ chức nổi dậy ».
Chính quyền viện cớ Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 đã viết bài chỉ trích bước Đại Nhẩy Vọt của Mao.
Ngài đã được trả tự do năm 1980 và qua đời tại Tây Tạng năm 1989.

Sách trắng của Trung Quốc vừa được công bố ngày 05/09/2015 khẳng định : tất cả các sinh hoạt tôn giáo của Tây Tạng đều được tôn trọng, hơn 46.000 tăng ni sinh sống trong vùng đều được tự do thể hiện tín ngưỡng.

Reuters trích dẫn các tổ chức bảo vệ nhân quyền, theo đó hàng ngàn người Tây Tạng vẫn bị giam cầm và đàn áp.
Từ năm 2011 tới nay đã có 140 tu sĩ Tây Tạng tự thiêu phản đối chính quyền Trung Quốc đàn áp tôn giáo và hủy diệt một nền văn hóa có từ ngàn xưa.


Switch mode views: