Ba Lan và Hung không chấp nhận định mức người tị nạn
- Thứ Hai, 07 tháng Chín năm 2015 22:05
- Tác Giả: Anh Vũ
Biểu tình tại Pháp ủng hộ người tị nạn, quảng trường République, ngày 05/09/2015.
REUTERS/Philippe Wojazer
Mặc dù Liên Hiệp Châu Âu chưa chính thức ấn định được con số mỗi nước phải đó nhận bao nhiêu người tị nạn, một số thành viên Trung Âu của Liên Hiệp đã phản đối việc lập chỉ tiêu bắt buộc nhận người tị nạn, điển hình là Hungary và Ba Lan.
Tuy nhiên hai nước này từ đầu cuộc khủng hoảng di dân đến giờ vẫn chỉ là điểm trung chuyển của người tị nạn trên đường tìm đến các nước Tây Âu.
Thông tín viên Damien Simonart tại Varsava tường trình :
Mười triệu euro, đó là ngân sách để Ba Lan có thể lo cho khoảng 2400 người tị nạn mỗi năm.
Cam kết đón nhận 2000 người tị nạn Syria, Thủ tướng Ba Lan, bà Ewa Kopacz, muốn thận trọng.
Theo bà, trách nhiệm của châu Ấu là phải đoàn kết trong vấn đề người nhập cư.
Bà tuyên bố : « Chúng ta có nghĩa vụ đạo đức là phải lo cho những người tị nạn, những người không thể trở về nước vì họ bị đe dọa sát hại. Chúng ta không có phương tiện đển đón những người tị nạn kinh tế. Nếu phân định chuyện này thì sẽ giảm được một nửa sức ép di dân tại biên giới của chúng ta ».
Trong lúc mà Giáo hội Công giáo kêu gọi các nước hãy giang tay đón nhận người tị nạn, thì một nghiên cứu của Viện quan hệ quốc tế Varsava cho thấy người Ba Lan tỏ ra rất dè dặt trong vấn đề này.
Bà Patrisia Sasnal, một người tham gia nghiên cứu trên nhấn mạnh là người Ba lan không cởi mở với các văn hóa khác họ.
Bà giải thích : « Điều duy nhất người dân hiểu về Đạo Hồi và người theo Hồi giáo là những gì họ được thấy qua truyền hình. Mà trên truyền hình thì người ta chỉ được nghe những điều tồi tệ nhất, rằng người hồi giáo là những kẻ khủng bố ».
Vấn đề còn lại là để xem liệu bản thân những người tị nạn này có muốn ở lại Ba Lan hay không.
Mùa hè này, 200 người Syria đã đến được Varsava nhờ sự giúp đỡ của một hiệp hội Thiên chúa giáo.
Đến giờ phần lớn trong số họ có thể đã tới Đức.
Tin mới
- Ngoại thương Trung Quốc tiếp tục giảm sút đáng ngại - 08/09/2015 22:39
- Indonesia đốt rừng, Malaysia và Singapore lại bị hít khói - 08/09/2015 22:29
- Miến Điện : Phật giáo cực đoan có thể làm đối lập mất phiếu - 08/09/2015 20:39
- Người Nga tỵ nạn tại Trung Quốc - 08/09/2015 19:42
- Biển Đông: Indonesia tăng cường khả năng đối phó nguy cơ xung đột - 08/09/2015 19:22
- Miến Điện : Chiến dịch vận động tranh cử bắt đầu - 08/09/2015 18:47
- Matxcơva ủng hộ quân sự Damas chống thánh chiến - 08/09/2015 02:45
- Vì an ninh quốc gia, Pháp oanh kích thánh chiến Hồi giáo tại Syria - 08/09/2015 02:26
- Furoshiki - giày quấn kiểu Nhật gây 'sốt' - 08/09/2015 00:06
- Quân nổi dậy gây thiệt hại lớn cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ - 07/09/2015 22:11
Các tin khác
- Tổng thống Pháp ra lệnh chuẩn bị oanh kích IS tại Syria - 07/09/2015 21:56
- Hợp pháp hóa mãi dâm, vấn đề gây tranh cãi - 07/09/2015 16:02
- Tòa xử Khmer Đỏ : Lần đầu tiên, nạn diệt chủng người Chàm được nêu lên - 07/09/2015 15:38
- Tro than chứa lượng chất gây ô nhiễm phóng xạ cao - 06/09/2015 21:58
- Yemen: Liên quân Ả Rập tăng cường oanh kích - 06/09/2015 21:35
- Syria : Mỹ lo ngại trước khả năng Nga can thiệp quân sự - 06/09/2015 21:19
- Trung Quốc : Ban Thiền Lạt Ma vẫn "sống bình thường" - 06/09/2015 20:56
- Du khách Nga ít còn đi Việt Nam vì đồng rúp mất giá - 06/09/2015 20:29
- Philippines: Trung Quốc phải từ bỏ "luận điệu dối trá" về Biển Đông - 06/09/2015 20:05
- Nước Anh hé cửa đón người tị nạn - 06/09/2015 03:40