Châu Âu chia rẽ về đối sách với làn sóng người tị nạn
- Chúa Nhật, 06 tháng Chín năm 2015 01:56
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Khắp nơi trong Liên Hiệp Châu Âu, người dân bày tỏ tình đoàn kết với người tị nạn. Trong ảnh, tại Barcelona, Tây Ban Nha ngày 04/09/2015.
REUTERS/Gustau Nacarino
Các diễn biến mới nhất liên quan đến cuộc khủng hoảng người tị nạn tại Châu Âu đã nêu bật sự chia rẽ trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu giữa khối nước Trung Âu và phần còn lại của Liên Hiệp Châu Âu.
Dấu hiệu điển hình là hai cuộc họp song song mở ra vào hôm qua 04/09/2015 : Tại Praha là hội nghị của Thủ tướng 4 nước Trung Âu được liệt vào diện « khước từ người tị nạn » - Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary và Ba Lan – còn tại Luxembourg là cuộc họp Ngoại trưởng các nước Liên Hiệp Châu Âu, chủ trương phân bổ một cách bắt buộc số người tị nạn cần tiếp nhận cho từng thành viên.
Theo ghi nhận của Đặc phái viên RFI Quentin Dickinson tại Luxembourg, trong cuộc họp của mình, sau khi phân tích kết quả Hội nghị diễn ra tại Praha, Ngoại trưởng các nước đã không tránh khỏi bất bình trước các bình luận hàm ý chống chính sách người tị nạn mà Liên Hiệp Châu Âu chủ trương.
« Từ xa, Ngoại trưởng các nước Tây Âu đã dành một phần của buổi tối hôm qua để phân tích kỹ lưỡng các kết quả của hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Praha của một kiểu mặt trận từ khước người nhập cư, tập hợp lãnh đạo bốn nước Trung Âu - Hungary, Ba Lan, Slovakia và Cộng hòa Séc – đều là thành viên Liên Hiệp Châu Âu.
Nội dung chủ yếu của bản tuyên bố kết thúc hội nghị Praha hầu như không có gì đáng chỉ trích, thậm chí còn có những điểm phù hợp với lập trường của chính họ.
Bốn quốc gia Trung Âu chẳng hạn, đã nhận định rằng cần phải tăng cường kiểm soát tại biên giới bên ngoài của Liên Hiệp Châu Âu, gia tăng nỗ lực theo dõi những mạng lưới buôn người.
Các nước này cũng ghi nhận là Châu Âu còn thiếu nghiêm trọng các trung tâm tiếp nhận để đăng ký từng người nhập cư, ngay khi họ đến nơi và mở cho mỗi người một hồ sơ riêng.
Các nhận định kể trên không khác gì quan điểm được nêu bật tại Luxembourg.
Tuy nhiên, các phát biểu bằng miệng mà các lãnh đạo Trung Âu đã đưa ra sau khi Hội nghị Praha kết thúc đã không được mấy hưởng ứng.
Lãnh đạo chính phủ Ba Lan chẳng hạn đã khẳng định rằng vì chủ quyền đất nước, Ba Lan phải tự mình quản lý cuộc khủng hoảng người nhập cư.
Thủ tướng Slovakia thì bác bỏ mọi ràng buộc, thúc ép, trong lúc đồng nhiệm Séc của ông phản đối mọi quyết định phân bổ quota người nhập cư giữa các nước Liên Hiệp Châu Âu ».
Tin mới
- Tro than chứa lượng chất gây ô nhiễm phóng xạ cao - 06/09/2015 21:58
- Yemen: Liên quân Ả Rập tăng cường oanh kích - 06/09/2015 21:35
- Syria : Mỹ lo ngại trước khả năng Nga can thiệp quân sự - 06/09/2015 21:19
- Trung Quốc : Ban Thiền Lạt Ma vẫn "sống bình thường" - 06/09/2015 20:56
- Du khách Nga ít còn đi Việt Nam vì đồng rúp mất giá - 06/09/2015 20:29
- Philippines: Trung Quốc phải từ bỏ "luận điệu dối trá" về Biển Đông - 06/09/2015 20:05
- Nước Anh hé cửa đón người tị nạn - 06/09/2015 03:40
- Pháp dự tính tấn công IS tại Syria - 06/09/2015 02:21
- Cuba mở cửa đón các bác sĩ đào thoát trở về - 06/09/2015 02:11
- Na Uy lúng túng vì một giải thưởng dành cho Edward Snowden - 06/09/2015 02:04
Các tin khác
- Việt Nam và Philippines sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược vào cuối năm - 05/09/2015 22:21
- Hoa Kỳ trừng phạt một công ty xuất khẩu vũ khí Nga - 04/09/2015 20:36
- Trung Quốc phạt ba công ty bị cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán. - 04/09/2015 20:06
- Biển Đông : Việt Nam - Trung Quốc thỏa thuận « xử lý đúng đắn » tranh chấ - 04/09/2015 19:49
- Mỹ và Malaysia đàm phán bí mật về việc hợp tác tuần tra ở Biển Đông - 04/09/2015 18:58
- Giá dầu giảm mạnh, các nước sản xuất lao đao - 04/09/2015 00:23
- Hungary mở lại nhà ga cho dân di cư sang Tây Âu - 04/09/2015 00:10
- Tức giận vì thu nhập giảm, nông gia Pháp lại kéo về Paris biểu tình - 03/09/2015 23:59
- Pháp, Đức, Ý kêu gọi phân chia công bằng việc đón tiếp tị nạn - 03/09/2015 23:41
- Sáu lý do Trung Quốc có thể đánh chiếm Đài Loan - 03/09/2015 16:34