Góp ý Hiến pháp 'là ngụy tạo'?
- Thứ Hai, 11 tháng Ba năm 2013 04:43
- Tác Giả: BBC
Các ông Nguyễn Đình Lộc và Chu Hảo trong buổi chuyển Kiến nghị 72 tới Quốc hội
Kiến nghị 72 đã được chuyển tới Quốc hội
Trong một động thái dường như phản bác đề xuất sửa đổi Hiến pháp của một số giới, một tờ báo trong nước đăng chính luận cáo buộc giả mạo trong việc đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 92.
Gần đây, nhiều diễn đàn và mạng xã hội đăng tải Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 do 72 nhân sỹ trí thức khởi xướng, được gọi tắt là Kiến nghị 72.
Những người ủng hộ chỉ cần gửi tên tới một địa chỉ email.
Theo trang boxitvn, một trong những trang đầu tiên đăng tải Kiến nghị này, đã có gần 9.000 chữ ký ủng hộ kiến nghị của các nhân sỹ trí thức, trong đó có các điểm như đề xuất bỏ Điều 4 về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản cũng như sửa đổi chế độ sở hữu đất đai.
Trong số các chữ ký được nói thu thập trong đợt 23, có khá nhiều người ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
Kiến nghị 72 cũng đã được chuyển tới Quốc hội Việt Nam vào đầu tháng trước.
Tuy nhiên bài viết đăng trên Đại Đoàn Kết ngày thứ Bảy 9/3, ký tên Nhóm phóng viên Thời sự- Chính trị, cáo buộc đây là "Sự ngụy tạo có chủ đích".
Tờ báo này nói khi nhóm phóng viên của báo đi tìm hiểu thì "ngoài một số người có chức danh và địa chỉ cụ thể, thì hầu hết là tên không có địa chỉ. Tìm hiểu của Đại Đoàn Kết tại Hà Tĩnh cho thấy, đa phần những cái tên này là không có thực và bị giả mạo".
Bài viết của Đại Đoàn Kết đặt câu hỏi: "Tại sao lại có nhiều bà con nông dân Hà Tĩnh ký tên trên mạng như vậy, trong khi nhiều người còn mơ hồ về internet".
"Người nông dân quanh năm vất vả lo làm ăn, họ lấy đâu ra thời gian mà lướt web, để ký tên kiến nghị những điều mà bản thân họ không hiểu?"
Uẩn khúc ở Hà Tĩnh?
Cuộc điều tra "bỏ túi" của phóng viên Đại Đoàn Kết dẫn nguồn cán bộ tuyên giáo tỉnh cho hay tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng internet chỉ chiếm 20-30% trên toàn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Theo các phóng viên này, đa số người dân hoặc "quanh năm chân lấm tay bùn, chẳng có điều kiện chi trả phí internet, và nếu có, họ cũng chẳng bao giờ vào mạng vì kiến thức về công nghệ thông tin hạn hẹp", hoặc "có những người thông thạo về internet, thì lại có hiểu biết rất hạn chế về Hiến pháp và pháp luật".
Đại Đoàn Kết cũng nói đã thu thập tư liệu từ cơ quan an ninh cho cuộc điều tra nói trên.
Báo này khẳng định: "Ngoài một số nhân sỹ, trí thức có tên, tuổi, chức danh, địa chỉ cụ thể, đa số tên người dân ký tên trên bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện đang phát tán trên một số trang mạng là giả mạo".
Nhóm phóng viên của tờ báo nói việc này là "động cơ chính trị không trong sáng của một số người có tư tưởng đối lập".
Đại Đoàn Kết là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc, cơ quan ngoại vi của Đảng Cộng sản VN.
Mới đây, Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã lên tiếng cảnh báo về điều mà ông gọi là "suy thoái" đạo đức, xã hội khi có tiếng nói kêu gọi đa đảng, tam quyền phân lập... trong quá trình sửa đổi Hiến pháp.
Phát ngôn của ông Trọng đã bị một số người chỉ trích là hành động "bịt miệng" nỗ lực đóng góp cho bản Hiến pháp mới.
Tin mới
- Mỹ-Nhật hợp tác trong lĩnh vực không gian - 12/03/2013 21:31
- Tưởng niệm 2 năm sóng thần : Trung Quốc vắng mặt, Nhật thất vọng - 12/03/2013 18:04
- Gương tha thứ của một vị Hồng Y Venezuela - 12/03/2013 01:01
- Các công ty Mỹ giữ hàng tỷ đôla ở nước ngoài - 11/03/2013 21:27
- Cuộc chạy đua tranh chức tổng thống Venezuela đã mở màn - 11/03/2013 20:39
- Liên Hiệp Quốc tố cáo Syria sử dụng dân phòng thảm sát thường dân - 11/03/2013 20:27
- Trung Quốc: Sông Hoàng Phố tràn ngập xác heo - 11/03/2013 20:00
- Bắc Kinh giải thể Bộ Đường sắt khổng lồ bị quá nhiều tai tiếng - 11/03/2013 19:56
- Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu tập trận chung - 11/03/2013 19:50
- Chính phủ Miến Điện và du kích Kachin gặp lần thứ hai tại Trung Quốc - 11/03/2013 19:41
Các tin khác
- Venezuela bầu lại tổng thống vào tháng Tư - 11/03/2013 04:35
- Tai nạn nguyên tử có thể gây thiệt hại đến 5.800 tỉ euro - 11/03/2013 04:16
- Để lãnh đạo đất nước, đối lập Miến Điện phải vượt qua nhiều khó khăn - 10/03/2013 22:35
- Ngư dân Trung Quốc ngang nhiên tung hoành trên Biển Đông - 10/03/2013 22:27
- Nam-Bắc Hàn: Chiến tranh, hay chuẩn bị chiến tranh? - 10/03/2013 03:05
- Bình Nhưỡng vẫn duy trì khu công nghiệp Hàn Quốc - 10/03/2013 02:11
- Nga và Châu Phi : Nơi công du đầu tiên của Tập Cận Bình - 10/03/2013 02:05
- Vị giáo hoàng tương lai theo nhận định của một số hồng y - 10/03/2013 00:08
- Singapore hy vọng Brunei hàn gắn được vết rạn thời Cam Bốt làm chủ tịch - 09/03/2013 23:45
- Việt Nam bị chỉ trích trước Hội đồng Nhân quyền LHQ - 09/03/2013 23:26