Việt Nam bị chỉ trích trước Hội đồng Nhân quyền LHQ
- Thứ Bảy, 09 tháng Ba năm 2013 23:26
- Tác Giả: Thanh Hà
Toàn cảnh một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Genève, 25/02/2013
REUTERS/Denis Balibouse
Trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc - Genève, ngày 08/03/2013 giới bảo vệ nhân quyền tố cáo Việt Nam bắt giam hàng chục nhà đấu tranh trên mạng và chính quyền Hà Nội vi phạm luật quốc tế.
Đại diện cho các nhà hoạt động Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, ông Võ Văn Ái kêu gọi « Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc gây áp lực với phía Việt Nam để chấm dứt các hành vi đàn áp » kể trên.
Theo ông, hiện có 32 nhà viết blog và các nhà đấu tranh bày tỏ bất đồng chính kiến trên mạng đang bị giam giữ tại Việt Nam. Một phần trong số đó đã có án hoặc đang chờ bị xét xử. Họ có thể bị lãnh đến 16 năm tù.
Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam Võ Văn Ái cho biết thêm : « Các hành vi đàn áp không góp phần bảo vệ an ninh quốc gia như lời giải thích của chính phủ Việt Nam, mà chỉ nhằm bịt miệng các tiếng nói trong một xã hội dân sự đang trỗi dậy để tố cáo các hành vi tham những, lạm quyền, để nói lên thảm cảnh của người nông dân bị cướp đất. Đó là những tiếng nói đòi nhân quyền và kêu gọi cải cách dân chủ. »
Tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông Võ Văn Ái đã kêu gọi Việt Nam thu hồi Pháp lệnh 44 đã được ký vào năm 2002. Pháp lệnh đó cho phép giam giữ mà không cần thông qua các thủ tục pháp lý những phần tử bị coi là đe dọa đến an ninh quốc gia.
Ông cho biết Việt Nam đã sử dụng điều khoản này để chống lại các blogger, thậm chỉ kể cả việc đưa họ vào bệnh viện tâm thần.
Một nhà hoạt động khác là bà Penelope Faulker thuộc tổ chức Cùng Hành động cho Nhân quyền có trụ sở ở Pháp, lưu ý Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng sau cuộc duyệt xét của Liên Hiệp Quốc năm 2009, Hà Nội đã cam kết thực thi quyền tự do thông tin.
Tuy nhiên, theo bà : « chỉ nội trong năm qua, nhiều blogger, nhà báo mạng, và người bênh vực nhân quyền tại Việt Nam đã bị sách nhiễu, hù dọa, bị công an làm khó dễ, hoặc đã bị tống giam nhiều ngày một cách thô bạo chỉ vì, bằng một cách ôn hòa họ đã dám bày tỏ quan điểm trên Internet ».
Việt Nam hiện nay không phải là một trong 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi Việt Nam là một quốc gia thù nghịch với Internet.
Thanh Hà
Tin mới
- Góp ý Hiến pháp 'là ngụy tạo'? - 11/03/2013 04:43
- Venezuela bầu lại tổng thống vào tháng Tư - 11/03/2013 04:35
- Tai nạn nguyên tử có thể gây thiệt hại đến 5.800 tỉ euro - 11/03/2013 04:16
- Để lãnh đạo đất nước, đối lập Miến Điện phải vượt qua nhiều khó khăn - 10/03/2013 22:35
- Ngư dân Trung Quốc ngang nhiên tung hoành trên Biển Đông - 10/03/2013 22:27
- Nam-Bắc Hàn: Chiến tranh, hay chuẩn bị chiến tranh? - 10/03/2013 03:05
- Bình Nhưỡng vẫn duy trì khu công nghiệp Hàn Quốc - 10/03/2013 02:11
- Nga và Châu Phi : Nơi công du đầu tiên của Tập Cận Bình - 10/03/2013 02:05
- Vị giáo hoàng tương lai theo nhận định của một số hồng y - 10/03/2013 00:08
- Singapore hy vọng Brunei hàn gắn được vết rạn thời Cam Bốt làm chủ tịch - 09/03/2013 23:45
Các tin khác
- Thiếu trách nhiệm khi làm sách cho trẻ? - 09/03/2013 04:41
- Ướp xác ông Chavez 'như Hồ Chí Minh' - 09/03/2013 04:32
- Hầu hết lãnh đạo Mỹ La Tinh đến tiễn biệt cố Tổng thống Chavez - 08/03/2013 22:32
- Pháp : Lương cán bộ quản lý nữ thấp hơn nam 20% - 08/03/2013 22:19
- Nhật Bản thoát khỏi suy thoái trong gang tấc - 08/03/2013 22:13
- Một nhà văn nữ Tây Tạng bị Trung Quốc cấm xuất cảnh - 08/03/2013 21:55
- Việt Nam và Ấn Độ hợp tác bảo vệ thương thuyền - 08/03/2013 21:43
- Việt Nam: Tranh luận từ góp ý Hiến pháp đến độc quyền lãnh đạo của Đảng - 08/03/2013 21:31
- Ngoại trưởng Mỹ tặng giải bà Tạ Phong Tần - 07/03/2013 23:17
- Blogger VN được giải Netizen 2013 - 07/03/2013 23:10