Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc chuẩn bị củng cố hạ tầng cơ sở trên đảo Phú Lâm – Hoàng Sa

PhuLam-vetinh hoangsa

 

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hiện do Trung Quốc chiếm giữ (Ảnh chụp từ vệ tinh)
hoangsa.org

 

Hôm qua, 10/11/2012, trên đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc, ông La Bảo Minh, bí thư tỉnh ủy Hải Nam, cho biết là Trung Quốc chuẩn bị củng cố các cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm - Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng, ở Biển Đông.

Lãnh đạo tỉnh Hải Nam Trung Quốc thông báo là chính quyền địa phương đang chuẩn bị xây dựng các tuyến đường, hệ thống cấp phát nước sạch và mạng lưới thải nước bẩn ở Tam Sa, nơi mà Bắc Kinh coi là thủ phủ của đảo Vĩnh Hưng / Phú Lâm.

Theo phân cấp quản lý hành chính của Trung Quốc, tỉnh Hải Nam quản lý vùng quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm vào tháng Giêng năm 1974, lúc đó do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý và cả vùng quần đảo Trường Sa cũng như khu vực bãi đá Macclesfield, mà Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa, ở phía Đông.

Vẫn theo bí thư tỉnh ủy Hải Nam, các biện pháp khác cũng sẽ được áp dụng nhằm bảo đảm các « quyền hợp pháp » của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm các quần đảo khác, trong đó đặc biệt có quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.

Ông La Bảo Minh nói : « Để bảo vệ các quyền hợp pháp của chúng ta trên Biển Đông, chúng tôi đã tiến hành phối hợp giữa các tỉnh khác nhau nhằm lập ra một cơ quan thực thi pháp luật đồng nhất và hiệu quả hơn ».

Theo giới quan sát, việc Trung Quốc củng cố sự hiện diện qua việc tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở trong vùng quần đảo Hoàng Sa làm cho tình hình tại Biển Đông thêm căng thẳng.

Hè vừa qua, Hoa Kỳ đã bày tỏ lo ngại sau khi Trung Quốc thông báo lập một đơn vị đồn trú ở Tam Sa, trên quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố có chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Biển Đông là nơi có nhiều tuyến hàng hải thương mại quốc tế và có thể có trữ lượng lớn về dầu khí.

Switch mode views: