Obama-Ryan: Cùng bắt tay làm việc chung?
- Thứ Sáu, 30 tháng Mười năm 2015 10:40
- Tác Giả: Nguyễn Văn Khanh
TT Obama và Tân Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan
Chỉ một giờ đồng hồ sau khi ông Pual Ryan trở thành tân chủ tịch Hạ Viện, phát ngôn viên Josh Earnest của Tòa Bạch Ốc cho hay từ tối hôm trước “tổng thống đã gọi điện thoại chúc mừng người sẽ điều khiển Hạ Viện,” hứa “sẵn sàng cùng làm việc” để thực hiện chính sách xây dựng quốc gia, trong đó phát triển bền vững và quyền lợi của tập thể trung lưu được xem là những điểm quan trọng nhất. Vẫn theo lời ông phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, “Tổng thống từng nói rằng việc cử tri Hoa Kỳ chọn đảng Cộng Hòa điều khiển lập pháp và đảng Dân Chủ nắm hành pháp chứng tỏ người dân Hoa Kỳ muốn hai bên cùng hợp tác làm việc chung, mọi dự luật được thông qua phải có sự chấp thuận của cả hai đảng.”
Bên Hạ Viện, lời hứa hẹn cùng bắt tay làm việc chung cũng được nói tới. Trong bài diễn văn đầu tiên đọc trước các đồng viện, ông tân chủ tịch Hạ Viện kêu gọi mọi người “nếu có cầu nguyện, xin các bạn nhớ cầu nguyện cho nhau, Cộng Hòa cầu nguyện cho Dân Chủ, Dân Chủ cầu nguyện cho Cộng Hòa.” Trước đó, bà Trưởng Khối Thiểu Số (Dân Chủ) Nancy Pelosi cũng bảo “ngày hôm nay một trang sử cũ đã được lật qua, một chương sử mới vừa bắt đầu (với ông tân chủ tịch),” kèm theo lời nhắc nhở: chỉ thành công nếu cùng nhau làm việc, phải đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi đảng phái.
“Nói thì dễ, nhưng làm được điều đó chẳng phải dễ,” ông William Galston, cựu phụ tá đặc biệt của Tổng Thống Bill Clinton nói. “Tôi thấy Tổng Thống Obama và ông Tân Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan có rất nhiều khác biệt, từ ý thức hệ cho đến sinh hoạt đảng phái hay đường hướng hoạt động, vì thế, khó cho 2 bên tìm ra điểm đồng thuận để làm việc chung. Ðã thế, ông Ryan hiểu rằng tất cả những gì ông muốn làm đều bị phe bảo thủ cứng rắn Cộng Hòa dòm ngó, thành ra dù ông có muốn bắt tay với hành pháp đi chăng nữa, tôi e rằng cú bắt tay đó không thể chặt như cả hai bên mong đợi.”
Ðiều đó, “là điều ai cũng nhìn thấy,” theo lời Dân Biểu Cộng Hòa Rob Bishop nói với báo chí. “Tôi thấy lỗi nằm ở phía Tòa Bạch Ốc,” vị dân cử đại diện cho tiểu bang Utah nói tiếp, đưa thí dụ “bên Cộng Hòa chúng tôi muốn tăng ngân sách quốc phòng, bên Tòa Bạch Ốc bảo ngay tổng thống chỉ đồng ý với điều kiện cũng phải tăng ngân sách cho những chương trình dân sinh mà chúng tôi muốn cắt giảm (vì phục vụ không hữu hiệu).” Lối làm việc đó “khiến chúng tôi (Cộng Hòa) bảo với nhau rằng chẳng ai có thể làm việc được với Tòa Bạch Ốc,” ông Bishop vừa lắc đầu vừa trách phía hành pháp Dân Chủ “vì họ không chấp nhận tương nhượng.”
Bên Tòa Bạch Ốc, những viên chức thân cận với Tổng Thống Obama cũng tỏ thái độ rất dè dặt khi trả lời câu hỏi liệu hành pháp Dân Chủ và Hạ Viện Cộng Hòa có thể làm việc chung với nhau hay không. Ngay sau khi biết chắc chắn ông Ryan nhận lời tranh cử chủ tịch Hạ Viện, ông phát ngôn viên Josh Earnest cho hay “rõ ràng tổng thống quý trọng ông Paul Ryan” vì ông Ryan là người “bỏ ra rất nhiều thì giờ suy nghĩ về những thử thách mà nước Mỹ đang phải đối phó.” Nhưng ngay sau đó, ông Earnest cho biết trong quá khứ, “tổng thống đã từng có lần không đồng ý với ông ta (Ryan) về chuyện ngân sách và những vấn đề khác nữa.” Câu nói đó được hiểu là dù kính trọng nhau, nhưng chưa hẳn Tổng Thống Obama và ông tân chủ tịch Hạ Viện có thể làm việc chung với nhau, như Dân Biểu Cộng Hòa Tom Cole nói “giữa 2 người (Obama và Ryan) có cách biệt lớn về quan điểm.”
Một trong những điều đang được nói tới ở Washington D.C. là tin cho hay tối Thứ Ba tuần trước, ông Ryan cho các vị dân cử cùng đảng biết rằng nếu được ủng hộ để nắm vai trò chủ tịch Hạ Viện “tôi sẽ không đưa dự luật cải tổ di trú (immigration reform legislation) ra thảo luận ở nghị trường,” giải thích ông “không nghĩ Tổng Thống Obama thật tâm muốn giải quyết vấn đề này,” cộng thêm e ngại ông Obama dùng dự luật này vào mục tiêu chính trị “để tạo tranh cãi, gây rạn nứt trong nội bộ đảng Cộng Hòa.” Sau đó, qua email, phát ngôn viên Brendan Buck của ông Ryan cho báo chí biết “ông Ryan hiểu chúng ta không thể thảo luận (cải tổ di trú) với một vị tổng thống mà chúng ta không tin cậy” (nguyên văn: “Mr. Ryan understands that we can't address that issue with a president we can't trust”).
Chỉ chuyện đó thôi, có thể đã đủ để thấy tình hình chính trường Hoa Kỳ vẫn chưa sáng sủa, cho dù ông tân chủ tịch Hạ Viện Cộng Hòa kêu gọi mọi người “nhớ cầu nguyện cho nhau” và phía Tòa Bạch Ốc, vị tổng thống Dân Chủ cũng bảo “người dân Hoa Kỳ muốn hai bên cùng hợp tác làm việc chung.”
Related news items:
Tin mới
- ...Đau tay - 09/11/2015 02:22
- Marco Rubio: Thuyền to sóng lớn - 06/11/2015 16:29
- Chuyện có thật 100%: Giáo Hoàng Tí Hon đoạt giải nhất tại Mỹ. - 06/11/2015 12:29
- No U No XI - 05/11/2015 17:02
- Dân Ðài Loan phản đối dân Việt ăn thịt thú vật đi lạc - 04/11/2015 11:43
- Việt Nam càng chống lãng phí, càng phí - 04/11/2015 01:43
- Những nỗi chia lìa - 02/11/2015 20:12
- Tự hào - 02/11/2015 19:59
- Tại sao Hoa Kỳ đưa quân vào Syria? - 31/10/2015 03:01
- Cô giáo đánh bầm tím mông nửa lớp vì... viết chậm - 30/10/2015 19:49
Các tin khác
- Quên - 26/10/2015 16:54
- 'Sống hạnh phúc, chết bình an' - 26/10/2015 16:46
- Du khách ngoại quốc bị chém và cướp tài sản giữa Sài Gòn - 23/10/2015 11:28
- Đảng, Nhà Nước & Nhà Ngoại Cảm - 22/10/2015 20:17
- Sài Gòn: 'Ðinh tặc' lộng hành như chốn rừng xanh - 22/10/2015 18:57
- Con chó đợi đèn - 19/10/2015 14:42
- Nỗi buồn phây búc - 19/10/2015 14:36
- Chưa thể rút quân khỏi Afghanistan - 16/10/2015 10:46
- Ông phó Biden đang nghĩ gì? - 15/10/2015 17:00
- Tranh cử tổng thống 2016: Ông Biden đâu rồi - 15/10/2015 16:40