Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Chính phủ Thái Lan và phe nổi dậy ở miền Nam tái lập đàm phán

thai  narathiwat


Nhân viên an ninh canh gác xung quanh một căn cứ ở Narathiwat.
REUTERS/Surapan Boonthanom


Đại diện chính quyền Bangkok và hai tổ chức nổi dậy Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan đã mở lại đàm phán vào hôm nay tại Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia.

Đây là vòng thương thuyết hòa bình thứ ba giữa hai bên, và chính quyền Bangkok tỏ ra không còn nhẫn nại, muốn phe nổi dậy phải có hành động cụ thể nhằm giảm bớt tình trạng bạo động tại miền Nam.

Trả lời báo chí trước cuộc họp, ông Paradorn Pattanatabut, lãnh đạo Hội đồng An ninh Thái Lan, trưởng đoàn đàm phán của Bangkok, cho biết là ông cần có « kết quả cụ thể ».

Cho đến nay, bạo động, khủng bố không chỉ tiếp diễn mà lại còn gia tăng. Tính từ năm 2004 đến nay đã có 5.500 người thiệt mạng do các hành vi bạo lực trong vùng này.

Ông Pattanatabut nhấn mạnh rằng « mục tiêu của chính phủ là giảm bạo động theo một lịch trình cụ thể hoặc theo từng vùng », do đó lần này, phe nổi dậy phải đưa ra một câu trả lời rõ ràng.

Vào tháng Ba vừa qua, chính phủ Bangkok đã bắt đầu cuộc đàm phán chưa từng thấy với lực lượng nổi dậy thuộc Mặt trận Cách mạng Quốc gia BRN (Barisan Revolusi National).

 Sau đó, một lực lượng phiến quân thứ hai là Pulo - tức Tổ chức Giải phóng Patani Thống nhất - đã đề nghị cùng tham gia thương thuyết.

Theo các nhà quan sát, đây là lần tiên mà các cuộc đàm phán được mở ra một cách chính thức.

 Tuy nhiên các vụ tấn công, chạm súng, khủng bố vẫn tiếp diễn khiến nhiều người hoài nghi về ảnh hưởng thực thụ của các nhóm đang đàm phán đối với các lực lượng phiến quân tạp nhạp tại hiện trường.

Tuy vậy, theo AFP, một nhân vật trong đoàn đàm phán, Thứ trưởng Quốc phòng Thái Nipat Tonglek, tỏ vẻ tin tưởng, cho rằng những người ngồi vào bàn đàm phán là đại diện thật sự của tất cả các nhóm nổi dậy ở miền Nam Thái Lan.

Vẫn theo AFP, Hiện nay, xu hướng của chính phủ Thái để giải quyết tình hình sôi sục ở miền Nam là cấp cho vùng này quyền tự quản, theo mô hình thành phố Bangkok hay thành phố Pattaya, do một đại biểu dân cử quản lý và có quyền thu thuế riêng.

Đây là một cách "chìa tay" với phe nổi dậy, những người Hồi giáo không thuộc phong trào thánh chiến trên thế giới nhưng bất bình, chống lại điều bị họ xem sự kỳ thị người gốc Mã Lai, theo đạo Hồi trên đất nước Thái Lan theo đạo Phật.

Vào tháng Tư vừa qua, phe nổi dậy Hồi giáo đã đòi « giải phóng » các tỉnh miền Nam Thái Lan.

 Ông Paradorn hôm nay đã nhấn mạnh trở lại rằng quy chế có thể chấp nhận cho miền Nam Thái « không phải là tự trị mà chỉ là địa phương quản lý ».



Switch mode views: