Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhiều nhà báo ở Việt Nam bị tấn công, đe dọa


HẢI PHÒNG (NV) - Một loạt nhà báo bị tấn công thời gian gần đây ở Việt Nam cho thấy viết báo trở thành một nghề nguy hiểm.

Có vẻ như ký giả dễ trở thành cái gai đối với những người có chức quyền.



HoangKhuong

Hoàng Khương, ký giả báo Tuổi Trẻ bị đưa ra tòa lãnh án 4 năm tù giam hồi năm rồi vì bài viết tố công an giao thông nhận hối lộ. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

 

Tin của báo Ðất Việt cho biết, đêm 9 Tháng Tư, một nữ ký giả văn phòng vùng Ðông Bắc của báo Thanh Niên bị kẻ lạ mặt tạt acid vào người.

Nạn nhân, bà BN, bị phỏng nặng từ cổ xuống ngực và tay đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu liền sau đó.

Theo báo Thanh Niên, bà BN là ký giả theo dõi địa phận tỉnh Quảng Ninh.

Vẫn theo báo Ðất Việt, cùng ngày 9 Tháng Tư, một ký giả báo Lao Ðộng-Nghệ An cũng đã nhận được cú nhắn tin dọa chặt tay và giết chết.

Dư luận cho rằng nguyên nhân khiến ông này bị hăm dọa vì viết bài chỉ trích một số cơ quan nhà nước cho thuê sân trụ sở công quyền để xây ki-ốt mua bán hàng hóa.

Vì bài viết này, chính quyền tỉnh Nghệ An đã buộc cán bộ lãnh đạo các cơ quan trực thuộc có dính líu phải thu hồi và đóng cửa các ki-ốt.

Báo Ðất Việt cũng cho biết trước đó, một ký giả báo Nông Nghiệp Việt Nam cũng đã nhận được điện thoại đe dọa sau khi tung loạt bài điều tra chỉ trích việc “nuôi chồn nhung.”

Việc đe dọa, tấn công, giết hại các ký giả ở Việt Nam lâu nay hiếm xảy ra.
Cũng có người coi nhà báo là “công chức” vì thường phải viết theo lệnh của chính quyền địa phương, và bài báo bị cấp trên kiểm duyệt rất nghiêm ngặt.

Trong vòng hai năm trở lại đây, các vụ tấn công ký giả có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, tất cả các vụ tấn công này xảy ra chỉ vì nguyên nhân lợi ích kinh tế.

Trước đó, một số vụ xảy ra tương tự, chẳng hạn như vụ tấn công tại Lạng Sơn nhắm vào một ký giả báo Người Lao Ðộng; một vụ ở Khánh Hòa và vụ một ký giả báo Tiền Phong bị hành hung tại tỉnh Hà Tĩnh.

Hôm 28 Tháng Giêng, 2013 vừa qua, hai ký giả của đài truyền hình Sóc Trăng còn bị giật máy ảnh, máy quay phim tại công trình xây dựng trường trung học Phú Tâm, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

Ngày 26 Tháng hai, một hội nghị thảo luận về vấn đề “Nhận diện hành vi cản trở tác nghiệp báo chí” được tổ chức tại Cần Thơ, dưới sự tài trợ của Tòa Ðại Sứ Anh.

Theo ông Trần Nhật Minh, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Truyền Thông-Phát Triển của thành phố Cần Thơ, một trong những điều tệ hại nhất đối với các nhà báo ở Việt Nam là việc các viên chức đương quyền từ chối cung cấp thông tin.
 Hơn một nửa ký giả tham dự cuộc khảo sát cho biết đã lâm vào tình trạng này nhiều lần. (PL)

Switch mode views: