Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất


Thính giả Nguyễn Anh Sơn, ở Tiền Giang, email đến câu hỏi như sau:

“Kính thưa Bác sĩ,

Tôi năm nay 54 tuổi bị bệnh 'Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất,' từ đầu năm đến nay bị lên cơn 4 lần, bác sĩ cho uống Flecaine nhưng vẫn không khỏi, sau đó bác sĩ chỉ định 'cắt đốt,' nhưng sau khi làm 'điện thăm dò sinh lý,' họ bảo không thể cắt được và phải uống thuốc, vẫn là Flecaine, nhưng hình như thuốc không có tác dụng gì, vì uống vào vẫn lên cơn mỗi khi xúc động hay lao động nhẹ.

Gia đình tôi rất khó khăn. Ðể đi 'cắt đốt' lần trước, tôi phải vay mượn mọi người một ít, nhưng kết quả không thành công, tôi rất tuyệt vọng. Kính xin các bác sĩ trị bệnh từ xa, được vậy tôi xin vô cùng mang ơn.”

Chúng tôi đã chuyển thư email này cho bác sĩ Hồ Văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất:
(Paroxysmal Supraventricular Tachycardia, PSVT)

Trước hết xin phân tích thuật ngữ y khoa khá dài dòng này, để chúng ta cùng tìm hiểu chứng bệnh này một cách sơ lược.

“Nhịp nhanh”=tachycardia: tim đập nhanh hơn bình thường (60-100 lần một phút). Nhịp tim có thể trên 100/phút, có khi cao hơn 200/phút.

“Cơn kịch phát” (paroxysm): hiện tượng xảy ra từng cơn, không phải thường trực.
Triệu chứng bắt đầu cũng như ngưng đột ngột, vài phút hoặc vài giờ.Gồm có:

    lo lắng
    tức ngực
    cảm giác hồi hộp (palpitations), ý thức tim mình đang đập thình thịch, nhanh hoặc không đều.
    mạch nhảy rất nhanh
    thấy khó thở, vì tim đập quá nhanh, máu lưu thông không hữu hiệu, không cung cấp đủ oxy như lúc nhịp tim nằm trong mức bình thường.
    có thể chóng mặt xỉu (hiếm).

‘Trên thất”:

tim hinhanhHình vẽ minh họa tim ngườiHình vẽ minh họa tim người

Cần nói về nguyên nhân. Bình thường, dòng điện kích thích cho tim đập liên tục phát sinh từ tâm nhĩ (atrium, phần trên tim)một cách tự động và đều đặn (ví dụ cứ trên dưới một giây thì gởi đi một xung động), đi qua nút nhĩ thất (A-V node), chạy xuống phần dưới của tim ( tâm thất, ventricle). Những nguyên nhân làm cho nhịp tim (phần tâm thất) co bóp quá nhanh xảy ra phía trên (từ nút nhĩ thất [A-V node] trở lên), trước khi dòng điện kích thích đến tâm thất, cho nên gọi là "trên thất", từ Anh ngữ là "supraventricular' (supra=trên).

Ví dụ : Dòng xung động bình thường đi một chiều và sau đó dược thay bằng xung động kế tiếp. Một trong những nguyên nhân gây bệnh PSVT là , sau khi đến nơi, dòng xung động lại cứ chạy vòng ngược lại về chỗ cũ (“reentry”, “vào lại”, nhất là ở nốt nhĩ- thất), kích thích trái tim không ngớt, làm cho tim đập, co bóp ở mức 200 lần /phút.

Bác sĩ dùng phẫu thuật trong một số trường hợp để "cắt đứt cái vòng luẩn quẩn này" (reentrant circuit) trong tâm nhĩ.Trường hợp bệnh PSVT không giải quyết được bằng những phương pháp thông thường như uống thuốc, người ta có thể cần nghiên cứu điện sinh lý (electrophysiologic studies) của hệ thống điện trong tim, và thiết lập bản đồ các dây thần kinh này, xem có những lối đi (abnormal tracts), dẫn truyền xung lực bất bình thường thì có thể nghĩ tới việc cắt gián đoạn các lối này bằng sóng radio cao tầng (high frequency radio waves).

Chữa trị:

Đây là lĩnh vực bác sĩ chuyên khoa tim.
Thính giả đang được cho dùng dùng thuốc như thuốc flecaine (Flecainide, có tác dụng làm chậm tái phân cực [repolarization] và tốc độ dẫn truyền các xung động).

Tái phân cực làm cho dây thần kinh sẳn sàng để chuyển xung lực thần kinh kế tiếp. Thuốc làm cho dây thần kinh bớt nhạy cảm với các xung lực hơn, khó bị kích thích hơn.

Hoặc bs dùng vi phẫu thuật trên tim (“catheter ablation”) để làm gián đoạn vòng “vào lại”, những lối đi (abnormal tracts), dẫn truyền xung lực bất bình thường ( nhưng không thành công trong trường hợp của thính giả đặt câu hỏi).

Những thuốc thường dùng ngừa cơn tim đập nhanh PSVT là các calcium channel blockers (diltiazem, verapamil) và beta blockers (propanolol).

Tôi không có tham vọng chữa bệnh từ xa, và tôi cũng không phải bác sĩ chuyên khoa tim. Tôi chỉ xin chia sẻ với thính giả một số điểm thông tin sau đây về cách đối phó tương đối đơn giản với bệnh PSVT:

1) Cà phê (chứa caféine khả năng kích thích), thuốc lá, rượu, thuốc cảm, nghẹt mũi (có chất kích thích tim như pseudoephedrine,phenylephrine ), bệnh tuyến giáp trạng (thyroid), rối loạn các chất điện giải (electrolytes disturbances) đều có thể góp phần gây ra, hoặc làm bệnh PSVT nặng thêm.

2) Kích thích hệ thần kinh đối giao cảm bằng những phương pháp [vaso-vagal maneuvers] tác dụng trên dây thần kinh số mười (TK X):

    Valsalva maneuver: Ngậm miệng, bóp mũi nếu cần, dồn hơi thở xuống bụng như rặn lúc đi cầu, đừng cho hơi thoát ra mũi; kích thích hệ thần kinh đối giao cảm.
    Vã nước lạnh lên mặt
    Bác sĩ có thể dùng ngón tay mát-xa nhẹ động mạch cảnh (massage of the carotid artery) để chặn một cơn tim đập nhanh do PSVT. Massage of the carotid artery có thể nguy hiểm, gây tai biến mạch máu não (stroke) ở người già.


Những trường hợp nặng có thể phải cần bs điều trị cấp cứu phục hồi nhịp tim về mức bình thường bằng cách chích thuốc vào tỉnh mạch ( drug cardioversion), hoặc dùng điện mạnh shock tim (electrical cardioversion)(máy shock tim thường được gọi là defibrillator).

Chúc bệnh nhân may mắn.

Switch mode views: