Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhiễm lao tiềm ẩn (LTBI)


Thính giả Hanson H. email đến câu hỏi như sau:

“Chào bác sĩ,
 
Cháu ở Việt Nam và cháu có đọc qua bài viết trong mục "Hỏi đáp Y học: Bệnh lao và thuốc ngừa lao" của bác sĩ Hiền. Cháu được biết là ở Việt Nam tỉ lệ nhiễm lao tiềm ẩn rất cao. Cháu muốn hỏi là trong trường hợp nếu mình nghi bị Nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn (LTBI), do hình chụp phổi của cháu có nốt vôi cũ trong phổi, nhưng trước giờ cháu không bị ho ra máu, nhà cháu cũng không có ai bị lao, thì khi mình đi cấy đàm tìm vi khuẩn BK thì kết quả là (-) hay (+), vì theo cháu được hiểu cấy đàm tìm BK sau 2 tháng nếu BK (+) tức là vi khuẩn đang hoạt động còn BK (-) là hết hẳn vi khuẩn. Vậy người đang bị Nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn thì BK sẽ cho kết quả thế nào.
 
Trong bài viết cháu thấy có đoạn " Cũng có thể bệnh nhân thử TST dương tính nhưng không mắc vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis, mà mắc phải vi khuẩn Mycobacterium tương tự, không gây bệnh đáng kể." Cháu muốn hỏi là có bao nhiêu loại vi khuẩn trong dòng Mycobacterium, và để phân biệt được mình mắc"Mycobacterium tương tự" hay "trùng lao Mycobacterium tuberculosis" thì cháu thử test cấy đàm BK là sẽ biết chính xác nhất, đúng không ạ.
 
 Cháu xin cảm ơn”
 
Chúng tôi đã chuyển thư email này cho bác sĩ Hồ Văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:

Nhiễm lao tiềm ẩn “ (LTBI) [Latent tuberculosis infection]
 
nhiemlaoNếu bệnh nhân

1) phản ứng lao tố dương (positive tuberculin skin test); hay phản ứng interferon -gamma release assay (IGRA) dương tính
2) khám không có triệu chứng lao (no physical findings)
3) chụp hình phổi bình thường (negative Chest X ray), hay hình phổi có những dấu vết lao đã lành (như vết vôi,hạch vùng cuống phổi/hilar lymph nodes, hay cả hai)
thì gọi là “Nhiễm lao tiềm ẩn “ (LTBI)
Do đó, đã gọi là LTBI thì thử đàm không có vi khuẩn Koch (Bacille de Koch). Nếu BK (+), thì là có triệu chứng cận lâm sàn (về xét nghiệm) vi trùng học rồi.

LTBI do nhiễm Mycobacterium tuberculosis complex, gồm có những trùng que nhuộm màu kháng acid (acid fast bacilli, AFB)

1) Mycobacterium tuberculosis, gây bệnh lao thông thường (phổi, xương, ruột, màng óc...)
2) Mycobacterium bovis (bovis=bò), phòng thí nghiệm phân biệt với M tuberculosis dễ dàng.Triệu chứng có thể tương tự như M tuberculosis, nhưng dịch học, chữa trị, phòng ngừa thì khác. Chiếm 1-2% các trường hợp lao ở Mỹ. Trẻ con hoặc phụ huynh di dân từ các xứ mà các thú chăn nuôi, súc vật có tỷ lệ nhiễm M. bovis cao. Bệnh truyền từ súc vật qua người do uống sữa, ăn sản phẩm từ sữa như fromage (cheese) chưa được khử trùng (unpasteurized milk and cheese). Người lớn, bệnh có thể đôi khi truyền qua đường hô hấp và có thể tiến thành bệnh phổi, gây truyển nhiễm. Thường trẻ em bị hạch ở cổ, và bác sĩ cần cắt hạch làm mô học, sinh thiết để định bệnh chính xác.

Thuốc dùng trị bệnh cũng tương tự như các thuốc dùng trị lao thường M. tuberculosis như isoniazid, rìampin,ethambutol; chỉ khác là M. bovis kháng pyrazinamide. M. bovis có thể gây đau bụng kinh niên (mãn tính) và tắc ruột không hoàn toàn, từng hổi (intermittent partial bowel.obstruction)

3) Mycobacterium africanum.

Hiếm thấy ở Mỹ, cần phòng thí nghiệm chuyên môn mới phân biệt được.

Phản ứng lao tố (TST, tuberculin skin test): chích 5 đơn vị lao tố tuberculin vào da rồi xem và đo phần sưng da (induration) sau 48- 72 h. Đường kính vùng sưng quyết định dương tính hay âm tính, tuỳ theo trường hợp bệnh lý, mối nghi ngờ người đó bị lao là cao hay thấp.

Ví dụ một người sinh ở Mỹ, không có risk factor, thì sưng đến 15mm mới gọi là dương (positive TST).

Trong lúc nếu là một trẻ em 4t mới ở Việt Nam qua (high risk, from high prevalence country), thì sưng 10mm trở lên gọi là dương.

Nếu là người bị HIV, người từng tiếp xúc với ca bị lao hoạt động (active TB), có vết xơ (fibrotic changes) trên phim X quang phổi, sưng chỉ 5mm được xem là phản ứng dương.

Một trong những bất tiện lúc dùng phản ứng lao tố TST để định bệnh lao do Mycobacterium tuberculosis complex nói ở trên là TST cũng phản ứng chéo với vi trùng Mycobacterium khác không phải là lao (NTM: nontuberculous Mycobacterium), điển hình là Mycobacterium avium complex(MAC) (avium=chim).

Nhóm M. avium complex (MAC),sống trong đất và nước, nhiễm bệnh do đường ăn uống, thường không truyền người này qua người khác.

MAC gồm có:

-Mycobacterium avium avium gây bệnh ở người bị HIV/AIDS, người già yếu. Có thể gây hạch cổ ở trẻ em.
- M. bacterium avium subspecies paratuberculosis gây ra bệnh đường ruột ở gia súc (loài nhai lại), và có thuyết cho rằng vi khuẩn này gây ra bệnh Crohn của ruột non ở người.

Cho nên, ở Mỹ, người ta chỉ thử phản ứng lao tố TST cho những người "at risk", có cơ nguy mắc bệnh lao thật, do tiếp xúc với người bệnh lao, hoặc cư trú lâu ở xứ có bệnh lao phổ biến (vd đa số nước Á châu, trừ Nhật). Vì nếu thử mọi người, thì đa số những trường hợp TST dương tính sẽ là dương tính "giả hiệu" (false positive) do người được thử không phải bị nhiễm vi khuẩn lao M. tuberculosis mà nhiễm một Mycobacterium không phải lao (NTM), và không mang bệnh đáng kể. Do đó hiện nay, người ta dùng đến một test thứ hai thử máu gọi là Interferon-Gamma Release Assay (IGRA) có khả năng phân biệt lao thật (M. tuberculosis) với mycobacterium không phải lao (NTM).

Switch mode views: