Hội Đồng Thẩm Mỹ California mở hội thảo với cộng đồng Việt
- Thứ Sáu, 19 tháng Bảy năm 2013 11:56
- Tác Giả: Thiên An
GARDEN GROVE (NV) - Hội Đồng Thẩm Mỹ California vừa có một buổi hội thảo với cộng đồng Việt Nam tại trường thẩm mỹ Advanced Beauty College (ABC), Garden Grove, hôm Thứ Tư.
Buổi hội thảo do văn phòng Thượng Nghị Sĩ Lou Correa phối hợp với trường tổ chức, và có sự tham dự của giám đốc và nhân viên hội đồng nêu trên, mà người ta thường gọi là "State Board," cùng sự có mặt của Thị Trưởng Trí Tạ của Westminster.
Từ phải: bà Tami Guess và bà Kristy Underwood, đại diện California Board of Barbering and Cosmetology, TNS Lou Correa, và Thị trưởng Trí Tạ. (Hình: Thiên An/Người Việt)
Chủ đề buổi hội thảo xoay quanh một số vấn đề mà người làm thẩm mỹ, đặc biệt là người gốc Việt trong ngành này, thường đối mặt: nguy hiểm sức khoẻ nơi làm việc, trở ngại ngôn ngữ khi tìm hiểu luật lệ, bị “State Board” xét, phạt...
Nhiều câu hỏi được đặt ra, từ kiến thức căn bản như “Đèn làm móng tay gel có nguy cơ gây ung thư?” “State Board đến xét vào lúc nào?” đến các thông tin toàn ngành như “Lỗi nào hay bị phạt nhất tại các tiệm nail?” hay “Cách nào để tìm hiểu các luật thẩm mỹ mới?” Theo đó, những câu trả lời từ chính cơ quan hữu trách giúp cung cấp cho người tham dự nhiều thông tin cần thiết.
Bà Kristy Underwood, giám đốc điều hành State Board, và bà Tami Guess, phân tích gia của State Board, là hai đại diện thuộc cơ quan chính phủ ở cấp tiểu bang, từ Sacramento đến Orange County nói chuyện với cộng đồng Việt Nam.
Về ngành thẩm mỹ, có bà Lisa Fu, đại diện Liên Hiệp Ngành Móng Tay Lành Mạnh, và nhiều đại diện từ các trường thẩm mỹ lớn trong khu vực.
Dưới phía khán giả là khoảng 100 người, hầu hết đang kinh doanh hoặc đang là học viên theo ngành móng tay và các ngành thẩm mỹ.
TNS Lou Correa mở đầu chương trình với phần chào quan khách và tường trình lập pháp. Thị Trưởng Trí Tạ phát biểu về mối quan tâm của địa phương, với đông đảo người gốc Việt theo ngành thẩm mỹ. Bà Lisa Fu trình bày về những thông tin mới nhất về các mối nguy hiểm sức khoẻ.
Bà Kristy Underwood và bà Tami Guess thay phiên trình bày về cách vượt qua các trở ngại ngôn ngữ khi tìm hiểu về luật. Họ cũng cho biết State Board có tìm đến cộng đồng Việt Nam thông qua các cơ quan truyền thông.
Việc State Board khám xét và xử lý các vi phạm tại các tiệm được chú trọng bàn luận trong buổi hội thảo.
Hai đại diện của State Board đặc biệt nói đến thói quen hành xử trong văn hoá trong cộng đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, hai bà nói về các cách mà chủ tiệm và thợ có thể khiếu nại về các quyết định của nhân viên State Board, cũng như các theo dõi các báo cáo, hình ảnh, luật lệ ngay tại trang website của hội đồng.
Sau phần thuyết trình trong nửa đầu chương trình là phần hỏi đáp giữa người tham dự và phía chuyên gia. Các học viên có mặt được học thêm về kiến thức ngành nail, ngành thẩm mỹ. Những người đã và đang làm việc trong ngành có cơ hội đặt câu hỏi cho chính các vấn đề tại cơ sở kinh doanh của bản thân.
Chính thức bắt đầu từ 10 sáng, tuy chương trình theo lịch là kết thúc vào 12 giờ trưa, các câu hỏi do người tham dự liên tục đặt ra khiến cho chương trình kết thúc trễ.
Sau chương trình, một người dưới hàng ghế khán giả, cô Hồ Hà, chia sẻ với phóng viên: “Mình đang học nghề nail. Những thông tin này giúp người chuẩn bị ra nghề yên tâm hơn.” Cô nói từ Arizona qua, là học viên sắp ra trường. Các bạn đứng quanh cô cũng có chia sẻ tương tự.
Nhiều người tham dự ở lại sau chương trình để đặt thêm câu hỏi. (Hình: Thiên An/Người Việt)
Ban tổ chức cũng có phần họp báo ngắn sau buổi hội thảo.
“Theo tôi, đây là sự kiện quan trọng nhất trong ngành,” Bác Sĩ Tâm Nguyễn, giám đốc trường ABC và là chủ tịch Phòng Thương Mại Việt-Mỹ Orange County, cho biết. “Hội thảo mời được đại diện của cơ quan cao nhất trong ngành, là State Board.”
Ông Tâm cũng cho biết các thành viên ban tổ chức không chỉ tổ chức hội thảo cho giới thợ thẩm mỹ, mà thường xuyên họp và trao đổi nhằm đưa ra các biện pháp cải thiện đời sống và công việc của người làm ngành này.
Bà Tami Guess nhận định: “Người gốc Việt chiếm tỉ lệ cao trong ngành thẩm mỹ, nhất là ngành móng tay. Theo tôi, họ cần coi trọng hơn các vấn đề về an toàn và vệ sinh.” Bà dẫn giải các trường hợp kiện cáo do nhiễm trùng khi làm móng mà State Board liên tục nhận được.
“Các thợ nên theo chặt các luật về vệ sinh, vừa bảo vệ sức khoẻ khách hàng, vừa giúp bản thân tránh được việc bị đóng tiền phạt,” bà Guess nhấn mạnh.
Cô Asia Thanh Cunning Ham, nhân viên thuộc văn phòng TNS Lou Correa, cho biết chương trình được chuẩn bị kỹ về mặt nội dung trong hơn một năm rưỡi, với sự trợ giúp của nhiều hệ thống kinh doanh thẩm mỹ lớn, và tổ chức BPSOS và Liên Hiệp Ngành Móng Tay Lành Mạnh.
Buổi hội thảo tiếp theo có sự tham dự của đại diện State Board “sẽ diễn ra trong vài tháng tới," theo lời ông Tâm Nguyễn.
Related news items:
Tin mới
- Văn hóa nhậu đạt ngưỡng đỉnh cao - 07/08/2013 04:08
- Nhiệt độ nóng hơn gây thêm nhiều bệnh tật - 07/08/2013 03:44
- Những bài diễn văn rùng rợn chưa từng được đọc - 03/08/2013 22:39
- Lần đầu tiên tạo được tế bào gốc từ da người - 29/07/2013 22:07
- Little Saigon: Bán phone, khai mất, bỏ hợp đồng, người mua lãnh đủ - 26/07/2013 03:30
- Câu chuyện thành công của McDonald's - 24/07/2013 13:46
- Tuyên bố của các tổ chức quần chúng Việt Nam - 23/07/2013 13:26
- Bộ phim “Hành Trình Tìm Tự Do” - 22/07/2013 21:01
- Cà Mau có thể không còn trên bản đồ trong vài thập kỷ tới? - 22/07/2013 20:53
- Sở Di Trú Úc xác nhận dòng người tị nạn đến từ VN đang gia tăng - 19/07/2013 01:41
Các tin khác
- Ca múa “Địa Nàng” ở miền Nam Việt Nam - 15/07/2013 02:38
- Việt Nam vẫn chỉ chống tham nhũng bằng miệng - 13/07/2013 23:17
- Ava Gardner, đào lẳng đáng thương - 11/07/2013 12:50
- Người Khmer và người Việt ở Campuchia chưa thể hợp nhất? - 11/07/2013 11:54
- 10 Việc Làm Cứu Cả Thế Giới Của BILL GATE - 09/07/2013 04:32
- Mua vé xem Wimbledon - 05/07/2013 23:17
- Nhìn lại Chiến dịch cứu Cồn Dầu - 03/07/2013 13:31
- Ðà Lạt, quán và người - 03/07/2013 13:11
- Vụ kiện của Úc chống người Nhật săn cá voi bắt đầu tại tòa án LHQ - 02/07/2013 14:17
- Người tị nạn đường bộ gặp lại nhau ở Canada sau 30 năm - 01/07/2013 20:39