Vụ kiện của Úc chống người Nhật săn cá voi bắt đầu tại tòa án LHQ
- Thứ Tư, 03 tháng Bảy năm 2013 10:15
- Tác Giả: Phil Mercer / VOA
Bộ trưởng Bộ tư pháp Úc Mark Dreyfus (trái) bắt tay với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Koji Tsuruoka tại Tòa án Quốc tế ở La Haye, Hà Lan, ngày 26/6/2013.
SYDNEY — Tòa án Quốc tế ở La Haye hôm nay bắt đầu xử vụ kiện của Úc chống lại chương trình săn bắt cá voi của Nhật Bản ở vùng biển Nam Cực. Chính phủ ở Canberra nói rằng họ hy vọng là một hành động của tòa án sẽ ngăn không cho Nhật Bản thực hiện vụ săn bắt hàng năm. Tokyo thì nói rằng họ sẽ tích cực bênh vực cho chương trình săn cá voi.
Vào năm 2010 Australia đã bắt đầu hành động pháp lý chống lại chương trình săn bắt hàng năm của Nhật ở vùng biển Nam Cực để ngăn chặn điều mà Canberra nói là “vụ giết hại bất hợp pháp và không cần thiết” hàng ngàn con cá voi ở vùng biển lạnh giá này.
Australia cho rằng việc săn bắt này vi phạm các luật lệ quốc tế, trong đó có một lệnh cấm săn cá voi cho mục đích thương mại. Họ cũng nói rằng hành động của Nhật không dính dáng gì tới mục tiêu bảo tồn sinh vật biển.
Nhật Bản thì cho rằng những hoạt động của họ là hợp pháp và phục vụ cho những mục tiêu khoa học và văn hóa. Nhật đã tự cấp cho họ một “giấp phép khoa học”, một việc được phép thực hiện dựa trên các qui định do Ủy ban Săn Cá voi Quốc tế soạn thảo.
Nhật Bản đã giết khoảng 6.500 con cá voi Nam Cực từ năm 1987 đến năm 2005
Giáo sư Donald Rothwell của Đại học Quốc gia Australia cho biết trong trường hợp tòa án ngã về phía Australia, các vị thẩm phán có thể ra lệnh cho Nhật giảm thiểu qui mô của các chương trình săn cá voi xuống tới mức mà các chương trình này không có lợi ích gì về mặt thương mại.
Giáo sư Rothwell nói: "Mục đích tối hậu của Australia là chấm dứt cuộc săn bắt cá voi hàng năm. Nhưng nếu họ có thể có được một quyết định của tòa án trong đó tòa án ấn định một con số cho số cá voi mà Nhật Bản có thể đánh bắt cho mục đích nghiên cứu khoa học, thì con số đó có thể quá nhỏ và nó sẽ làm cho việc Nhật Bản tiếp tục hoạt động đánh bắt cá voi hiện nay trở thành một việc hoàn toàn không có hiệu ích kinh tế."
Lệnh cấm săn cá voi cho mục đích thương mại đã được áp dụng từ một phần tư thế kỷ nay, nhưng Nhật Bản muốn bắt khoảng 1.000 con cá voi mỗi năm cho điều mà họ gọi là nghiên cứu.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói rằng hoạt động săn bắt này là cần thiết để khảo sát về những tiêu chí sinh học, như sự phân bổ tuổi tác, giới tính và tỉ lệ mang thai của cá voi. Những người chỉ trích nói rằng không còn gì nhiều để Nhật Bản có thể kết luận về tính chất lâu bền của số cá voi sau khi đã thực hiện những cuộc nghiên cứu trong nhiều thập niên từ khi lệnh cấm quốc tế được áp dụng.
Nhật Bản cũng cho rằng có những lý do chính đáng về văn hóa để thực hiện cuộc săn bắt hàng năm mà họ cho là có tầm quan trọng về kinh tế xã hội đối với những cộng đồng nhỏ ở ven biển đã bị thiệt hại nhiều vì lệnh cấm săn bắt cá voi.
Nhật Bản cung nhất mực cho rằng hoạt động săn cá voi của họ có tính chất lâu bền về mặt sinh thái học, và họ không che giấu sự thật là số cá voi đó được mang bán trên thị trường. Tokyo nói rằng ăn thịt cá thoi là một truyền thống ẩm thực và tiền bán cá được dùng để bù đắp phần nào cho phí tổn của chương trình săn cá voi.
Australia sẽ được New Zealand ủng hộ tại Tòa án Quốc tế. Các chuyên gia nói rằng phán quyết có thể được loan báo vào cuối năm nay và sẽ có tính chất ràng buộc về pháp lý.
Hồ sơ nộp cho tòa án cho thấy Nhật Bản đã giết khoảng 6.500 con cá voi Nam Cực từ năm 1987 đến năm 2005, sau khi lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực, so với 840 cá voi mà họ săn bắt cho mục đích nghiên cứu trong khoảng thời gian 31 năm trước lệnh cấm.
Related news items:
Tin mới
- Sở Di Trú Úc xác nhận dòng người tị nạn đến từ VN đang gia tăng - 19/07/2013 01:41
- Hội Đồng Thẩm Mỹ California mở hội thảo với cộng đồng Việt - 18/07/2013 11:54
- Ca múa “Địa Nàng” ở miền Nam Việt Nam - 15/07/2013 02:38
- Việt Nam vẫn chỉ chống tham nhũng bằng miệng - 13/07/2013 23:17
- Ava Gardner, đào lẳng đáng thương - 11/07/2013 12:50
- Người Khmer và người Việt ở Campuchia chưa thể hợp nhất? - 11/07/2013 11:54
- 10 Việc Làm Cứu Cả Thế Giới Của BILL GATE - 09/07/2013 04:32
- Mua vé xem Wimbledon - 05/07/2013 23:17
- Nhìn lại Chiến dịch cứu Cồn Dầu - 03/07/2013 13:31
- Ðà Lạt, quán và người - 03/07/2013 13:11
Các tin khác
- Người tị nạn đường bộ gặp lại nhau ở Canada sau 30 năm - 01/07/2013 20:39
- Các loại 'ma túy đặc chế' đề ra những thách thức bất ngờ - 01/07/2013 10:46
- Mật Ong và Quế - 24/06/2013 04:05
- Mộc tồn cẩu sự - 23/06/2013 15:47
- 'Tôi từng suýt bị đánh ở Việt Nam' - 19/06/2013 13:53
- Hà Thanh, họa mi xứ Huế - 13/06/2013 10:36
- Sắp hoàn tất ‘Từ Ðiển Ngữ Vựng Việt Nam’ - 12/06/2013 21:36
- Đường Lưỡi Bò: Mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lớn nhất từ khi thế chiến thứ 2 chấm dứt - 09/06/2013 14:26
- Các cô gái Việt được giải cứu ở Malaysia (phần 2) - 01/06/2013 23:51
- Các cô gái Việt được giải cứu ở Malaysia (phần 1) - 01/06/2013 23:31