Cặp cây kiểng giá ngàn đô
- Thứ Bảy, 17 tháng Hai năm 2018 09:00
- Tác Giả: Tr.N
Cây kiểng “Bồ Tát Di Lặc gánh quất” của anh Nguyễn Đức Thịnh. (Hình: Dân Việt)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Cặp cây kiểng trưng Tết “Bồ Tát Di Lặc gánh quất” có giá bán gần 30 triệu đồng (hơn $1,320) của anh nông dân ở huyện Hoài Đức, thu hút nhiều khách tới thăm viếng, mua hàng.
Theo báo Dân Việt, với việc phá cách trong làm hàng quất bonsai, anh Nguyễn Đức Thịnh, chủ nhà vườn cây bonsai trưng Tết ở huyện Hoài Đức, Hà Nội, đã không ngừng sáng tạo và làm ra nhiều sản phẩm rất độc đáo, một trong số đó là cặp “Bồ Tát Di Lặc gánh quất.”
Lần đầu “trình làng” mặt hàng quất bonsai tại hội chợ Xuân 2018 ở Hà Nội, nhiều người rất bất ngờ trước sự sáng tạo của anh Thịnh. Anh cho biết, để làm ra được cặp kiểng “Bồ Tát Di Lặc gánh quất,” anh và gia đình đã mất gần chục năm tạo hình và uốn tỉa.
Để không bị trùng lắp, một sản phẩm anh Thịnh dùng tượng phật Di Lặc lớn, bên dưới là thân rồng vàng uốn lượn đầu đưa ra đón quất rất độc đáo. Còn tác phẩm thứ hai, anh Thịnh thiết kế có đế chậu là hai tượng voi đẹp và phong thủy.
Theo anh Thịnh, để làm ra được sản phẩm “Bồ Tát Di Lặc gánh quất,” anh Thịnh và gia đình đã mất khoảng gần chục năm tạo hình và uốn tỉa. (Hình: Dân Việt)
“Thật tuyệt, chưa năm nào tôi thấy có sản phẩm quất bonsai đẹp và độc đáo như vậy,” bà Nguyệt, một khách ở quận Hoàn Kiếm, nói.
“Tôi đi thăm nhiều nhà vườn trồng đào, quất nhưng chưa từng thấy có sản phẩm bonsai độc đáo như của anh Thịnh. Tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục sự sáng tạo của chủ vườn cây trưng Tết này,” ông Minh Phương ở quận Nam Từ Liêm cho biết.
Theo anh Thịnh, Phật Di Lặc là biểu tượng của hạnh phúc trong phong thủy. Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt phật, người buồn phiền cũng có thể thấy vui lên. Đặc biệt, theo nhiều người, việc xoa bụng Phật được cho là sẽ mang lại vận may và sự tốt lành.
“Tôi muốn làm ra sản phẩm trưng Tết độc đáo này để mong mọi người khi mua cây về trưng Tết sẽ có được hạnh phúc và may mắn trong năm mới,” anh nói.
Ngoài cặp kiểng “Bồ Tát Di Lặc gánh quất,” gian hàng của anh Thịnh còn hàng chục sản phẩm bonsai độc đáo khác, trung bình mỗi bình quất có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. (Tr.N)
Related news items:
Tin mới
- Lễ hội đầu năm: tín ngưỡng hay mê tín - 09/03/2018 11:16
- ‘Mong xe chạy được 200,000 mile!’ - 06/03/2018 20:49
- Thú sưu tập đồng hồ cổ của người gốc Việt - 05/03/2018 22:25
- Vì sao cây quất vắng mặt trong Tết Mậu Tuất ở hải ngoại - 28/02/2018 21:15
- Một nữ đại úy quân đội CSVN trở thành ‘quân oan’ - 23/02/2018 21:16
- Sài Gòn, chuyện ba ngày Tết - 19/02/2018 20:43
- Sài Gòn, Tết đến gần lắm rồi! - 14/02/2018 00:40
- Người ‘tận khổ’ ở Sài Gòn mong Tết đến để… lượm ve chai - 13/02/2018 12:32
- Cái Tết không mai, đào của lũ trẻ mồ côi - 07/02/2018 17:57
- Làng tranh Đông Hồ trên đường hóa thân 'làng vàng mã' - 07/02/2018 17:03
Các tin khác
- Sài Gòn mưa gió thất thường, ảnh hưởng mùa mai trưng Tết - 05/02/2018 21:49
- Người Cambodia kiếm sống ở chợ biên giới Tây Ninh - 04/02/2018 16:38
- Tết này Việt Nam sẽ ít lễ hội chọi trâu? - 04/02/2018 16:30
- Chăm ao nuôi tôm, mỗi năm hàng chục ông bị tiêu ‘của quý’ - 03/02/2018 13:50
- Sài Gòn có hàng loạt cây cầu chờ sập - 30/01/2018 21:07
- Việt Nam, đất nước loạn cổng chào - 30/01/2018 20:41
- Dựng nêu đón tết - 29/01/2018 17:13
- Ăn xà phòng giặt đồ – trò thử thách mới của giới trẻ - 29/01/2018 15:57
- Đi ăn món cà-ri ở Sài Gòn - 26/01/2018 01:17
- Kêu gọi Thái không trả người tỵ nạn Việt Nam về nước - 24/01/2018 22:05