Người ‘tận khổ’ ở Sài Gòn mong Tết đến để… lượm ve chai
- Chúa Nhật, 18 tháng Hai năm 2018 09:00
- Tác Giả: Tr.N
“Căn nhà” trên sông của ông Tư Minh. (Hình: SGGP)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Trong khi mọi người náo nức đón Tết, thì vẫn có nhiều người nghèo long đong không nhà, sống lây lất ở lề đường, bến sông.
Ngày cận Tết, trong tiết trời se lạnh, ở ngã ba Bến Vân Đồn – Nguyễn Khoái, quận 4, Sài Gòn, bà Nguyễn Thị Viết (tự Sáu Đẹt, 55 tuổi) co ro bên chiếc xe đẩy trên vỉa hè. Bên cạnh là tấm giấy carton dài hơn 1 mét, vừa để lót ngồi, vừa là chiếc chiếu cho bà nằm hằng đêm, theo báo SGGP.
Cầm hai bịch cơm mà ai đó vừa cho, bà Viết nói: “Vợ chồng tôi sống ở lề đường mấy chục năm nay rồi, từ khi bốn đứa con của tôi còn nhỏ xíu, bây giờ tôi đã có ba cháu nội, ba cháu ngoại. Trước đây, tôi ở gầm cầu Dừa, quận 4, nhưng bị dân phòng đuổi hoài, nên dọn về đây. Mấy bữa nay, chưa thấy ai nói gì, nhưng trước sau gì cũng lại phải đi.”
Những ngày này, nhà nhà đang sắm sửa thực phẩm Tết, riêng bà Viết thì chẳng có gì. Cái xe đẩy của bà cũng có nồi, có lò, nhưng lạnh tanh, nguội ngắt. Hằng ngày bà cùng hai đứa cháu ngoại 6 và 11 tuổi lượm ve chai ở mấy công trình kiếm sống.
Bà cho biết thêm, những ngày Tết, nhiều người thương tình cho gạo, thịt, bánh, mứt… “Vậy là quý rồi. Tôi mong đến Tết, chẳng phải để ăn Tết, mà để đi lượm ve chai, ngày Tết bao giờ cũng có nhiều ve chai hơn,” bà trầm buồn nói.
Còn ở bến sông dưới chân cầu Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, ngày cận Tết chỉ còn ba chiếc ghe nhỏ mục nát neo đậu, trong khi gần chục chiếc ghe láng giềng của xóm vạn chài này đã nhổ sào đi bến khác do bị chính quyền “ra quân ổn định trị an dịp Tết.”
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Minh (tự Tư Minh, 59 tuổi), vẫn ngồi trên ghe lui cui sửa lưới cá. Ông không có vợ con, sống một mình với hai con chó.
“Gia đình tôi về đây khoảng năm 1979, gần 40 năm rồi. Hồi ấy bến sông rất hoang sơ, không một bóng người, cỏ mọc um tùm. Cả gia đình tôi làm nghề bắt cá trên sông. Cá bắt được thì đem lên chợ trên cầu Bình Lợi bán. Sau, anh em tụi tôi tứ tán, ba má tôi chia cho mỗi người con một ít tiền. Tôi mua chiếc ghe nhỏ và về neo ở bến sông này sống đến nay,” ông kể.
Khi được hỏi đã chuẩn bị gì cho Tết, ông Minh nói: “Có Tết nhất gì đâu, hằng ngày tôi vẫn phải đi giăng lưới để có ít tiền mua thức ăn. Chỉ mong Tết vắng vẻ, ít người chài lưới khi giăng lưới sẽ được nhiều cá hơn.” (Tr.N)
Related news items:
Tin mới
- Nhớ lại món ngon Sài Gòn ngày trước - 17/03/2018 10:50
- Lục tìm sách cũ ở Sài Gòn - 13/03/2018 23:58
- Dân Đà Nẵng với chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ - 11/03/2018 13:56
- Lễ hội đầu năm: tín ngưỡng hay mê tín - 09/03/2018 11:16
- ‘Mong xe chạy được 200,000 mile!’ - 06/03/2018 20:49
- Thú sưu tập đồng hồ cổ của người gốc Việt - 05/03/2018 22:25
- Vì sao cây quất vắng mặt trong Tết Mậu Tuất ở hải ngoại - 28/02/2018 21:15
- Một nữ đại úy quân đội CSVN trở thành ‘quân oan’ - 23/02/2018 21:16
- Sài Gòn, chuyện ba ngày Tết - 19/02/2018 20:43
- Sài Gòn, Tết đến gần lắm rồi! - 14/02/2018 00:40
Các tin khác
- Cái Tết không mai, đào của lũ trẻ mồ côi - 07/02/2018 17:57
- Làng tranh Đông Hồ trên đường hóa thân 'làng vàng mã' - 07/02/2018 17:03
- Cặp cây kiểng giá ngàn đô - 07/02/2018 16:57
- Sài Gòn mưa gió thất thường, ảnh hưởng mùa mai trưng Tết - 05/02/2018 21:49
- Người Cambodia kiếm sống ở chợ biên giới Tây Ninh - 04/02/2018 16:38
- Tết này Việt Nam sẽ ít lễ hội chọi trâu? - 04/02/2018 16:30
- Chăm ao nuôi tôm, mỗi năm hàng chục ông bị tiêu ‘của quý’ - 03/02/2018 13:50
- Sài Gòn có hàng loạt cây cầu chờ sập - 30/01/2018 21:07
- Việt Nam, đất nước loạn cổng chào - 30/01/2018 20:41
- Dựng nêu đón tết - 29/01/2018 17:13