Sài Gòn ‘ba gác music’
- Thứ Ba, 10 tháng Mười Một năm 2015 11:22
- Tác Giả: Nguyễn Sài Gòn
SÀI GÒN (NV) - Chỉ với một chiếc xe ba bánh cùng với một dàn máy hifi được “độ” lại kèm theo hai cái loa thùng công suất lớn, vặn hết volume là âm thanh đủ khỏa lấp đi những tiếng ồn kinh khủng của đô thị, nó vang xa đến mức mọi người đi đường đều phải ngoái nhìn và nhún nhảy.
Một chiếc “ba gác music” trên đường phố Sài Gòn. (Hình: Nguyễn Sài Gòn/Người Việt)
Người ta hay gọi đó là những ban nhạc lưu động trên đường phố, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi mọi lúc mọi không gian buổi sáng buổi chiều trời dù mưa hay trời nắng. Từ phố lớn đến phố nhỏ, chợ lớn đến chợ vừa, hang cùng đến ngõ hẻm... Bất cứ nơi đâu cần thì âm nhạc đều có thể vươn tới mà không gặp phải sự cấm cản hay kháng cự nào.
Ðơn giản vì nó cơ động đến mức chỉ với một chiếc xe honda cà tàng hay ba gác đẩy, chất chồng lên đó đủ loại băng đĩa thượng vàng hạ cám. Từ bolero cho đến nhạc hòa tấu của Yanni Kitaro, hay Modern Talkking Abba và gần gũi nhất là Chế Linh, Tuấn Vũ, Tuấn Ngọc, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy. Ði cùng với nó là những băng đĩa “hot” nhất của Thúy Nga và dĩ nhiên cũng không thiếu những phim hành động tươi mát của Hàn Quốc, Nhật Bản được bán kèm không giới hạn.
Nếu có dịp đi ngang qua khu vực Tân Phú, Quận 12, ngay ngã tư đường vô khu công nghiệp Vifon trên đại lộ Cộng Hòa-Trường Chinh khi dừng lại đèn trước đỏ bạn sẽ được thưởng thức âm nhạc được phát ra từ một gian hàng lưu động ven đường. Với thời lượng 1 phút 30 giây cho một đợt dừng chờ cho các luồng xe qua lại thì quả thực mấy cái loa ở đây quá “tuyệt đỉnh.” Vì nó làm cho người ta quên đi thời gian chờ đợi và thường khi để chấm dứt cái ma lực của âm nhạc là hàng loạt tiếng còi xe được rú lên khi có một ai đó cứ đừng ỳ ra không chịu chạy khi đèn xanh đã bật.
Khách hàng muốn mua nhạc nào cũng có. (Hình: Nguyễn Sài Gòn/Người Việt)
Hỏi chuyện một anh chàng chuyên môn bán băng đĩa dạo là buôn bán như vầy có ăn không và có bị mấy tay công an dân phòng hỏi thăm xin vài “ổ bánh mì” không? Trả lời: “Buôn bán như bọn em như chim trời cá nước, đụng đâu hát đó gặp đâu bơi đó, chỉ cần mấy ổng ‘lơ’ đi cho bọn uống nước suối thì bọn em sẵn sàng ‘tặng như cho.’ Vui thì mấy ổng để cho bán không thì ‘hốt sạch.’ Mỗi đĩa nhạc có 8 ngàn đồng đến 10 ngàn đồng mấy ổng muốn lấy bi nhiêu thì lấy nhằm nhò gì - với lại bọn em chỉ làm vui cho phố phường thì bắt bớ làm gì.”
Nhưng nghề này cũng vui lắm vì suốt ngày được ca hát. Cũng có người giàu lên từ cái nghề không khói này vì toàn bộ băng đĩa này đều được sao chép “lậu” nên giá cả nó rẻ kinh hoàng. Với công nghệ hiện thời thì chỉ cần trong ba mươi giây từ khi bằng đĩa gốc được lên sạp, ra rạp thì thị trường lậu đã có ngay đĩa giá bèo.
Vậy nên không ngạc nhiên khi được hỏi về “bản quyền” thì với những người này như là chuyện từ cung trăng rơi xuống vì họ chỉ là người mua đi bán lại còn hỏi ở đâu phát hành ở đâu in ấn thì không ai có thể biết được. Vì ngay cả chính quyền vẫn còn mù mờ về chuyện “quyền sở hữu trí tuệ” thì việc một sản phẩm tinh tinh thần được sao chép in lậu được bày bán hát công khai như thế này cũng không là chuyện lạ.
Băng đĩa trên một chiếc xe gắn máy bán dạo. (Hình: Nguyễn Sài Gòn/Người Việt)
Với nhu cầu ca hát karaoke khủng khiếp cùng với những máy nghe nhạc mini tại gia thì việc cần thiết để có thể mua một băng đĩa nhạc ở những chiếc xe “ba gác music” trên là quá dễ thay vì đi mua một băng đĩa gốc với giá cao ngất ngưởng, trong khi phẩm chất của băng đĩa sao chép cũng không kém cạnh là bao. Thêm nữa là suy nghĩ nghe xong rồi vứt nên không mấy ai quan tâm làm gì ngoài các tác giả và nhà sản xuất.
Một anh bạn nhạc sĩ có tiếng cho biết thêm, “nhờ những cửa hàng băng đĩa lưu động này nên ‘nhạc Vàng nhạc ủy mị của chế độ cũ’ một thời bị cấm đoán dữ dội đã vượt qua mọi mọi cánh cửa kiểm duyệt tù ngục chuyên chế để đến với mọi người.”
Và cũng không thể phủ nhận rằng với kiểu buôn bán nước bọt không tốn công của những gánh hát này đã và đang góp phần làm cho công cuộc chống ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển như Việt Nam trở thành một vấn nạn không dễ gì xóa bỏ. Một khi nhu cầu thích nghe chùa không cần trả phí đang bùng nổ ngày đêm trên từng phương tiện kỹ thuật số trong những căn nhà nghèo tiền nhưng không bao giờ vắng đi tiếng hát.
Related news items:
Tin mới
- Môn học lịch sử trong giáo dục đang khủng hoảng - 23/11/2015 13:27
- Người nông dân với Cửu Long cạn dòng - 21/11/2015 20:57
- Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố 3 người đoạt giải 2015 - 18/11/2015 20:13
- Học sinh mạo hiểm mỗi ngày đu dây qua sông - 17/11/2015 13:23
- Vàng giả từ Trung Quốc lại xuất hiện - 16/11/2015 20:05
- Cái đói của người dân miền núi - 16/11/2015 19:54
- Xâm hại Mekong, chuyên gia lên tiếng, Hà Nội im lặng - 16/11/2015 12:13
- Giấc mơ của những người Mường không còn trẻ - 11/11/2015 20:02
- Công ty thanh niên xung phong bắt dân?! - 11/11/2015 13:25
- Trà sữa Trung Quốc đầu độc người Việt - 11/11/2015 13:20
Các tin khác
- Chuyến thăm của Ô. Tập Cận Bình trong mắt người Lý Sơn - 09/11/2015 02:46
- Rối rắm chuyện sổ đỏ - 05/11/2015 21:31
- Nạn quỵt hụi bùng phát - 05/11/2015 18:10
- Ðông đảo người dân viếng mộ TT Ngô Ðình Diệm ở Bình Dương - 04/11/2015 11:53
- Phía sau sự hào nhoáng Hà Nội - 30/10/2015 19:29
- Những cánh rừng cuối cùng trên dãy Trường Sơn - 30/10/2015 19:16
- Nạn số đề bùng phát ở miền Trung - 30/10/2015 19:09
- Thú vui hiking của giới trẻ Việt ở Quận Cam - 26/10/2015 17:42
- Sông Việt bị tác động bởi đập Trung Quốc - 22/10/2015 20:00
- Hải sản khan hiếm vì mất ngư trường - 21/10/2015 22:00