Kontum: Con buôn Trung Quốc trốn biệt, dân buôn đá sỏi ôm nợ
- Thứ Năm, 20 tháng Mười Một năm 2014 11:34
- Tác Giả: TN
KONTUM (NV) - Nhiều người ở tỉnh Kontum thu gom một số loại sỏi đá có hình thể lạ để bán cho người Trung Quốc. Sau những đợt đầu đặt mua với giá cao, hàng khi có nhiều thì họ biến mất.
Các mẫu đá sỏi mà con buôn Trung Quốc thu mua, đặt hàng. (Hình: Dân Việt)
Trò lừa của người Trung Quốc vẫn cứ tái diễn và vẫn có người bị mắc lừa, tán gia bại sản dù từng được báo động lâu nay. Bây giờ là những người ở vùng cao biên giới tỉnh Kontum.
“‘Chiến dịch’ lùng mua đá của thương lái Trung Quốc bắt đầu cách đây khoảng 3 tháng. Đầu tiên, một nhóm thương lái Trung Quốc trực tiếp mang mẫu một số loại đá, sau này được dân buôn gọi là đá mềm, hay đá phấn, tới địa bàn huyện Ngọc Hồi để tìm nguồn hàng,” bài viết trên tờ Dân Việt hôm Thứ Bảy cho hay.
Nguồn tin nói rằng, “Ban đầu, họ đặt giá cao ngất, mẫu đá rẻ nhất cũng vài trăm nghìn đồng/kg, cá biệt có mẫu tới 4 triệu đồng/kg. Không chỉ tại huyện biên giới Ngọc Hồi, tại xã biên giới Đăk Blô (Đăk Glei) thương lái Trung Quốc cũng tìm đến đặt hàng.”
Kể những người ham lợi nhanh chóng mắc bẫy đám con buôn Trung Quốc: “Không chỉ đặt mua, có hàng họ mua và trả tiền ngay lập tức nên người dân địa phương tin tưởng, nhiều người mở đại lý thu mua đá cho thương lái Trung Quốc. Nhiều người bỏ bê công việc mùa màng đi săn đá để bán. Không chỉ săn lùng đá ở Việt Nam, nhiều người còn sang tận Lào để tìm nguồn hàng đem về Việt Nam bán.”
Vì nhiều người Việt Nam sang Lào thu mua đá, chính quyền nước này không những cấm mà còn truy bắt gắt gao. Khi bị bắt, không những bị tịch thu đá mà còn có thể bị giam giữ.
Theo nguồn tin trên, từ khi phía Lào làm gắt, con buôn Trung Quốc “bỏ việc mua đá loại lớn, chuyển sang mua những loại đá dạng sỏi với giá cao hơn rất nhiều. Một viên đá dạng sỏi giá bán có thể lên đến hàng chục triệu đồng/viên...”
Dù vậy người ta không biết con buôn Trung Quốc mua loại đá này để làm gì. “Những mẫu họ thu mua không phải là đá quý. Đó chỉ là dạng đá ở Việt Nam lâu nay sử dụng làm đồ trang trí, đá phong thủy,” một người thu mua đá cho biết. Người ta chỉ thấy có cơ hội kiếm nhanh được tí tiền là lao vào.
Theo tờ Dân Việt, “Sau vài tháng thu mua đá rầm rộ, đùng một cái, các thương lái Trung Quốc lặn mất tăm khiến một số dân buôn ngồi trên đống lửa vì đang ôm đống nợ mà chẳng biết để làm gì.”
Nguồn tin kể, “Anh N. chỉ vào đống đá nói: Số đá này chừng hơn 1 tạ. Cách đây mới nửa tháng, một thương lái Trung Quốc hỏi mua với giá 700,000 đồng/kg nhưng tôi không bán... Nay thì N. đang khẩn trương tìm ‘mối’ để bán nhằm thu hồi vốn, nhưng ‘gạ’ mãi chẳng ai mua.”
Trường hợp thê thảm hơn, “Bà Nguyễn Thị T. (trú tại tổ dân phố 6, thị trấn Pkei Kần) mua gần 1 tấn đá hơn 1 tỷ đồng đang trên đường vận chuyển về Việt Nam thì bị lực lượng chức năng Lào bắt giữ. Theo người thân bà T., lái xe phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền bỏ ra mua hàng. Tuy nhiên, việc đòi lái xe bồi thường với số tiền lớn này là rất khó, hai bên cũng chỉ giao kèo bằng miệng với nhau chứ không có văn bản, hợp đồng gì. Hiện tại bà T. đang phải đi trốn vì để có số tiền mua đá, bà T. phải đi vay nóng lãi cao của nhiều người...”
Tờ dân Việt nói rằng, “Còn cả trăm người khác. Người thì mất tiền, kẻ thì mang nợ, khá hơn thì ôm đống đá mà chẳng biết để làm gì. Bài học cay đắng của nhiều người nếm trải (trò lừa của con buôn Trung Quốc) được báo chí cảnh báo vẫn chưa khiến người dân sáng mắt...”
Tháng Bảy vừa qua, nhiều gia đình nông dân ở huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang, chết đứng cùng với hàng tấn sương sáo không thấy con buôn Trung Quốc tới lấy hàng. Giá sương sáo từ 35,000 đồng/ký xuống còn 6,000 đồng/ký cũng không ai mua.
Hơn một năm trước, một đám con buôn Trung quốc tới đặt hàng cà cam kết mua hết. Nhiều người phá bỏ ruộng rầy các loại hoa màu khác để trồng cây sương sáo. Thu hoạch xong thì khách xịn Trung Quốc chẳng thấy đâu.
Một tháng trước đó, nông dân nhiều tỉnh trong đó có huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An khóc ròng vì trồng ớt bán cho con buôn Trung Quốc. Hàng trăm gia đình nông dân Việt Nam trắng tay vì không thấy bóng dáng những kẻ hứa hẹn bao tiêu sản phẩm.
Lá sắn non, quả thanh long, đỉa, móng chân trâu, lá điều, ốc bươu vàng, đuôi chuột, một số rễ, củ rừng, nói chung toàn là những thứ kinh doanh bất bình thường với gia mua rất cao. Những người đầu tiên kiếm được ít tiền, hăm hở loan truyền, kêu gọi người khác tiếp tay và trở thành những người đại lý. Những người sau cùng ở trong cái chuỗi kinh doanh quái đản này là những đau đớn nhất. Nhà cầm quyền chỉ kêu gọi dân chúng tỉnh táo mà không có một biện pháp pháp lý nào.
Cho tới nay, người ta vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi vì sao con buôn Trung Quốc chỉ lừa được tại Việt Nam. (TN)
Related news items:
Tin mới
- Black Friday: Đàn ông mua sắm nhiều hơn phụ nữ - 29/11/2014 14:36
- Đà Nẵng bất bình vì Huế cho Trung Quốc thuê một phần Hải Vân - 24/11/2014 22:16
- Ðằng sau vụ khu du lịch Ðại Nam đóng cửa - 24/11/2014 22:01
- Nguyễn Công Khế: Tự do báo chí, không còn cách nào khác - 21/11/2014 00:56
- Bám trụ vỉa hè Sài Gòn kiếm sống - 21/11/2014 00:19
- Đại biểu Quốc hội, các ông tướng và Hồ Chí Minh - 18/11/2014 20:06
- Hải Vân Quan và tầm ngắm của người Trung Quốc - 18/11/2014 01:12
- Tương lai trẻ em Việt ‘nhuộm màu sắc’ Trung Quốc - 17/11/2014 23:49
- Mùa mưa lụt, lâm tặc lại hoành hành - 17/11/2014 23:42
- Trung Quốc trấn đèo Hải Vân: Trách nhiệm Thủ tướng - 17/11/2014 23:32
Các tin khác
- Hàng ngàn công nhân đình công ở Hải Phòng - 14/11/2014 15:14
- Tiền công trái và tiền tiết kiệm đi về đâu? - 14/11/2014 15:05
- Giao trứng cho ác - 12/11/2014 20:07
- "Nuôi yến", tận thu sản vật thiên nhiên - 10/11/2014 19:38
- Đình công 10 ngày, công nhân bị trừ 12 ngày lương - 10/11/2014 13:22
- Vì sao du khách nước ngoài chỉ đến VN một lần? - 09/11/2014 21:49
- Du lịch Văn hóa Tâm linh: thực hay ảo? - 08/11/2014 13:11
- Nông dân Quảng Bình dự trữ mùa lụt - 08/11/2014 12:54
- Nông dân Lâm Đồng điêu đứng vì cà chua, rau quả - 08/11/2014 11:15
- Chiếc đò mẹ truyền con nối trên dòng Tiền Giang - 02/11/2014 14:16