VN nhất quyết làm điện hạt nhân
- Thứ Năm, 17 tháng Mười năm 2013 22:14
- Tác Giả: BBC
Nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima
Nhiều nước nghĩ lại về điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima
Việt Nam kiên quyết theo đuổi kế hoạch phát triển điện hạt nhân đầy tham vọng bất chấp lo ngại về độ an toàn của công nghệ sau thảm họa Fukushima hồi năm 2011.
Các công ty và chính phủ nước ngoài đang cạnh tranh để có chỗ đứng trong ngành công nghiệp có thể trị giá 50 tỷ đô la ở Việt Nam vào năm 2030, hãng tin Hoa Kỳ AP dẫn lời các quan chức Mỹ.
Tuần trước Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký thỏa thuận cho phép các công ty Hoa Kỳ hợp tác với Việt Nam để phát triển năng lượng hạt nhân dân sự.
Sau khi Tổng thống Barack Obama và các quan chức phụ trách năng lượng Hoa Kỳ ký duyệt thỏa thuận mang tên "thỏa thuận 123", Quốc hội sẽ có 90 ngày để đặt vấn đề về thỏa thuận hay để nó có hiệu lực.
Việt Nam có kế hoạch xây dựng bảy nhà máy điện hạt nhân trong các năm tới để giải quyết tình trạng thiếu điện do thiếu đầu tư và do giá điện thấp theo quy định.
"Việt Nam có thị trường lớn thứ hai ở Đông Á, sau Trung Quốc, và công ty của chúng ta giờ đã có thể tham gia cạnh tranh," Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry được AP dẫn lời nói sau khi ký thỏa thuận với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ở Brunei trong tuần trước.
"Chúng tôi cần các nhà máy điện hạt nhân để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho đất nước. Các nguồn năng lượng khác không đủ."
Vương Hữu Tấn, người đứng đầu cơ quan an toàn hạt nhân của Việt Nam
Mặc dù vậy, người đứng đầu cơ quan an toàn hạt nhân của Việt Nam, Vương Hữu Tấn nói trong một cuộc phỏng vấn mới đây rằng ngày khởi công cho hai nhà máy đầu tiên đã bị hoãn lại ba năm từ 2014 tới 2017.
Hơn nữa, thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản hồi tháng Ba năm 2011 cũng gây lo ngại về các kế hoạch ở Việt Nam.
Một nghiên cứu hồi năm 2011 của ba nhà khoa học Ý nói tiền lệ lịch sử cho thấy bờ biển Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng của sóng thần do động đất xuất phát từ ngoài khơi Biển Đông gây ra.
Bản đồ mô phỏng của họ cho thấy Bình Thuận, nơi được chọn để xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, và một số tỉnh lân cận dễ bị ảnh hưởng của sóng thần nhất.
Ông Tấn được dẫn lời nói Việt Nam đặt ưu tiên cao cho vấn đề an toàn và sẽ đảm bảo các nhà máy được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Không quan tâm dư luận
Nhật Bản đã lên kế hoạch bỏ dần điện hạt nhân trong khi VN đang làm ngược lại.
AP cho rằng một trong các lý do mà Việt Nam vẫn quyết tâm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ven biển có thể là họ không phải quan tới dư luận.
Đảng cộng sản kiểm soát truyền thông trong nước và cấm các thảo luận có tính chỉ trích đối với hoạt động của chính quyền.
AP dẫn lời chuyên gia nghiên cứu Kevin Punzalan từ Philippines nói điều này trái ngược với Malaysia, Indonesia và Philippines, nơi người dân phản đối điện hạt nhân.
Việt Nam rất cần tới nguồn năng lượng mới do sản lượng thủy điện và nhiệt điện chạy than đang dần chững lại.
Nước này có thể phải nhập khẩu điện vào năm 2015 trong khi Ngân hàng Phát triển Á châu nói nhu cầu điện có thể tăng tới 14% một năm cho tới 2015 trước khi giảm xuống 11% từ đó tới năm 2020.
Việt Nam cũng kêu gọi tăng sản lượng điện cho tới năm 2030 nhưng các nhà phân tích nói ít nhà đầu tư muốn bỏ tiền vào ngành điện do nhà nước giữa giá điện dưới giá thị trường.
Trong lĩnh vực điện hạt nhân, các nhà đầu tư Nga và Nhật Bản dang dẫn đầu trong hai dự án ở Bình Thuận.
Các đối thủ cạnh tranh Hàn Quốc và Hoa Kỳ cũng đang bám sát.
Thỏa thuận mà Việt Nam mới ký với Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi Hà Nội mua nhiên liệu hạt nhân trên thị trường quốc tế thay vì tự làm giàu uranium.
Trả lời BBC tiếng Việt vào tháng trước, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF) đã cảnh báo Việt Nam có thể sẽ phung phí hàng chục, hàng trăm tỷ đôla mà không đem lợi ích gì cho đất nước.
"Nếu một thảm họa như Chernobyl hay Fukushima xảy ra thì cả miền Trung sẽ bị phóng xạ bao trùm và Bấm đất nước ta sẽ bị chia đôi lâu dài, du lịch, xuất khẩu, kinh tế sẽ bị tê liệt trong chớp nhoáng", ông Nhẫn nói.
Tin mới
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 21-11-2013 - 21/10/2013 20:13
- Kêu án chung thân cho hai cựu lãnh đạo Khmer Đỏ - 21/10/2013 20:00
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 20-11-2013 - 20/10/2013 19:40
- Mỹ hiện đại hóa căn cứ quân sự tại Hàn Quốc - 20/10/2013 19:25
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 19-11-2013 - 19/10/2013 20:42
- Syria : Tấn công đẫm máu ở ngoại ô Damas - 19/10/2013 19:45
- Hiệp định TPP có thể thúc đẩy cải cách ở Việt Nam - 19/10/2013 17:06
- Obama chỉ định cựu viên chức Ngũ Giác Ðài làm bộ trưởng Nội An - 19/10/2013 02:52
- Ả Rập Xê Út từ chối làm thành viên Hội Đồng Bảo An - 19/10/2013 01:24
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 18-11-2013 - 18/10/2013 20:13
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17-11-2013 - 17/10/2013 22:03
- Nước Pháp trên con đường tái chinh phục Việt Nam - 17/10/2013 16:32
- Tổng thống Mỹ ban bố đạo luật cho phép nâng trần nợ công và mở cửa các công sở - 17/10/2013 16:24
- Chính phủ Mỹ tạm thoát vỡ nợ vào phút chót - 17/10/2013 04:16
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 16-11-2013 - 16/10/2013 23:33
- Quốc hội Mỹ chỉ còn vài giờ để tránh cho Hoa Kỳ bị vỡ nợ - 16/10/2013 22:45
- Nguyên tử : Iran chấp nhận bị thanh tra bất ngờ - 16/10/2013 20:27
- Hungary : Một cựu lãnh đạo Cộng sản bị truy tố vì tội ác chiến tranh - 16/10/2013 20:18
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 15-11-2013 - 15/10/2013 21:48
- Việt-Trung thỏa thuận gia tăng hợp tác kinh tế để làm giảm căng thẳng tranh chấp chủ quyền - 15/10/2013 16:18