Miến Điện sẽ xử lý hồ sơ Biển Đông ra sao với tư cách chủ tịch ASEAN ?
- Thứ Tư, 01 tháng Giêng năm 2014 19:55
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Tổng thống Miến Điện Thein Sein - chủ tịch luân phiên kỳ tới - phát biểu tại phiên bế mạc Thượng đỉnh Asean lần thứ 23 ở Bandar Seri Begawan (Brunei), 10/10/2013.
REUTERS/Ahim Rani
Kể từ ngày 01/01/2014, trên nguyên tắc, nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên khối ASEAN của Miến Điện đã bắt đầu, cho dù các cuộc họp đầu tiên do nước này chủ trì chỉ được dự trù vào ngày 15/01 mà thôi.
Câu hỏi mà nhiều nhà quan sát đặt ra là Miến Điện sẽ xử lý hồ sơ Biển Đông như thế nào trong bối cảnh họ không phải là một quốc gia ven Biển Đông không có lợi ích gì ở đó, và trong một thời gian dài trước đây, từng bị cho là nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc ?
Nghi vấn của các quan sát viên cũng là ưu tư của bản thân chính quyền Miến Điện, vốn lần đầu tiên được quyền đảm nhận trọng trách điều hành Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á khi được kết nạp vào năm 1997 đến nay.
Trả lời phỏng vấn của báo Miến Điện Myanmar Times ngày 30/12/2013, ông U Aung Htoo, Vụ Phó vụ ASEAN trong Bộ Ngoại giao Miến Điện khẳng định rằng nước ông không được quyền chiều theo bất kỳ áp lực quốc tế nào khi xem xét hồ sơ Biển Đông.
Cách thức mà Miến Điện muốn học tập, theo viên chức này, là kiểu tiếp cận của Brunei, chủ tịch vào năm ngoái.
Miến Điện sẽ nỗ lực hướng tới một giải pháp ngoại giao cho cuộc tranh chấp đang diễn ra giữa Trung Quốc và 4 nước Đông Nam Á : Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Trong quá khứ, Trung Quốc luôn luôn khăng khăng đòi đàm phán tay đôi với từng nước tranh chấp, một cách thức bị cho là để dễ gây áp lực trên đối phương.
Các thành viên ASEAN ngược lại đã đề xuất đàm phán tập thể.
Mới đây, Trung Quốc đã nhượng bộ đối chút, và đã đồng ý mở những cuộc tham vấn với ASEAN về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông. Chính đây là hướng mà Miến Điện muốn đi theo.
Ông U Aung Htoo cho biết là nước ông sẽ nỗ lực để thúc đẩy thêm những cuộc đàm phán đó. Ông giải thích :
« Trung Quốc đã đồng ý trên nguyên tắc về một bộ quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Chúng ta không thể chống lại Trung Quốc, và Miến Điện sẽ cố gắng hết sức để xử lý cuộc tranh chấp theo một chiều hướng tốt nhất mà ASEAN có thể đạt được với sự đồng tình của Trung Quốc ».
Đối với ông U Aung Htoo, điều quan trọng là Miến Điện phải chứng tỏ tư thế độc lập trong hồ sơ Biển Đông, chứng tỏ rõ ràng là mình không thiên vị bên nào trong vụ tranh chấp, trái với trường hợp Cam Bốt vào năm 2011, đã lộ rõ thái độ thiên vị Trung Quốc chống lại các đồng minh trong khối ASEAN.
Chính trên khả năng thiên vị Trung Quốc hay không mà vấn đề Miến Điện được đặt ra, vì trong nhiều năm dài, Trung Quốc hầu như là nước lớn duy nhất nâng đỡ tập đoàn quân sự cầm quyền tại Rangoon, và các tướng lãnh Miến Điện có lợi ích thiết thân trong vô số công trình kinh doanh của Trung Quốc tại Miến Điện.
Một số người đã gợi lên khả năng Miến Điện có thể là một Cam Bốt thứ hai, có thể sẵn sàng « hy sinh » hồ sơ Biển Đông cho Trung Quốc vì bản thân không có quyền lợi gì.
Tuy nhiên, trên vấn đề này, ông Ko Ko Hlaing, cố vấn chính trị chính của Tổng thống Miến Điện đã tuyên bố trấn an.
Phát biểu bên lề một hội nghị tại Washington vào đầu tháng 12/2013, ông Ko Ko Hlaing xác định rằng hai trường hợp Cam Bốt và Miến Điện hoàn toàn khác nhau.
Miến Điện là một quốc gia lớn hơn Cam Bốt rất nhiều, và ít lệ thuộc Trung Quốc hơn về mặt kinh tế, khác với Cam Bốt.
Ngoài ra, Trung Quốc lại có thể được xem là phụ thuộc vào vị trí chiến lược của Miến Điện.
Trả lời báo chí, nhân vật này xác định rằng cho dù quan hệ của Miến Điện với người láng giềng phương Bắc rất chặt chẽ, đó không phải là một quan hệ giữa « chủ và khách ».
Ông Ko Ko Hlaing nói tiếp : « Chính phủ Miến Điện sẽ tránh lặp lại những gì đã xảy ra tại Phnom Penh ».
Nhân vật này còn tỏ ý lạc quan : « Chúng tôi có thể tranh thủ vị trí quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc để mang lại lợi ích tốt nhất cho toàn khu vực Đông Nam Á ».
Tin mới
- Thủ tướng Ấn tuyên bố rời chính trường sau bầu cử Quốc hội - 03/01/2014 22:02
- Tàu Trung Quốc bị kẹt ở Nam Cực, sau khi cứu hộ tàu Nga - 03/01/2014 21:49
- Ca-sĩ Hà-Thanh từ trần - 02/01/2014 22:53
- Giá nhà toàn nước Mỹ tăng 13.6% - 02/01/2014 21:40
- Sơ tán toàn bộ người trên tàu thám hiểm Nga bị kẹt ở Nam Cực - 02/01/2014 21:31
- Cam Bốt : Cảnh sát đàn áp biểu tình của công nhân dệt may - 02/01/2014 21:25
- Thủ đô Thái Lan có nguy cơ bị đối lập phong tỏa - 02/01/2014 17:45
- 6 triệu người mua bảo hiểm sức khỏe mới ở Hoa Kỳ - 01/01/2014 22:19
- LHQ không di tản kịp kỳ hạn kho vũ khí hóa học Syria - 01/01/2014 21:55
- Kim Jong Un đe dọa thảm họa hạt nhân trong năm mới - 01/01/2014 20:00
Các tin khác
- Thủ tướng Nhật : Hiến pháp sẽ được sửa đổi từ nay đến năm 2020 - 01/01/2014 19:38
- Vật giá leo thang, dân Malaysia xuống đường - 01/01/2014 19:31
- Nam Cực : Tàu phá băng Úc thất bại trong việc cứu tàu Nga - 01/01/2014 05:29
- Ai Cập yêu cầu các nước Ả Rập trừng phạt Huynh đệ Hồi giáo - 01/01/2014 05:22
- Một tỷ phú Trung Quốc đòi mua lại báo Mỹ The New York Times - 01/01/2014 05:14
- Châu Á-Thái Bình Dương đứng đầu thế giới về số nhà báo bị giết khi tác nghiệp - 01/01/2014 04:45
- Người dân Trung Quốc không ngần ngại đòi chấm dứt độc tài - 01/01/2014 00:54
- Việt Nam : Một hội bảo vệ dân oan tuyên bố ra mắt - 31/12/2013 18:09
- Ấn Độ thông qua luật chống tham nhũng lịch sử - 30/12/2013 19:36
- Nhà riêng của đại sứ Đức tại Hy Lạp bị xả súng - 30/12/2013 19:26