Lãnh tụ đối lập Sam Raisy được quốc vương ân xá
- Thứ Sáu, 12 tháng Bảy năm 2013 20:14
- Tác Giả: Phạm Phan / Thanh Phương
Biểu tình đòi chính phủ Cam Bốt để lãnh đạo đối lập Sam Rainsy trở về nước 24/04/2013 (REUTERS)
Hôm nay, 12/07/2013, Hoàng Thân Norodom Charin, từ Hoàng Cung Phnom Penh thông báo là Quốc Vương Sihamoni đã chuẩn thuận thỉnh cầu của Thủ Tướng Hun Sen về việc ân xá cho lãnh đạo đối lập Sam Rainsy được trở về Cam Bốt trước ngày bầu cử 28/07.
Hoàng Thân Norodom Charin nói chi tiết là mọi văn bản đã được ký và ông Sam Rainsy cũng đã nhận được sắc lệnh ân xá do hoàng gia gởi cho ông tại Pháp.
Người phát ngôn chính phủ là ông Phay Siphan cũng đã xác nhận tin này vào sáng hôm nay khi cho biết rằng dù ông Hun Sen đang bận rộn chuyện đám tang cha ông 90 tuổi mới chết, nhưng cũng ký văn thư để chuyển lên cho Quốc Vương.
Như vậy nguyện vọng được trở về quê hương tham gia cuộc bầu cử Quốc Hội trong tháng này của ông Sam Rainsy đã được mãn nguyện.
Hồi tháng 6, ông Sam Raisny đã viết đơn thỉnh cầu Quốc Vương ân xá cho ông.
Chỉ cách đây vài ngày, trong buổi lễ ký kết để nhận số tiền vay mượn 200 triệu Mỹ Kim của Hàn Quốc, chính Ngoại Trưởng Hor Namhong đứng bên cạnh ông Hun Sen cho báo chí biết rằng: Chuyện ông Sam Raisny muốn về nước là quyền tự do của ông, cũng như chuyện ông bỏ nước đi để trốn án tù trước đây.
Tuy nhiên, Ngoại Trưởng còn cảnh báo, khi ông Sam Raisny về đến Phnom Penh sẽ phải thọ án 11 năm tù mà ông chưa thi hành theo luật pháp.
Càng gần đến ngày bầu cử, tình hình chính trị có vẻ như sôi động lên. Đảng Cứu Nguy Dân Tộc khi có được sự hiện diện của ông Sam Rainsy trong nước, chắc chắn những người ủng hộ lên tinh thần.
Việc ông Hun Sen thay đổi ý định và cho đối thủ chính trị của ông về nước trong thời điểm này, phần chắc là do sức ép của bên ngoài, trong đó có thể kể đến việc các nhà lập pháp Mỹ buông ra lời nói cứng rắn là chính quyền Mỹ nên cắt viện trợ cho Cam Bốt, vì ông Hun Sen là một nhân vật độc tài, và nếu cuộc bầu cử không công bằng.
Từ năm 1993 cho đến nay, khi Cam Bốt tổ chức bầu cử Quốc Hội, Đảng Nhân Dân của ông Hun Sen đều thắng lớn.
Guồng máy chính quyền địa phương đều do Đảng Nhân Dân nắm hết.
Chỉ có năm 1993 là ông Hun Sen thất cử, nhưng vì nắm quân đội trong tay, ông hăm dọa nếu không được chia quyền, thì sẽ tổ chức binh biến để chiếm quyền.
Related news items:
Tin mới
- Đức Giám Mục Vinh: Một Nỗ Lực Cải Cách Từ Người Công Giáo, Cho Sự Phát Triển Toàn Vẹn Của VN - 14/07/2013 04:06
- Bộ trưởng Nội An từ chức để lãnh đạo hệ thống UC - 13/07/2013 23:10
- Dân Hà Nội rủ nhau học làm nail, mong xuất ngoại - 13/07/2013 23:04
- Ai Cập ráo riết thương lượng lập chính phủ chuyển tiếp - 13/07/2013 20:05
- Máy bay trễ chuyến : Hàng không Trung Quốc dẫn đầu thế giới - 13/07/2013 15:38
- Tỵ nạn Bắc Triều Tiên bị cưỡng bức lao động ở Miến Điện - 13/07/2013 15:27
- Trung Quốc hủy dự án hạt nhân vì dân phản đối - 13/07/2013 14:56
- Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu gỡ bỏ ngay bức tượng chân dung của Ngài ở Argentina - 12/07/2013 22:03
- Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm trong thời gian dài - 12/07/2013 20:51
- Snowden sẽ xin tị nạn chính trị tại Nga - 12/07/2013 20:43
Các tin khác
- Bình Nhưỡng rút đề nghị đàm phán với Seoul về các gia đình ly tán - 12/07/2013 19:58
- Mỹ cảnh báo Ai Cập về các vụ bắt giữ - 12/07/2013 05:03
- Hàng Việt không có ‘đất sống’ tại Việt Nam - 12/07/2013 04:54
- Mỹ chưa quan tâm đúng mức đến nhân quyền ở Việt Nam - 11/07/2013 23:39
- Cuba tránh khiêu khích Mỹ trong vụ Snowden - 11/07/2013 22:44
- Ai Cập: Tân Thủ tướng nỗ lực lập chính phủ chuyển tiếp - 11/07/2013 22:36
- Pháp: Google, Yahoo và Apple bị kiện nhân vụ Snowden - 11/07/2013 19:59
- Pháp: Tu sửa các lò phản ứng tốn 70 tỷ euro - 11/07/2013 19:45
- Tổng thống Obama mời Chủ tịch nước Việt Nam công du Hoa Kỳ - 11/07/2013 19:17
- Việt Nam: Công an, Y tế, Nhà đất tham nhũng nhất - 11/07/2013 15:59