Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hàng Việt không có ‘đất sống’ tại Việt Nam


HÀ NỘI (NV) - Các sản phẩm do Việt Nam sản xuất đã và đang bị đánh bật ra khỏi các chợ, các siêu thị ở Việt Nam, kể cả bị đánh bật khỏi các kênh phân phối về nông thôn.

“Hàng Việt đang mất đất sống” là cảnh báo được đưa ra tại một hội thảo về đề tài “Ðộng thái doanh nghiệp Việt Nam sáu tháng đầu năm và dự báo sáu tháng cuối năm 2013”, do Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam tổ chức.
Hangviet-ChoViet


Hàng hóa do các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam sản xuất đã bị đánh bật ra khỏi hệ thống các siêu thị. (Hình: PLTP)

 

Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh Nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, kiêm giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Doanh và Hỗ Trợ Doanh Nghiệp (BSA), không những không tin vào dự báo, trong sáu tháng cuối năm 2013, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam sẽ khởi sắc, mà còn nhận định, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì bị cạnh tranh về kênh phân phối, khó tìm đầu ra cho sản phẩm.

Theo bà Hạnh, hàng Việt Nam đang bị lép vế trước các công ty đa quốc gia và nhãn hàng riêng trong hầu hết các kênh phân phối hàng hóa.

 Chuyện 80%-90% hàng hóa tại siêu thị là hàng Việt Nam, thật ra chỉ là hàng hóa do các doanh nghiệp Việt Nam gia công cho công ty đa quốc gia, hoặc hàng hóa do các công ty đa quốc gia sản xuất, hoặc nhãn hàng riêng của các siêu thị.

Còn hàng hóa Việt Nam thật sự, do các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất thì rất yếu và đã bị đánh bật ra khỏi hệ thống siêu thị từ lâu.

Hệ thống các siêu thị lớn như Big C, Co.opmart xác nhận, thị phần hàng hóa Việt Nam trong những hệ thống này rất nhỏ.

Kênh phân phối hàng Việt Nam ở các chợ cũng không có chỗ cho hàng Việt Nam. Tại đó, các công ty đa quốc gia vẫn chiếm ưu thế nhờ vốn mạnh, biết cách chăm sóc tiểu thương như huấn luyện cách bán hàng, liên kết. Kết quả là các tiểu thương đã biết liên kết gây sức ép trở lại với nhà sản xuất, đem đấu giá không gian trưng bày sản phẩm trong chợ với giá cao.

 Thành ra chỉ có các công ty đa quốc gia mới đủ sức thuê lại, đẩy hàng Việt đến tình trạng không còn cửa bán hàng ở chợ.

Ngay cả ở nông thôn, hàng hóa Việt Nam cũng đang bị đánh bật khỏi thị trường. Chỉ 10%-15% người tiêu dùng nông thôn dùng hàng hóa Việt Nam.
Tuy nhiều mặt hàng như bột giặt, nước rửa chén có cùng chất lượng như hàng ngoại nhưng nông dân cũng không dùng hàng do Việt Nam sản xuất. Ðây là lý do nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển sang gia công. Chưa kể, hàng Trung Quốc nhái nhãn hiệu Việt Nam đang tung hoành ở thị trường nông thôn.

Bà Vũ Kim Hạnh cho rằng, nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng vừa kể là vì phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chỉ ở quy mô nhỏ và vừa, vốn yếu, năng lực hạn chế.

 Mặt khác lại thiếu sự liên kết. Chưa kể hệ thống chính quyền không muốn hỗ trợ vì chẳng được hưởng khoản lợi nào. Bắt hàng nhập lậu thì được thưởng, còn bắt hàng gian, hàng giả để bảo vệ uy tín của các thương hiệu Việt Nam thì không có tiền nên không ai muốn bắt.

Bà Hạnh dự đoán, từ nay đến cuối năm, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn hơn.

 Nếu không kịp đổi mới công nghệ kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm, đổi mới cách thức quản trị thì trong vài năm tới, qua các hiệp định mậu dịch tự do, hàng hóa các quốc gia khác sẽ ồ ạt đổ vào và hàng hóa Việt Nam sẽ hết đất sống. (G.Ð.)

Switch mode views: