Hội nghị G7 đặt vấn đề về chính sách khắc khổ của châu Âu
- Thứ Sáu, 10 tháng Năm năm 2013 23:04
- Tác Giả: Thụy My
Hội nghị bộ trưởng tài chính các nước G7 2011.
REUTERS/Jean-Paul Pelissier
Bị lên án là đã kìm hãm quá trình tái phục hồi nền kinh tế thế giới, các kế hoạch khắc khổ của châu Âu vốn bị Hoa Kỳ chỉ trích, được đưa ra bàn bạc trong hôm nay 10/05/2013 và ngày mai, nhân hội nghị tài chính của các nước G7 tổ chức tại ngoại ô Luân Đôn.
Bộ trưởng Tài chính Anh, ông George Osborne tiếp đón những người đồng nhiệm và các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của G7, câu lạc bộ các nước giàu có gồm Đức, Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Ý và Nhật từ chiều nay tại Aylesbury, cách thủ đô nước Anh khoảng 60 km.
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, cũng tham dự.
Hội nghị G7 diễn ra sau hai hội nghị tài chính G20 hồi tháng Hai và tháng Tư, tiếp theo sẽ là cuộc họp thượng đỉnh G8 vào giữa tháng Sáu tại Bắc Ai Len.
Trong số các nước G7 cũng có những ý kiến khác biệt với nhau về nhịp độ giảm thâm hụt ngân sách.
Bản thân ông George Osborne cũng là người cổ vũ cho kế hoạch thắt lưng buộc bụng bị dân Anh phản đối dữ dội.
Các kế hoạch tái cân bằng ngân quỹ tại châu Âu bị tố cáo là ảnh hưởng nặng nề lên tăng trưởng kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với Hoa Kỳ.
Tại G7 lần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew kêu gọi những người đồng nhiệm châu Âu thay đổi mục tiêu.
Hôm thứ Ba 7/5 khi đề cập đến việc giảm thâm hụt ngân sách, ông Lew đã nhấn mạnh:
“Chúng tôi không hoàn toàn đồng ý với châu Âu về lịch trình, và về việc liệu có phải khẩn thiết đạt đến mục đích ngay lập tức hay không”.
Một viên chức Mỹ giấu tên cho rằng việc siết chặt ngân sách một cách thô bạo sẽ cản trở tiêu dùng.
Một nguồn tin Pháp nhận định, nếu định ra các mục tiêu bất khả thi sẽ gây phản tác dụng vì hủy hoại động cơ tăng trưởng.
Bị kìm hãm bởi sự suy yếu của khu vực đồng euro, quá trình phục hồi kinh tế thế giới đang chao đảo.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào giữa tháng Tư đã hạ mức dự báo tăng trưởng thế giới năm nay từ 3,5% xuống còn 3,3%.
Các nhà tài chính khối G7 cũng sẽ thảo luận về cuộc đấu tranh chống nạn trốn thuế và các thiên đường thuế khóa, vấn đề đang được đặt lên hàng đầu sau các tiết lộ “Offshore Leaks”.
Sau khi hội nghị G20 hồi tháng Tư cổ vũ cho việc tấn công vào gốc rễ của bí mật ngân hàng, bằng cách đưa việc trao đổi thông tin tự động trở thành quy tắc chung, các bộ trưởng G7 hy vọng sẽ có bước tiến trước khi diễn ra hội nghị G8 sắp tới.
Related news items:
Tin mới
- Bị blogger tố cáo tham ô, một thứ trưởng Trung Quốc mất chức - 14/05/2013 18:43
- Kaesong: Hàn Quốc muốn thu hồi nguyên vật liệu - 14/05/2013 18:37
- Thổ Nhĩ Kỳ thúc giục quốc tế can thiệp vào Syria - 13/05/2013 22:15
- Pháp - Đức phối hợp lên kế hoạch tạo việc làm cho thanh niên - 13/05/2013 22:06
- Philippines kêu gọi Đài Loan xuống thang - 13/05/2013 21:45
- Giáo sư Trung Quốc bị cấm nói đến tự do hay dân chủ - 13/05/2013 21:37
- California truy tố 5 người hối lộ nhân viên Sở Di Trú - 11/05/2013 17:35
- Vàng lậu Trung Quốc, Lào ồ ạt vào Việt Nam - 11/05/2013 17:29
- Hà Nội im lặng khi “chủ trương lớn” phá sản - 11/05/2013 17:22
- Human Rights Watch: Việt Nam phải chấm dứt đàn áp thảo luận nhân quyền - 11/05/2013 16:45
Các tin khác
- Trung Quốc - EU : Căng thẳng trên hồ sơ bảo hộ mậu dịch - 10/05/2013 22:26
- Ngoại trưởng Mỹ : "Assad phải ra đi !" - 10/05/2013 22:14
- Hy Lạp hy vọng thoát khủng hoảng nợ vào năm 2014 - 10/05/2013 21:48
- Máy bay Air France bảo trì tại Trung Quốc gặp "sự cố nghiêm trọng" - 10/05/2013 17:25
- Cháu Mao trở thành triệu phú, dân Trung Quốc bất bình - 10/05/2013 17:00
- Người Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc ngày càng nhiều - 10/05/2013 16:53
- Bắc Kinh ngăn biểu tình sau vụ 'tự tử' - 10/05/2013 01:13
- Hàn Quốc chiêu dụ Bắc Triều Tiên xây dựng hòa bình - 09/05/2013 20:40
- Trung Quốc bắt giữ các nhà hoạt động đòi lãnh đạo công khai tài sản - 09/05/2013 20:31
- 912 người chết trong vụ sập nhà xưởng may ở Bangladesh - 09/05/2013 20:24