Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hy Lạp hy vọng thoát khủng hoảng nợ vào năm 2014

Hylap chongKhackho


Tuần hành phản đối chính sách khắc khổ tại Hy Lạp, 19/042013.
REUTERS/Yorgos Karahalis


Hôm qua 09/05/2013, bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, ông Yannis Stournaras, đã tuyên bố rằng Hy Lạp sẽ có thể trở lại thị trường tài chính vào cuối năm 2014, sau bốn năm nước này lâm khủng hoảng nợ công và phải cầu cứu đến sự trợ giúp của Liên Hiệp Châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Hôm qua, ông Stournaras tuyên bố trên truyền hình Hy Lạp : « Tôi hy vọng Hy Lạp sẽ trở lại thị trường vào cuối năm 2014, sau khi chúng tôi có được một thặng dư ngân sách ban đầu và có lại tăng trưởng ».

Thỏa thuận hỗ trợ tài chính giữa các chủ nợ Châu Âu và IMF với Hy Lạp sẽ hết hạn vào năm 2014.

Ngoài Hy Lạp, đến hiện tại đã có bốn nước khác nhờ đến sự trợ giúp tài chính của các chủ nợ Châu Âu và IFM là : Bồ Đào Nha, Ai Len, Tây Ban Nha và Chypre.

Tuyên bố trên được đưa ra ba ngày sau nhận định của IFM theo đó Hy Lạp đã « có những bước tiến trong giải quyết các khó khăn » và đã có những « cố gắng » để phục hồi kinh tế trong bối cảnh suy thoái nghiêm trọng.

Chính sách khắc khổ tại Hy Lạp bắt đầu từ năm 2010 để đổi lại những khoản hỗ trợ tài chính của EU và IMF nhằm tránh phá sản.

Chính sách khắc khổ này kéo theo những khoản cắt giảm khổng lồ trên tiền lương công chức và lương hưu cùng với các biện pháp tăng thuế.

Kết quả là, tại nước này đã có nhiều công ty phải đóng cửa, thất nghiệp đạt mức kỷ lục nhất là đối với lớp trẻ.

Theo số liệu vừa được công bố hôm qua, thì tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp vào tháng 2/2013 là 27%, trong khi tháng 01/2013 là 26,7%, và cách đó một năm là 21,9%.

Gần 2/3 người không bằng cấp tuổi từ 15 đến 24 không có việc làm, trong khi hồi đầu năm 2012 con số này chỉ có hơn 50%. Còn trong độ tuổi 25-34, có hơn 36% người thất nghiệp, trong khi cách đây một năm con số này là 29%.

Nhìn rộng ra Châu Âu, một nghiên cứu gần đây của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), thì tình trạng việc làm ngày càng xấu thêm kể từ khi các nước thực hiện các biện pháp cắt giảm ngân sách.

Theo tổ chức này, tỷ lệ thất nghiệp của tuổi trẻ trong Liên Hiệp Châu Âu là 23,5%, trong đó dẫn đầu là Hy Lạp và Tây Ban Nha.

Switch mode views: