Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đàm phán hạt nhân Iran: Chạy đua nước rút

iran nuclear vienne

Các nhà thương thuyết cộng đồng quốc tế họp tại Vienna để chuẩn bị cho giai đoạn thỏa thuận cuối cùng về vấn đề hạt nhân Iran, cuối tháng 06/2015.
REUTERS/Carlos Barria

Trên nguyên tắc, thời hạn chót để 6 cường quốc đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Iran là vào ngày mai, 10/07/2015.

Thế nhưng hôm nay, đài truyền hình Iran Press TV trích dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết là hạn chót của cuộc đàm phán tại Vienna có thể được kéo dài đến ngày 13/07/2015, điều mà các nguồn tin phương Tây ở Vienna đã phủ nhận.

Các thông tin trái ngược trên đây cho thấy là cuộc đàm phán hạt nhân Iran ở Vienna bước vào giai đoạn « nước rút ».

Vấn đề trở nên khẩn trương là vì nếu Quốc hội Mỹ không nhận được văn kiện thỏa thuận chung cuộc vào sáng mai, 10/07, giờ Vienna, tức 12 giờ khuya, giờ Washington, thì việc xem xét phê chuẩn thỏa thuận sẽ lâu hơn và phức tạp hơn do vấn đề nghỉ hè.

Theo Jean Louis Pourtet, thông tín viên RFI tại Washington, các nghị sĩ Mỹ, ở cả hai đảng Cộng hòa cũng như Dân chủ, đều tỏ ra nghi ngờ thiện chí của Iran :
« Vào tháng Tư, các nghị sĩ Mỹ đã đi ngược lại ý muốn của Nhà Trắng, và thông qua một văn kiện cho họ quyền có ý kiến về nội dung của một thỏa thuận với Iran.
 Do dời thời hạn từ 30/06 sang 10/07/2015, nên Quốc hội Mỹ có đến 60 ngày thay vì 30 ngày để cho ý kiến, do thời gian nghỉ hè các nghị sĩ vào tháng 8.

Trong cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, người ta rất nghi ngờ về thiện chí của Iran muốn thật sự ngưng chương trình hạt nhân.
Tại đảng Cộng hòa, thái độ chống đối mạnh mẽ hơn là trong đảng Dân Chủ, nhưng cả hai đảng đều như có chung quan điểm.

Đảng Cộng Hòa đánh giá là ông Obama sẵn sàng nhượng bộ Iran rất nhiều để tô bóng kết quả chính sách đối ngoại của ông, phải nói là không mấy sáng chói.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện, Bob Corker, đã lấy làm tiếc là Hoa Kỳ từ việc tháo gỡ chương trình hạt nhân đã chuyển sang vấn đề phổ biến hạt nhân.
Những người chỉ trích ông Obama cho là một lần nữa, Tổng thống Mỹ đã bỏ đi những làn ranh đỏ mà ông đã vạch ra lúc ban đầu.

Nếu một thỏa thuận được đúc kết thì Quốc Hội không thể bác bỏ, vì đây không phải là một thỏa thuận cần có sự tán đồng của Thượng viện.
Nhưng Thượng viên có thể gây phiền phức trong việc thực hiện bằng cách ngăn chặn việc bãi bỏ trừng phạt kinh tế, một cách để phá hoại thỏa thuận ».


Switch mode views: