Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Quân đội Trung Quốc muốn có oanh tạc cơ tàng hình tầm xa

china avion

Binh lính Trung Quốc trong một buổi biểu diẽn cho công chúng tại Hồng Kông ngày 01/07/2015.
Reuters

Báo chí Trung Quốc ngày 07/07/2015, đưa tin, quân đội nước này có kế hoạch trang bị máy bay ném bom chiến lược tàng hình, có thể tấn công các mục tiêu ở rất xa, thậm chí đến tận vùng Thái Bình Dương.

Tờ China Daily , trích dẫn giới chuyên gia của Tạp chí Tri Thức Hàng Không cho biết, ý tưởng này dường như đã có được sự ủng hộ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người chủ trương xây dựng một lực lượng không quân « chiến lược », tức là « có khả năng tấn công chứ, không thuần túy phòng thủ như trong quá khứ ».

 Do vậy, không quân Trung Quốc phải có « máy bay ném bom chiến lược hoạt động tầm xa, nếu không, thì không thể gọi là lực lượng chiến lược ».
Các huấn thị của Chủ tịch Trung Quốc « đã được các nhà lập kế hoạch chiến lược của quân đội nhắc lại hồi tháng Năm » trong cuốn Sách Trắng về quốc phòng.

Cho đến nay, cụm từ « chiến lược » chỉ được dùng khi nói đến « Đệ nhị binh đoàn pháo binh », được trang bị tên lửa hạt nhân.
China Daily dành cả một trang để nói đến những thách thức của dự án mà Trung Quốc có thể phải thực hiện trong nhiều năm, do tình trạng lạc hậu của công nghệ hàng không không gian quân sự.

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình mà Trung Quốc sẽ chế tạo có tầm hoạt động 8000 km và mang theo được 10 tấn bom.
Như vậy, loại máy bay này có thể tấn công các mục tiêu ở vành đai chuỗi đảo thứ hai, mà theo các nhà hoạch định chiến lược Bắc Kinh, đó là giới hạn phạm vi phòng thủ trên biển của Trung Quốc.

Tờ báo giải thích rõ, vành đai chuỗi đảo thứ nhất bao gồm « các đảo ở phía bắc Nhật Bản chạy xuống tận Đài Loan và Philippines ở phía nam », còn vành đai thứ hai, chạy từ phía bắc bao gồm quần đảo Vô Nhân (Bonin – còn Nhật Bản gọi là Ogasawara) xuống phía nam đến tận các đảo Mariannes và Caroline.

Về đường biên giới trên biển này, tờ báo nói đến « sự chấp nhận chung », cho dù « các đường biên giới chính xác của các dãy đảo chưa bao giờ được xác định một cách chính thức ».
Theo giới quan sát, Trung Quốc muốn chống lại sự thống trị của Mỹ ở Thái Bình Dương, đồng thời lại có tranh chấp với Nhật Bản về quân đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

 Còn tại Biển Đông, Trung Quốc có tranh chấp với nhiều nước và sắp sửa hoàn tất xây dựng một phi đạo dài 3000 m trên quần đảo Trường Sa.
 Các hành động của Bắc Kinh trong khu vực gây nhiều lo ngại cho các nước láng giềng.

Hiện nay, không quân Trung Quốc chỉ có máy bay ném bom chiến lược H-6, dựa theo mô hình máy bay Tu-16 từ thời Liên Xô trong những năm 1950 (NATO gọi là Badger – Con Lửng).
Trong phiên bản được Trung Quốc hiện đại hóa, máy bay ném bom chiến lược H-6K, không có vận tốc siêu âm, được trang bị 6 tên lửa hành trình.

China Daily nêu ra khả năng tham khảo mô hình Tu-160, máy bay ném bom chiến lược trong tương lai của Nga. Đây là loại máy bay siêu âm hạng nặng, đa năng, nhưng không tàng hình.

Mặt khác, tờ báo cũng loại trừ khả năng thiết kế và chế tạo loại máy bay tương đương như B-2 của tập đoàn Mỹ Northrop Grumman, do thách thức công nghệ và tài chính quá cao đối với Trung Quốc.


Switch mode views: