Syria, chủ đề nóng của G8 ngay từ ngày khai mạc
- Thứ Hai, 17 tháng Sáu năm 2013 18:22
- Tác Giả: Anh Vũ
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói chuyện với sinh viên và khách tại Belfast Waterfront, tại Belfast, Bắc Ai-len, ngày 17/06/2013
REUTERS
Hôm nay, 17/06/2013, Thượng đỉnh G8 kai mạc tại Bắc Ai-len, giải pháp cho cuộc xung đột Syria là chủ đề bao trùm trong ngày làm việc đầu tiên của các nguyên thủ quốc các nước phát triển tham dự hội nghị.
Giới quan sát đặc biệt chú ý đến cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin mà nội dung chính được bàn thảo cũng vẫn là hồ sơ Syria.
Matxcơva và Washington đang tìm cách tổ chức một hội nghị hòa bình về Syria. Những nỗ lực này, trong những ngày qua, đang trở nên xa vời khi Hoa Kỳ và Nga, mỗi bên đều có những giọng điệu cứng rắn bảo vệ lập trường của mình.
Các đồng minh phương Tây của đối lập Syria dự kiến cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy, tạo thế « cân bằng » trên chiến trường với mục đích là tạo vị thế cho đối lập trên bàn thương lượng.
Trong khi đó, Tổng thống Putin cảnh báo là Matxcơva không thể chấp nhận khả năng này.
Sau cuộc gặp với Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua (16/6), ông Putin đã tuyên bố : « Tôi nghĩ là mọi người đều đồng ý với nhau một điều là không đáng phải hỗ trợ những kẻ mà không chỉ giết mà còn ăn thịt cả kẻ thù của mình công khai trước camera ».
Tổng thống Nga muốn nhắc lại đoạn băng ghi hình được tung lên mạng hồi tháng 5 vừa qua, cho thấy một lính nổi dậy mổ bụng một binh sĩ quân chính phủ một cách man rợ.
Nga là nước trang bị vũ khí chủ yếu cho chế độ Bachar al-Assad và vẫn để ngỏ khả năng cung cấp cho Damas loại tên lửa phòng không S-300.
Về phần mình, hôm 13/6 vừa rồi, Nhà Trắng đã tố cáo Damas sử dụng vũ khí hóa học và như vậy đã vượt qua « lằn ranh đỏ », đồng thời, Washington thông báo sẽ tăng mức độ hỗ trợ đối lập Syria.
Điều này khiến cho dư luận nghĩ đến khả năng Mỹ sẽ trang bị vũ khí cho quân nổi dậy Syria.
Cũng cần phải nói, cho đến lúc này, những phát biểu của tổng thống Mỹ cho thấy thái độ khá dè dặt trên hồ sơ Syria.
Ông Putin cũng sẽ có cuộc gặp tay đôi với Tổng thống Pháp François Hollande.
Paris và Luân Đôn vẫn luôn thúc đẩy quốc tế cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria.
Tuần trước, Pháp và Anh đều đã lên tiếng khẳng định có bằng chứng về việc chính quyền Damas sử dụng hơi độc sarin. Tuy nhiên thông tin này không mảy may có tác động đối với Matxcơva.
Một bối cảnh chính trị mới có thể ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán về tình hình Syria. Đó là việc Iran, một đồng minh của chế độ Assad, vừa bầu tổng thống mới, ông Hassan Rohani, một nhân vật được cho là ôn hòa hơn.
G8 có phải là cơ hội để đưa Syria thóat ra khỏi cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua hay không ?
Điều này phụ thuộc vào các cuộc gặp gỡ giữa Tổgn thống Nga và các lãnh đạo phương Tây.
Kinh tế đáng ra phải là mối quan tâm hàng đầu của G8, nhưng theo giới quan sát, các cuộc thảo luận sẽ không hy vọng đem lại sáng kiến mới nào nhằm vực dậy tăng trưởng kinh tế của các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, đang phải đối đầu với khủng hoảng kéo dài.
Tin mới
- Hàn Quốc gọi thầu cung cấp máy bay chiến đấu - 18/06/2013 16:40
- Các tổ chức phi chính phủ yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng cho luật sư Lê Quốc Quân - 18/06/2013 16:09
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17-06-2013 - 17/06/2013 23:22
- Vụ Snowden : Anh Quốc cũng dính vào các vụ nghe trộm điện thoại ? - 17/06/2013 22:42
- CH Séc : Thủ tướng từ chức do các vụ tham nhũng - 17/06/2013 22:30
- Thổ Nhĩ Kỳ : Công đoàn kêu gọi tổng đình công - 17/06/2013 22:13
- Khai mạc triển lãm hàng không Bourget: Aibus giành nhiều hợp đồng - 17/06/2013 21:57
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 16-06-2013 - 17/06/2013 21:47
- Rohani chiến thắng, phe cải tổ Iran hồi sinh - 17/06/2013 21:26
- Vụ Snowden thử thách quan hệ Trung Quốc - Hồng Kông - 17/06/2013 21:03
Các tin khác
- Iran có tổng thống tân cử ôn hòa - 16/06/2013 04:08
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 15-06-2013 - 16/06/2013 03:26
- Phi cơ vận tải quân sự : A400M của châu Âu thách thức C-130 của Mỹ - 16/06/2013 02:59
- Chính phủ Cộng hòa Séc trước nguy cơ đổ vỡ vì bê bối - 16/06/2013 02:51
- Xung đột tôn giáo : Miến Điện chưa tìm ra giải pháp - 16/06/2013 02:18
- Việt Nam: Phiếu tín nhiệm và khả năng cải tổ chính phủ - 16/06/2013 01:45
- Pháp cho tàu đổ bộ hiện đại nhất ghé cảng Việt Nam - 16/06/2013 01:32
- Vatican mong sớm có đại diện thường trực ở Hà Nội - 16/06/2013 00:52
- Đập thủy điện vỡ, lỗi của ai? - 15/06/2013 06:38
- Các nước Phi Châu ngày càng bất mãn với Trung Quốc - 14/06/2013 22:28